6 bí quyết dạy con nói tiếng Anh tự tin trước đám đông

Nói trước đám đông là một trải nghiệm mà con bạn chắc chắn phải trải qua ít nhiều một vài lần trong đời. Đó có thể là đọc to một đoạn văn trước lớp, phỏng vấn cho công việc đầu tiên, hay thuyết trình dự án trước một khách hàng quan trọng trong tương lai… Do vậy, nói trước đám đông là một trong những kỹ năng rất cần thiếtđể trẻ có thể thành công trong cuộc sống sau này. Một số đứa trẻ vốn rất dạn dĩ, nhưng một số khác lại nhút nhát hơn. Một số đứa trẻ không thể tự tin nói tiếng Anh trước người khác. Một số em thì lại sợ bị mắc lỗi. 

Là cha mẹ, dĩ nhiên, chúng ta muốn con mình có thể tự tin thuyết trình trước đám đông, tham gia các cuộc thi hùng biện tại trường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có kỹ năng nói trước công chúng tốt là những người có xu hướng có thu nhập cao hơn hẳn số còn lại. Tin tốt là, bằng cách tạo ra một bầu không khí tích cực, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con rèn luyện kỹ năng nói, vượt qua nỗi sợ thuyết trình trước đám đông ngay tại nhà. Dưới đây là 6 bí quyết có thể giúp cha mẹ dạy con nói tiếng Anh tự tin trước đám đông.


1. Thay đổi tư tưởng của con về “nỗi sợ” nói trước đám đông

Hãy cùng trò chuyện với con về nỗi sợ này, và cho con biết rằng đây là một điều hoàn toàn bình thường mà rất nhiều người gặp phải. “Việc cung cấp những thông tin chính xác về nỗi lo lắng sẽ góp phần giảm thiểu sự hoang mang và xấu hổ,” một bí quyết từ Anxiety BCTổ chức này nhấn mạnh cha mẹ cần phải chỉ cho con thấy nỗi sợ của con là điều rất bình thường. Thường xuyên thể hiện sự đồng cảm với con sẽ giúp trẻ cảm thấy tin tưởng, biết tìm đến cha mẹ mỗi khi gặp vấn đề nhiều hơn.

Steven Cohenột giảng viên về nghệ thuật phát biểu trước công chúng tại trường Harvard Extension School, cho biết một trong những nguyên nhân sâu xa đằng sau nỗi sợ nói trước đám đông xuất phát từ sự không chắc chắn. Chúng ta không chắc ý tưởng của mình có đủ hay để nói ra hay không, lo ngại người khác sẽ nhận xét, sẽ đánh giá chúng ta như thế nào. Trẻ em cũng vậy. Cohen dạy các sinh viên của mình rằng, hãy “chỉ tập trung vào chủ đề mình nói, hãy nghĩ về cơ hội các em được trình bày trước nhiều người về một vấn đề mà mình thực sự quan tâm.” Bạn cũng có thể nói như vậy với con của mình. Cố gắng khiến con cảm thấy tự hào, phấn khích khi con có cơ hội được chia sẻ điều con quan tâm với người khác — “Đâu phải lúc nào chúng ta cũng có dịp được có thật nhiều người lắng nghe mình nói đâu, đúng không nào?” — và giúp con tìm thấy niềm vui trong việc phát biểu trước công chúng. Nếu bạn có thể hướng con tập trung nghĩ về cơ hội mà con có được, bản thân con sẽ có được niềm đam mê và sự phấn khích để dễ dàng hoàn thành cơ hội đó.

2. Đừng chăm chăm sửa chữa từng lỗi nhỏ

Khuyến khích con nói chuyện bằng tiếng Anh càng nhiều càng tốt bằng cách đặt ra những câu hỏi mở và cho con thời gian suy nghĩ, thảo luận về những vấn đề mà con thực sự quan tâm. Trong quá trình con nói, cha mẹ cố gắng đừng nhắc con từng lỗi sai một. Nếu cứ mỗi lần con nói sai bạn lại ngắt lời con để chỉnh lại cho đúng, trẻ sẽ không bao giờ học được cách nói tiếng Anh tự tin và trôi chảy. Khi thường xuyên có thể diễn đạt suy nghĩ của mình trôi chảy và mạch lạc, trẻ sẽ tự rút kinh nghiệm và dần dần xây dựng sự tự tin cho mình.

Khi trẻ gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ, cha mẹ có thể gợi ý cho con bằng cách đưa ra một vài gợi ý và hỏi xem đó có phải là điều con muốn nói không. Tuy nhiên, đừng thể hiện sự thất vọng hay gây áp lực cho con nếu con vẫn chưa thể nói tiếng Anh tốt. Chúng ta ai cũng thỉnh thoảng mắc sai lầm – đó là cách chúng ta học hỏi. Hãy để con biết rằng mắc lỗi là điều bình thường và thậm chí đó còn là một phần rất quan trọng trong quá trình học ngôn ngữ. Nếu bạn muốn chỉnh lại lỗi sai để con ghi nhớ, đừng chăm chăm chỉnh từng lỗi một, và đừng bao giờ ngắt lời con để sửa lỗi. Hãy cố gắng đợi cho đến khi con nói xong rồi mới lặp lại từ, hay câu mà con chưa đúng, và khuyến khích con nhắc lại nhiều lần. Đừng nói “Không phải thế” hay “Đọc như thế sai rồi”, thay vào đó, hãy dùng những câu nghe tích cực hơn như “Con nhớ này…”, hay “Thử lại lần nữa nhé.” “Not like that” hoặc “It’s wrong”. Instead choose “Listen …” hoặc “Let’s try again”.

3. Khuyến khích con nói chuyện bằng tiếng Anh trong ngữ cảnh thực tế, không áp lực

Trẻ em thường không bao giờ sợ nói ra những thứ chúng đã biết rõ. Cha mẹ nên khuyến khích con cứ nói ra suy nghĩ của mình, đừng sợ người khác đánh giá. Sử dụng một ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ, như nói tiếng Anh, có thể khiến trẻ ngại ngùng, xấu hổ, vậy nên cùng con luyện tập nói tiếng Anh ở những tình huống thực tế là điều rất quan trọng. Bạn còn nhớ con đã học ngôn ngữ mẹ đẻ như thế nào không? Con đã học qua những cuộc nói chuyện thông thường hằng ngày, đâu phải qua sách vở.

Đọc khi đã chuẩn bị

Để giúp con nói tiếng Anh tự tin hơn, hãy cho con cơ hội được sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ như khuyến khích con tự gọi món ăn trong một nhà hàng Tây, hay bắt chuyện với một người nước ngoài khi đang đi trên đường. Trong bữa tối, hãy yêu cầu con kể lại ngày của con hôm nay như thế nào, hay gọi cho bà ngoại mỗi tối cuối tuần để kể cho bà nghe những việc mà con đã trải qua, chẳng hạn. Chính những cơ hội đơn giản này sẽ là tấm gương phản ánh tình huống giao tiếp trước đám đông thực tế, để chuẩn bị cho con không còn bỡ ngỡ khi phải phát biểu trước đông người, dù là ở trường hay ở nơi nào khác.

4. Dạy con từ vựng tiếng Anh qua những hoạt động thú vị

Rất nhiều đứa trẻ tìm thấy động lực học tiếng Anh lớn nhờ thích nghe nhạc, xem phim, xem hoạt hình, đọc sách bằng tiếng Anh. Con bạn có thể có một món đồ chơi nào đó hình nhân vật hoạt hình nói tiếng Anh. Hãy nói với con rằng “bạn ấy” – món đồ chơi đó, chỉ hiểu tiếng Anh mà thôi. Con nên sử dụng tiếng Anh nếu muốn trò chuyện với “bạn”. Cha mẹ cũng có thể làm mẫu bằng cách nói tiếng Anh với món đồ chơi đó, để khuyến khích trẻ làm điều tương tự khi con ở trong một không gian riêng tư, thoải mái hơn.

Trẻ nhỏ thường sẽ học ngôn ngữ tốt hơn rất nhiều khi kiến thức được lồng ghép vào những trò chơi, hoạt động sáng tạo thú vị. Để ý xem con bạn thường thích làm gì để giải trí, và cố gắng lồng ghép nó với mục đích học tiếng Anh, chẳng hạn như hát, diễn kịch, đọc sách hay chơi game bằng tiếng Anh.

Giúp con mở rộng vốn từ vựng cũng là một phương pháp hiệu quả và cần thiết để có có thể tự tin nói trước đám đông, chuẩn bị ý tưởng phát biểu. Để tìm kiếm những trò chơi đơn giản dạy trẻ học từ vựng tiếng Anh, phụ huynh có thể tìm đọc thêm bài viết 7 trò chơi học từ vựng tiếng Anh thú vị dành cho gia đình, nơi bạn sẽ tìm thấy ý tưởng cho những trò chơi đơn giản, bổ ích mà bạn có thể chơi cùng con ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ lúc nào.

5. Cho con xem phim ngắn bằng tiếng Anh

Hãy để công nghệ và các phương tiện xã hội giúp đỡ bạn! Cho phép trẻ lựa chọn một bộ phim mà con muốn xem bằng tiếng Anh. Trong quá trình xem phim, bạn có thể thỉnh thoảng dừng lại và hỏi con một câu hỏi ngẫu nhiên, chẳng hạn như “Con đoán xem tiếp theo điều gì sẽ xảy ra?” hay “Tại sao nhân vật đó lại nói như vậy?”. Sau khi con xem xong, hãy khuyến khích con tự trình bày bằng tiếng Anh đoạn mà con thích, hoặc không thích nhất trong phim.

Xem phim bằng tiếng Anh sẽ dạy cho trẻ một lượng từ vựng mới khổng lồ, cũng như cách sử dụng các từ, cụm từ trong ngữ cảnh thích hợp. Xem phim bằng tiếng Anh cũng sẽ giúp con học cách phát âm tiếng Anh sao cho đúng. Kieran Donaghy, một giáo viên tiếng Anh hiện đang vận hành trang web Film-English.com, khuyến khích giáo viên hãy sử dụng phim ngắn bằng tiếng Anh trong giờ học ngôn ngữ để giúp học sinh học cách suy nghĩ, sử dụng tiếng Anh một cách linh hoạt, sáng tạo, không phải chú ý quá nhiều đến ngữ pháp. Khi xem phim ngắn bằng tiếng Anh, trẻ sẽ học được tiếng Anh sử dụng trong tình huống thực tế, ở những ngữ cảnh hết sức đời thường, thay vì các mẫu câu cứng nhắc mà con học được ở trường lớp.

Cha mẹ có thể thử đặt ra một đêm xem phim tiếng Anh cố định mỗi tuần một lần, bạn cũng có thể kết hợp buổi xem phim đó với quy luật “chỉ được nói chuyện bằng tiếng Anh” cho cả gia đình. Để mọi thứ có phần “sôi động” hơn, cha mẹ thậm chí có thể “trao giải thắng cuộc” cho người đã cố gắng nói tiếng Anh tốt trong buổi chiếu phim đó. Điều này có thể sẽ giúp trẻ có thêm động lực để chủ động nói tiếng Anh nhiều hơn.

6. Khuyến khích trẻ tham gia các lớp học diễn kịch

Ngoài mục đích giải trí mà nó mang lại, học diễn kịch còn là cách tuyệt vời dạy trẻ cách thể hiện bản thân trước một lượng lớn khác giả. Nhờ diễn kịch, những đứa trẻ bình thường rất ngại nói cuối cùng cũng có một nơi an toàn để cất lên tiếng nói của mình. Không chỉ giúp trẻ thể hiện bản thân tốt hơn, các lớp học diễn kịch còn dạy trẻ cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp bằng lời cũng như ngôn ngữ hình thể mà con có thể sử dụng trong các tình huống thực tế sau này. Khi tham gia các lớp học diễn kịch, trẻ sẽ được hòa nhập, hợp tác và tận hưởng niềm vui cùng các bạn, đến nỗi con quên mất rằng bản thân con cũng đang học được nhiều điều. Giọng nói, cách phát âm, biểu cảm và giọng hát của con sẽ được cải thiện rất nhiều nhờ lòng tự trọng “bùng cháy” khi con diễn kịch.

Lớp học diễn kịch hầu như không phổ biến tại Việt Nam, do đó học sinh không có nhiều cơ hội được tiếp xúc với loại hình nghệ thuật biểu diễn này, đặc biệt nếu các em không học trường quốc tế hay những trường tư đắt đỏ khác. Hiểu được vấn đề này, chúng tôi đã lựa chọn hoạt động “Diễn kịch” trở thành một trong những chủ đề cho Climbers Crew – câu lạc bộ tiếng Anh được tổ chức bởi Everest Education. Câu lạc bộ mang lại cho học sinh ở mọi lứa tuổi một không gian học tập sáng tạo, hoàn toàn miễn phí để các em có thể luyện tập tiếng Anh giao tiếp, thông qua một loạt chuỗi hội thảo với nhiều chủ đề thú vị. Cha mẹ hoàn toàn có thể đưa trẻ đến tham gia câu lạc bộ Climbers Crew, để con được tìm hiểu nhiều khía cạnh thú vị khác nhau của nghệ thuật diễn kịch. Nếu có hứng thú, phụ huynh vui lòng tìm hiểu thêm lịch của câu lạc bộ chi tiết tại website này của Everest Education, và đăng ký để giành trước một chỗ cho con bạn.

Trẻ sẽ không thể nói tiếng Anh tự tin trước đám đông chỉ sau một thời gian ngắn ngủi. Đây là một kỹ năng cần phải được luyện tập từ khi còn bé, và trau dồi trong cả cuộc đời. Cha mẹ nên rèn luyện cho con kỹ năng này càng sớm càng tốt, để con không ngại ngùng khi phải nói chuyện trước đám đông khi lớn lên. Đừng quên rằng, mỗi đứa trẻ có một khả năng và tốc độ học tập khác nhau, vậy nên nếu con bạn cần nhiều thời gian hơn để học nói tiếng Anh thì cũng đừng “sốt ruột”. Hãy kiên nhẫn!

Nguồn tham khảo:
https://www.mathgenie.com/blog/how-to-help-your-child-be-a-better-public-speaker
https://www.spokenenglishpractice.com/7-things-help-children-speak-english-confidently-fluently/
https://www.spokenenglishpractice.com/teach-spoken-english-to-kids/
https://www.cambridgeenglish.org/learning-english/parents-and-children/information-for-parents/tips-and-advice/how-to-encourage-children-who-are-not-confident-speaking-in-english/
https://www.genlish.com/learn-english/articles/7-effective-ways-teach-kids-english-home/

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí