Cho con đi du học: Không chỉ là Anh Ngữ giao tiếp

Khi tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ và con bạn không học ở trường quốc tế, phụ huynh nên cân nhắc điều gì khi có định hướng cho con du học trong tương lai? Rất nhiều phụ huynh hiện nay đã và đang cho con mình học tiếng Anh từ tiểu học và tập trung nhiều vào kĩ năng giao tiếp, liệu bước chuẩn bị này đã đầy đủ?


Vấn đề muôn thuở

Tình trạng điển hình của du học sinh

Là một học sinh giỏi nhiều năm liền từ tiểu học, Thảo – hiện đang du học tại Mỹ – đã phải đối diện với nhiều khó khăn học tập chưa từng có khi phải dùng tiếng Anh trong môi trường học quốc tế. Thời gian đầu, Thảo và gia đình vô cùng phấn khởi khi nghe tin em được nhận vào ngôi trường hiện nay của em tại Mỹ. Thế nhưng khi đi học, em nhận ra tất cả vấn đề chỉ mới bắt đầu. Thảo gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người bản xứ lẫn khi theo dõi các bài giảng trên lớp. Ở mỗi buổi học, em vừa phải cắm cúi ghi chép thật nhanh, vừa phải cố gắng hiểu kịp những gì giáo viên đang nói. Do vậy, em chẳng còn thời gian giơ tay phát biểu hay đặt ra những câu hỏi để tham gia vào không khí thảo luận chung của cả lớp. Hai tháng sau khi đi du học, em bị quá tải và vô cùng lo lắng vì mình không thể theo kịp các bạn trong lớp. Sự hạn chế trong việc đọc hiểu khi nghiên cứu tài liệu học tập cũng như khi tranh luận và thuyết trình trên lớp khiến em ngại ngùng trong việc hoà nhập với môi trường học mới. Khi còn ở Việt Nam, Thảo đã bỏ ra rất nhiều thời gian để rèn luyện và trau dồi tiếng Anh cho ước mơ du học, thế nhưng, niềm vui được đặt chân ra nước ngoài chẳng bao lâu đã bị thay thế bởi sự mệt mỏi và lo lắng bởi sự bất đồng ngôn ngữ.

Từng là một học sinh giỏi, Thảo không nghĩ rằng sẽ có ngày em phải đối mặt với nhiều khó khăn học tập như thế khi ra nước bạn. Vậy thì vấn đề nằm ở đâu? Điều gì đã khiến cho cuộc sống du học của em gặp nhiều trở ngại đến thế?

Chứng chỉ Anh Ngữ: cần nhưng chưa đủ

Thực tế, có một khác biệt rất lớn giữa tiếng Anh phổ thông được dạy tại trường và tiếng Anh học thuật ở các trường quốc tế trong và ngoài nước. Mặc dù đã có thể nói tiếng Anh trôi chảy, nhiều em học sinh vẫn cảm thấy mình chưa đủ sẵn sàng cho chặng đường du học. Phụ huynh thường cho rằng chỉ cần tiếng Anh ở trường và các chứng chỉ Anh ngữ đạt kết quả cao đã là đủ. Tuy nhiên, những kĩ năng được rèn luyện qua các kì thì Anh ngữ nói chung vẫn chỉ dừng lại ở mức giao tiếp và hầu như không tập trung đến những kĩ năng học thuật cần thiết.

Khi học sinh thực sự bước chân vào môi trường giáo dục ở nước ngoài và ngồi vào lớp học, các em có thể sẽ vô cùng bối rối khi phải trao đổi cùng các bạn bản xứ và theo kịp bài giảng, phải thuyết trình trước đám đông và trình bày ý kiến của mình, hay thậm chí, phải đủ tự tin để tham gia vào các hoạt động thảo luận, làm việc nhóm – vốn là phong cách giáo dục đặc trưng tại các nước phát triển.

Tiếng Anh học thuật nhấn mạnh vào tư duy phản biện (critical thinking)

Tiếng Anh được sử dụng ở môi trường học quốc tế hay Anh ngữ học thuật đặc biệt chú trọng vào tư duy phản biện, ngay cả ở cách em đọc, phân tích, diễn giải vấn đề; ở cách em viết và thảo luận, thuyết phục người khác.

Khả năng đọc trôi chảy và thấu hiểu vấn đề sẽ quyết định khả năng học và hiểu bài của học sinh. Học sinh được yêu cầu phải nói, viết và truyền đạt lại cho người khác những gì các em đã được học và nghiên cứu – phương pháp này được áp dụng ở tất cả các môn học ở mọi lĩnh vực. Các em phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ thuần thục để nắm được hết lượng kiến thức khổng lồ cũng như có thể tự tin thể hiện ý kiến của mình về các vấn đề khác nhau.

Vậy, phụ huynh và học sinh nên làm gì?

Xây dựng kĩ năng Anh ngữ học thuật càng sớm càng tốt

Mở rộng khả năng Anh ngữ học thuật trước khi đặt chân ra nước ngoài sẽ giúp học sinh tránh khỏi những bỡ ngỡ khi ngồi trong các lớp học quốc tế. Ba yếu tố nên được quan tâm khi học Anh ngữ là:
– Từ vựng học thuật: khi học sinh chuẩn bị cho các kì thi Anh ngữ, các em đã tích luỹ được cho mình một số lượng từ vựng học thuật nhất định. Tuy nhiên, hầu hết các từ này đều không được sử dụng trong bối cảnh giao tiếp hằng ngày, vì vậy rất khó để các em có thể ghi nhớ và sử dụng những từ ngữ này một cách tự nhiên và thuần thục. Các em nên chủ động tìm kiếm cho mình một môi trường học thuật để có thể luyện tập và thực hành, áp dụng các từ ngữ khó vào trong những ngữ cảnh nói và viết nhất định. Vốn từ vựng của em càng được mở rộng và sử dụng thành thạo, em càng có khả năng tương tác với các bạn cùng lớp và trau dồi thêm kiến thức về văn học, xã hội và các từ ngữ mang tính chuyên ngành cao.
– Kĩ năng Nghe và Nói: để có thể tham gia vào các hoạt động tương tác của lớp, học sinh phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với giáo viên và các bạn. Điều này thường đòi hỏi kĩ năng ngôn ngữ vượt ra khỏi tiếng Anh giao tiếp hằng ngày – thường là trọng tâm giảng dạy của các chương trình tiếng Anh nói chung. Học sinh phải có khả năng ứng biến được trong những tình huống khó khăn ở một môi trường nặng kiến thức, về những vấn đề rất cụ thể với nội dung đầy tính học thuật.
– Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là kĩ năng Đọc và Viết: Đọc là kĩ năng vô cùng cần thiết, đặc biệt là khi đi du học. Một học sinh thường phải đọc từ hàng chục đến hàng trăm trang mỗi tuần, tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng môn học. Học sinh cần có kĩ năng đọc hiểu chuyên sâu, biết phân tích các tác phẩm văn học, câu chuyện và nắm ý nhanh, ghi nhớ các văn bản học thuật. Bên cạnh đó, kĩ năng viết ở môi trường du học không chỉ dừng lại ở các bài luận đơn giản. Tuỳ vào từng môn học, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh phải viết nhiều thể loại khác nhau: từ văn học tự sự đến các bài nghiên cứu, báo cáo, phân tích, tiểu luận, thuyết trình…

Trên thực tế, hầu hết các trung tâm Anh ngữ thường chú trọng vào Anh văn giao tiếp hoặc tập trung ôn luyện các chứng chỉ Anh ngữ mà chưa dành nhiều thời gian trang bị cho các em những kĩ năng học thuật cần thiết. Hiện nay, có rất ít trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh có các khoá rèn luyện Anh ngữ học thuật cho học sinh trong khi nhu cầu tìm kiếm cho con mình một nơi có thể phát triển kĩ năng Đọc và Viết chuyên sâu ngày càng cao, có thể kể đến Everest Education là một trong những số ít trung tâm đáp ứng được nhu cầu như vậy.

Bên cạnh đó, với nhu cầu du học ngày càng lớn cũng như độ tuổi khi đi du học ngày càng sớm tại Việt Nam, các em học sinh hiện nay đã và đang được cha mẹ quan tâm trau dồi tiếng Anh ở những độ tuổi rất nhỏ. Chương trình Basecamp tại Everest Education chính là một bước chuyển phù hợp để trang bị cho các em nền tảng tiếng Anh học thuật trên con đường du học. Các lớp Basecamp dành riêng cho các em học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, có khả năng Anh Ngữ giao tiếp và muốn tiếp tục nâng cao kiến thức Anh ngữ theo hướng học thuật. Chương trình đặc biệt chú trọng và kĩ năng đọc và viết giúp các em có thể hoàn toàn tự tin theo học ở nước ngoài.

Tóm lại, khi tiếp cận môi trường học quốc tế, du học sinh cần phải có kĩ năng giao tiếp và kĩ năng học thuật hiệu quả để có thể áp dụng các kĩ năng này vào nhiều ngữ cảnh khác nhau, phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Tiếng Anh học thuật thành thạo sẽ mang lại cho học sinh nhiều lợi ích lớn, giúp em tự tin hơn về khả năng đọc và viết, phân tích tác phẩm, trình bày ý tưởng, thuyết phục người khác. Những điều này không dễ dàng đạt được trong một thời gian ngắn mà phải kiên trì tích luỹ, luyện tập hằng ngày. Phương pháp tốt nhất là để học sinh được làm quen, tiếp xúc với môi trường Anh ngữ học thuật từ khi còn nhỏ và dần dần xây dựng thành thói quen học tập suốt đời.

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí