Phương pháp sử dụng ngôn ngữ thêm sinh động

Have you or your child wanted to be more descriptive?  Did you want to be more creative? Then you using figurative language is a must.  To learn how, watch on. 


Nội dung

Hello xin chào, tôi là Tony, và hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách để giúp các em học sinh Việt Nam chinh phục một trong những khó khăn khi học viết bằng tiếng Anh: “Các phương pháp giúp bài viết thêm sinh động”.

Các anh chị phụ huynh và học sinh hẳn đã từng cố gắng để bài viết của mình hấp dẫn hơn? Sáng tạo hơn? “Bóng bẩy” hơn? Và, chúng ta buộc phải dùng các phép tu từ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và học cách sử dụng chúng nhé! Nào, bắt đầu!

Body

Chờ đã, tình yêu có thực sự nghĩa là một “cánh cửa mở”? Dĩ nhiên là không, Anna và Hans chỉ đang cố gắng giải thích định nghĩa “tình yêu” thật hoàn hảo. Khi chúng ta dành tình cảm cho nhau, chúng ta sẽ cùng nhau đi qua “cánh cửa mở” để bước vào một cuộc phiêu lưu mới.

Nói cách khác, họ đã sử dụng phép “ẩn dụ”, một trong những biện pháp tu từ phổ biến.

Vậy, biện pháp tu từ là gì?

Bất cứ khi nào bạn dùng những câu hay từ có ý nghĩa khác với ý nghĩa thực của nó, bạn đang sử dụng biện pháp tu từ.

Biện pháp tu từ thường nói bóng bẩy, nói quá ý nghĩa thực của từ ngữ nhằm thể hiện ý một cách mạnh mẽ, hấp dẫn người khác hơn, đặc biệt là đối với văn viết.

Ví dụ:
“Mặt trăng rất sáng”
hoặc
“Ánh trăng sáng như ngọn đèn”

Bạn nói xem, câu nào hấp dẫn và có sức gợi hơn?

Các biện pháp tu từ mang tiếng nói, giọng điệu và cảm xúc đến cho ngôn ngữ của bạn. Nó làm cho ngôn ngữ của bạn thêm phần sinh động.

Có rất nhiều biện pháp tu từ khác nhau, ví dụ như phép ẩn dụ, nhân hoá, tượng hình, gieo vần, nói quá, thành ngữ, phép so sánh… Trong video này, chúng ta sẽ cùng nhau đi qua 5 biện pháp cơ bản nhất của phép tu từ, đó là: So sánh, Ẩn dụ, Nói quá, Nhân hoá, và Thành ngữ.

Trước hết, hãy tìm hiểu về Simile (phép So sánh)

Phép so sánh đối chiếu 2 sự vật bằng cách dùng từ “like (như là) hay as (như).
Ví dụ: “Tôi thấy mình nhẹ như sợi lông tơ.”

Đây là một câu nói tu từ, bởi dĩ nhiên, một chú voi không thể nặng bằng một chiếc lông tơ. “Thấy nhẹ như lông tơ” chỉ là một cách nói thể hiện sự vui vẻ và thoải mái. Trong trường hợp này, có vẻ đây là một chiếc lông tơ thật nặng!

Thử một ví dụ khác nhé, bạn nghĩ phép so sánh dưới đây nghĩa là gì? ”Anh trai của mình trông cứ như một con gấu khi thức dậy vào mỗi sáng.” Liệu một cậu bé có thể lông lá như một chú gấu không? Không, câu nói này có nghĩa là cậu đặc biệt cáu kỉnh khi thức dậy, giống như thế này!

Một lần nữa, làm sao để phân biệt một câu nói có sử dụng phép so sánh hay không? Hãy tìm từ ngữ so sánh: like hay as…

Bên cạnh đó, Metaphor (phép Ẩn dụ), cũng tương tự như phép So sánh, nhưng không dùng từ “như” hay “như là”
Phép Ẩn dụ so sánh hai sự vật bằng cách dùng tên của sự vật này để chỉ sự vật kia.

Ví dụ: “Em gái của tôi là một thiên thần”, tức em gái tôi rất ngọt ngào và tốt bụng.

Thử nghe một ví dụ khác nhé: “Tôi là Titan.” (tên một loại kim loại)
Dĩ nhiên David Guetta không có ý nói rằng anh ấy làm từ kim loại titan, David chỉ đang cố gắng thể hiện ý nghĩa “Tôi mạnh mẽ vô cùng.”

Các phép Ẩn dụ thường giàu sức biểu cảm, và không nên được hiểu theo đúng nghĩa đen. Bạn sẽ phải suy nghĩ một chút để tìm ra ý nghĩa đằng sau một câu nói ẩn dụ.

Thế còn Hyperbole, tức phép Nói quá?
Bạn hẳn đã từng nghe câu nói này rất nhiều lần “Ở ngoài nóng đến cả ngàn độ ấy.” Đây chính là một trong những ví dụ tuyệt vời về phép Nói quá.

Nói quá là biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, tính chất của một sự việc với mục đích nhấn mạnh. Phép nói quá giúp người nghe dễ dàng hình dung tính chất của sự việc, nhằm tăng sức biểu cảm, tạo ấn tượng, và nhấn mạnh sự khẳng định.

Giống như tôi hay nói với mẹ tôi thế này: “Con đói đến nỗi có thể ăn hết cả một con voi.”

Personification (phép Nhân hoá)
Phép Nhân hoá dùng những từ ngữ vốn được sử dụng cho con người để tả những đồ vật, hiện tượng… không phải là con người.

Ví dụ: “Những chiếc lá nhảy múa theo làn gió” Phép Nhân hoá thổi hồn vào sự vật, giúp chúng ta dễ dàng truyền tải thông điệp của mình. Bạn có thể nghĩ ra một ví dụ nào của phép Nhân hoá không? Ví dụ như chiếc bánh sô-cô-la đang gọi tên bạn? Hay chú chó đang cố nói chuyện với bạn?

Cuối cùng là Idiom (Thành ngữ)
Thành ngữ là một cụm từ phổ biến, hay được sử dụng hằng ngày, mang ý nghĩa ẩn dụ, và một lần nữa, không thể hiểu theo nghĩa đen.

Ví dụ, nói rằng “it’s raining cats and dogs” không thực sự nghĩa là có chó và mèo rơi xuống từ bầu trời. Thay vào đó, thành ngữ này mang ý nghĩa mưa rất xối xả, “mưa như trút nước”.

Có rất nhiều thành ngữ phổ biến trong tiếng Anh, ví dụ “a piece of cake” – dùng để chỉ những thứ rất dễ dàng đạt được, hay “over the moon” – chỉ tâm trạng đang cực kì hạnh phúc, vui vẻ.

Đem những câu thành ngữ vào bài viết là một phương pháp hiệu quả giúp bài viết của bạn thêm sáng tạo. Ví dụ, “once in a blue moon” là một cách nói bóng bẩy hơn, chỉ điều gì đó rất hiếm khi xảy ra. Hay bạn đang cố gắng thể hiện sự đồng tình với ai đó? Bbạn có thể sử dụng thành ngữ “see eye to eye”.

Các biện pháp tu từ giúp chúng ta thể hiện ý tưởng một cách biểu cảm, sáng tạo và giàu sức gợi hơn. Do vậy khi nói, đọc, hay viết, hãy cố gắng tìm và sử dụng những biện pháp tu từ khác nhau để có thể khơi gợi trí tưởng tượng, cảm xúc và tình cảm của người đối diện.

Cám ơn bạn đã theo dõi! Nếu bạn thấy video này hữu ích, đừng quên bấm like, và theo dõi để được cập nhật nhiều video thú vị hơn nữa.

For those in Vietnam, come to see these figurative language skills in action. Sign up for our English Language Arts classes at your nearest Everest Education learning center.  Or find out more about us on the website.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí