5 lý do vì sao học sinh Việt Nam cần học STEAM ngay!

(hay lý do vì sao STEAM lại quan trọng đối với nền giáo dục thế kỷ 21 đến thế)

Công nghệ ngày càng nở rộ và tham gia vào hầu hết các hoạt động trên thế giới, cùng lúc, ngày càng có nhiều sự chú trọng vào giáo dục STEAM. Bộ môn giáo dục này thu hút học sinh bởi các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học.

Nếu là người quan tâm đến tương lai nghề nghiệp của con cái, chắc hẳn cha mẹ cũng đã không ít lần nghe nói đến các thuật ngữ “STEM”, hoặc “STEAM”. Nhưng chính xác thì STEAM là gì? Và tại sao mọi người đang không ngừng nhắc về STEAM?

Giáo dục STEAM đang là một chủ đề nóng hiện nay và các ngành nghề liên quan đến STEM / STEAM đang có nhu cầu cao đến mức nhiều trường quốc tế, song ngữ và thậm chí là các trường địa phương đã kết hợp STEAM vào chương trình giảng dạy của họ. Thật sự, giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) là bộ kỹ năng có thể xem như “bệ phóng” để học sinh có thể thành công trong tương lai. 

Trong bài viết này, Everest Education sẽ giúp gia đình hiểu rõ hơn về STEAM, và lý giải vì sao STEAM lại đóng vai trò quan trọng trong việc giúp con phát triển trong nghề nghiệp tương lai.


Vậy, STEAM là gì?

Cụm từ STEAM được viết tắt từ Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) & Math (toán học). STEAM được định nghĩa là một phương pháp tích hợp để giảng dạy và học tập các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học nhằm hướng học sinh chủ động tìm hiểu, thảo luận và tư duy phản biện.

Giáo dục STEAM hiện nay đang được phổ biến tại trường đại học, nhằm dạy sinh viên cách tư duy phản biện, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và sử dụng tư duy sáng tạo để hoàn thành các dự án bằng cách áp dụng các phương pháp mới, các giải pháp đã kiểm chứng cũng như kiểm tra và áp dụng năng lực phán đoán.

Các chuyên gia giáo dục cho biết giáo dục STEAM giúp học sinh phát triển năng lực:

  • Chấp nhận rủi ro một cách thấu đáo
  • Gắn kết với các hoạt động học tập có ý nghĩa
  • Tự tin giải quyết vấn đề
  • Gắn kết và công nhận sự hợp tác
  • Làm việc thông qua quá trình sáng tạo

Điều chúng tôi thích ở STEAM đó là, không giống như giáo dục truyền thống, phương pháp STEAM thúc đẩy học sinh trở thành những người ham học hỏi, những người luôn tìm kiếm các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Đây là những kỹ năng khó mà học sinh cần vững vàng để thành công ở trường đại học, trong sự nghiệp cũng như bất cứ tình huống nào trong cuộc sống.

Ví dụ: học sinh trong Trại hè Trực tuyến của chúng tôi sẽ được tìm hiểu về cuộc sống ngoài không gian và tìm những gì cần thiết để sinh sống ở một hành tinh khác nếu Trái đất hết trở nên “chật chội” và cạn kiệt tài nguyên. Trong suốt khóa học, học sinh suy xét các yếu tố cần thiết trong cuộc sống, nhà ở và sự an toàn thông qua lăng kính của sự hợp tác và lòng trắc ẩn, tất cả các em đều được khuyến khích chủ động trong việc học.

Lợi ích của STEAM đối với việc học của con

Các chủ đề STEAM dường như quá nâng cao so với những đứa trẻ nhỏ. Liệu những đứa trẻ 4 hoặc 5 tuổi có thể bắt đầu học về các chủ đề liên quan đến toán học không? Liệu có quá khó với môn kỹ thuật? Trên thực tế, bất kỳ chương trình học nào cũng có thể tiếp cận phương pháp STEAM, bất kể hình thức học tập và độ tuổi của con. Điều quan trọng là các kỹ năng mà con bạn có thể tiếp thu được từ trải nghiệm:

  • Science – Khoa học: Khoa học dạy các kỹ năng tư duy phản biện, tìm kiếm sự thật, nguyên lý và các kỹ năng giải quyết vấn đề dựa vào bằng chứng và tư duy logic.
  • Technology – Công nghệ: Với nhu cầu ngày càng cao về các kỹ năng liên quan đến công nghệ, học sinh phải học cách sử dụng công nghệ từ sớm và duy trì sử dụng công nghệ trong suốt quá trình học của mình.
  • Engineering – Kỹ thuật: Kỹ thuật ngày càng xuất hiện với mật độ dày đặc nhất là trong lúc thế giới đang phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhu cầu về kỹ năng kỹ thuật tăng mạnh nhằm tạo ra những sản phẩm và cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người.
  • Arts – Nghệ thuật: Nghệ thuật dạy học sinh giá trị của sự sáng tạo, đổi mới, giao tiếp và chiêm nghiệm. Những kỹ năng này thường có nhu cầu cao trong lực lượng lao động, khi thị trường luôn cần các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề và các quan điểm hữu ích,
  • Math – Toán học: Toán học giúp xâu chuỗi các môn học còn lại với nhau – là nguyên liệu cần thiết để giải quyết các vấn đề trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật. Đồng thời, toán học còn là “xương sống” của nghệ thuật – những tỉ lệ, hình dạng, cấu trúc không gian.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

5 lý do vì sao học sinh Việt Nam cần học STEAM ngay!

Mặc dù STEAM vẫn còn khá mới mẻ, nhưng nó đang ngày càng được chú ý nhiều hơn tại Việt Nam. Theo The Washington Post, STEAM là bệ phóng cho “các kỹ năng quan trọng để tạo dựng thành công trong học tập và cuộc sống.”

1. STEAM dẫn đến con đường nghề nghiệp hấp dẫn với STEAM

Theo số liệu từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, gần hai phần ba trẻ mẫu giáo hiện nay trong tương lai có thể sẽ dấn thân vào các ngành nghề thậm chí chưa tồn tại ở thời điểm hiện nay. Một báo cáo từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ U.S. Bureau of Labor Statistics dự đoán, mức tăng trưởng của các ngành nghề liên quan đến STEM và STEAM là 8% từ nay đến năm 2029, trong khi đó các ngành nghề còn lại chỉ có 3,4%.

Không những thế, hàng năm, có 3,2 triệu công việc liên quan đến STEAM / STEM thiếu nhân lực vì lý do năng lực người lao động không đủ đáp ứng công việc. Nếu con đang thích thú với các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật hay toán học, chúng tôi tin rằng chương trình STEAM sẽ mang đến những cơ hội đầy triển vọng dù con ở độ tuổi hay nhóm tính cách nào đi nữa.

Ngay cả khi học sinh không hề định hướng nghề nghiệp tương lai đến các lĩnh vực STEM / STEAM, các kỹ năng rèn luyện được từ chương trình giáo dục STEAM vẫn có thể áp dụng vào đa số ngành nghề hiện nay. Theo Viện Toàn cầu McKinsey (McKinsey Global Institute), nhu cầu về các kỹ năng nhận thức bậc cao (như sáng tạo, tư duy phản biện, ra quyết định và xử lý thông tin phức tạp) sẽ tăng 19% vào năm 2030. Thực tế, các công việc hiện nay vốn đã có yêu cầu nhất định về trình độ học vấn và kỹ năng của ứng viên. Ví dụ, ở thời điểm hiện tại, một chuyên gia chăm sóc sức khỏe có bằng cấp khoa học sinh học, sẽ phải trau dồi tư duy sáng tạo và tư duy phản biện để thích ứng với hệ thống chăm sóc sức khỏe tích hợp công nghệ ngày nay. Chỉ riêng trong lĩnh vực này, sự phát triển của công nghệ 3D preoperative imagingrobot phẫu thuật tiên tiến và công nghệ sàng lọc bằng AI đang dần thay đổi cách thức các bác sĩ, y tá, bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ lâm sàng hành nghề.

Khám phá Top 10 ngành trả lương cao nhất.

2. Giáo dục STEAM giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy phản biện và tư duy giải quyết vấn đề

Giáo dục STEM không chỉ hữu ích đối với những em học sinh theo đuổi nghề nghiệp trong các lĩnh vực STEM, khi trẻ tập trung suy nghĩ logic và giải quyết vấn đề khi quá trình học STEM, các em sẽ dần dần phát triển các thói quen tư duy. Chính những năng lực tư duy này sẽ giúp các em thành công trong nghề nghiệp bất kể thuộc lĩnh vực nào.

Ở nhiều ngành công nghiệp, kiến ​​thức về kỹ thuật là một yêu cầu tiên quyết. Bên cạnh đó, năng lực sáng tạo, tư duy đột phá hay giải quyết vấn đề vẫn là những kỹ năng được tìm kiếm nhiều nhất trong thị trường việc làm. Năng lực sáng tạo không chỉ là năng khiếu của một cá nhân, học sinh hoàn toàn có thể có được loại kỹ năng này thông qua nền giáo dục STEAM toàn diện. Khi chưa tìm ra những quy tắc thuyết phục, học sinh được khuyến khích thể hiện tư duy phản biện một cách chọn lọc, suy luận vấn đề và xem xét các tác động của sự việc thay đổi các biến số. Học sinh tự đặt câu hỏi, ví dụ như: “Làm thế nào để thiết kế một giải pháp phù hợp nhất với vấn đề này?”

Các môn học STEM thử thách học sinh trong việc suy nghĩ sâu và đi đến kết luận. Chắc chắn, những em học sinh tiếp cận với nền giáo dục STEM chất lượng sẽ được trang bị mọi tiêu chí cần thiết để trở thành thế hệ những nhà đổi mới trong tương lai. Theo Bộ Giáo dục Hoa Kỳ U.S. Department of Education, “Trong một thế giới luôn biến chuyển theo chiều hướng phức tạp, điều quan trọng hơn hết là thanh thiếu niên của đất nước chúng ta cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để vận dụng vào việc giải quyết vấn đề, nắm vững thông tin cũng như khi thu thập và đánh giá các dữ kiện để đưa ra quyết định. ” Và cốt lõi của giáo dục STEAM chính là giúp học sinh nâng cao các nhóm kỹ năng thiết yếu nói trên.

3. STEAM mang đến cơ hội trải nghiệm học tập thực hành cho mọi học sinh

Nhiều em học sinh có cơ hội được chỉ dạy và tập tành sửa chữa đồ vật ở nhà, một số khác lại không có được trải nghiệm này. Các dự án STEAM, đặc biệt là về công nghệ và kỹ thuật, thường tổ chức dưới dạng các dự án thực hành. Chẳng hạn, để dựng một mô hình rô bốt, chế tạo một động cơ hay một chương trình máy tính đơn giản thường trải qua nhiều bước để hoàn thành trong vài ngày. Học sinh liên tục sử dụng các vật liệu và công cụ khác nhau để khám phá cách hoạt động của một thứ gì đó, xây dựng và sửa chữa nó.

Trong giáo dục STEM, học sinh học cách quản lý thời gian và chia các dự án lớn hơn thành các bước nhỏ hơn. Đó là kỹ năng sẽ đồng hành cùng các em cho hành trình dài sau này, dù là áp dụng vào dự án công ty hay đơn giản là cải tạo không gian sống.

5 reasons why Vietnamese students need to learn STEAM now!

4. Lớp học STEM giúp học sinh rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng bị đánh giá thấp trong khi lại vô cùng quan trọng để dẫn đến sự thành công. Trong thế giới hiện đại, để sống và làm việc cần phải có sự giao tiếp, hợp tác nhất định giữa chúng ta với tập thể lớn với sự đa dạng các thành viên. Các lớp học STEAM có nhiều hoạt động nhóm hơn hẳn các môn học khác. trong đó, học sinh buộc phải trao đổi ý kiến ​​và thảo luận về cách giải quyết vấn đề. Thông qua các hoạt động này, học sinh học cách phân chia trách nhiệm, lắng nghe và khuyến khích lẫn nhau. 

Giáo dục STEAM khuyến khích tinh thần hợp tác hơn là cạnh tranh trong lớp học. Ví dụ, khi cùng nhau nghiên cứu các phản ứng hóa học hoặc học cách phát hiện giá trị trong tác phẩm biểu thị nghệ thuật (artistic expressions) của bạn học, học sinh sẽ biết cách hợp tác và công nhận tài năng của bạn bè. Dù làm việc nhóm trong phòng thí nghiệm hoặc hợp tác trong một thử thách kỹ thuật, học sinh tích cực phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp – những kỹ năng thiết yếu cho hành trình sau này.

5. Xóa bỏ khoảng cách giới bằng cách khuyến khích trẻ em gái tiếp cận giáo dục STEAM

Khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học thường được xem là những lĩnh vực “không dành cho phụ nữ.” Tuy vậy, được tiếp xúc với các dự án STEAM chính là cơ hội giúp các bé gái làm quen với các lĩnh vực này ngay từ khi còn nhỏ. Tham gia sớm giúp các em có nhiều cơ hội khám phá những lĩnh vực STEAM khi lớn hơn. Các dự án STEAM chất lượng đồng thời cũng mang lại lợi ích cho các em nam, như vậy mọi học sinh đều có cơ hội có được bộ kỹ năng của thế kỷ 21 này.

Bắt đầu với STEAM như thế nào?

Leonardo Da Vinci đã từng nói, “Study the science of art. Study the art of science.” (tạm dịch: Nghiên cứu Tính khoa học trong nghệ thuật là một chuyện, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc nghiên cứu Nét nghệ thuật của khoa học.) Tác giả, nhà tương lai học và cố vấn kinh doanh công nghệ Bernard Marr đã viết trên Forbes.com , giáo dục STEAM là điều cần thiết để “trang bị cho trẻ em mọi thứ cần thiết để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Mặc dù những công việc trong tương lai vẫn còn là ẩn số, nhưng “Việc giáo dục trẻ em các kỹ năng và năng lực tư duy đột phá thông qua các giải pháp sáng tạo là điều vô cùng phù hợp. Đây chính là điều mà nền giáo dục STEAM có thể trang bị cho trẻ một cách hiệu quả. ”

Với những lý do trên, nếu phụ huynh bắt đầu quan tâm đến việc kết hợp giáo dục STEAM vào việc học tập của con, hãy cho con thử trải nghiệm Trại hè STEAM Trực tuyến của Everest Education.

Mùa hè này, Everest Education ("E2") lần đầu tiên tổ chức Trại hè Trực tuyến – BIỆT ĐỘI THÁM HIỂM KHÔNG GIAN NHÍ. Các em học sinh sẽ học cách sử dụng Anh ngữ, Toán học, STEAM, và các kỹ năng nghiên cứu khoa học, phát triển dự án cần thiết trong hành trình tri thức về sau. Trại hè Trực tuyến còn là sân chơi giúp các em vén màn bí mật của vũ trụ thông qua các hoạt động đa dạng: thực hành khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học trong môi trường 100% bằng tiếng Anh. 

Ngoài ra, điểm nổi bật tại Trại hè trực tuyến E2 nói riêng và các khóa học trực tuyến của E2 nói chung đó là sử dụng nền tảng ClassIn (top 50 công ty công nghệ giáo dục toàn cầu do GSV bình chọn), lớp học Trại hè trực tuyến hoàn toàn khác biệt với những lớp trực tuyến sử dụng các nền tảng kết nối khác như Zoom hay Microsoft Teams. Lớp học mà ClassIn mang lại giúp học sinh tương tác, trò chuyện nhóm, chơi trò chơi, giải câu đố và kết nối bè bạn qua những công cụ học tập thông minh. Học sinh hoàn toàn có thể thực hiện các dự án, thuyết trình và nhận bảng đánh giá chi tiết về tiến độ học tập.

>>> Đăng ký tại đây

 

Nguồn tham khảo:

The University of San Diego, Why STEAM is so Important to 21st Century Education

Matter and Form Education, Why is STEAM Learning So Important for the Future?

CMO Adobe, 15 Mind-Blowing Stats About The Future of Work

Forbes, We Need STEAM, Not STEM Education, To Prepare Our Kids For The 4th Industrial Revolution

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí