COVID-19 đã buộc xã hội phải giãn cách, đồng thời khiến nhiều trường học trên toàn thế giới tạm ngưng hoạt động. Các em học sinh, đặc biệt là học sinh cấp 3 và đại học, dường như đang phải trải qua giai đoạn khó khăn mang tính “bước ngoặt” nhất trong thế hệ của mình.
Gần 20 năm trước, tôi đang là sinh viên năm cuối đại học khi sự kiện khủng bố 11 tháng 9 diễn ra. Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác sợ hãi và lo lắng của ngày hôm đó. Trước đó, tôi vẫn chưa có nhận thức rõ ràng về những gì tôi sẽ làm sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, sự kiện ngày hôm đó đã khiến tôi tạm hoãn ý định tìm một công việc ổn định sau khi ra trường, thay vào đó, bản thân tôi tập trung cho câu hỏi: “Mình có thể làm được gì để mang lại tác động tích cực đến xã hội?”, đây cũng chính là lý do khiến tôi quyết định dành thời gian tham gia vào những trải nghiệm xã hội được trả lương sau này.
Sau khi ra trường, tôi làm việc cho David Gergen trong hai năm với tư cách là trợ lý nghiên cứu của ông. Một trong những trải nghiệm thú vị ở đó là tôi không chỉ có cơ hội tham gia đóng góp vào cuộc đối thoại quốc gia, xung quanh việc Mỹ sẽ phản ứng như thế nào trước những hậu quả sau ngày 11/9, mà tôi còn có cơ hội học hỏi từ bản thân David, từ rất nhiều người mà ông đã gặp gỡ, từ các chính trị gia đến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, từ những người trong giới truyền thông đến các nhà giáo dục và doanh nhân hàng đầu trong các tổ chức phi lợi nhuận. David cũng thường xuyên dạy về cách các nhà lãnh đạo rèn giũa thông qua thử thách, cách những “lò luyện” mang tên nghịch cảnh đã hình thành những nhà lãnh đạo vĩ đại của nhiều thế hệ khác nhau như thế nào.
Hai năm sau đó, tôi đăng ký vào Trường Kinh doanh Harvard, nơi đã cho tôi cơ hội được gặp gỡ và hợp tác với cố vấn tương lai của mình Clay Christensen, đồng thời là nơi đã khiến tôi lựa chọn việc cải thiện chất lượng giáo dục trên toàn thế giới trở thành tâm huyết cả đời.
Được thôi thúc bởi sự kiện 11/9, nhiều người trong thế hệ của tôi đã tìm cách thay đổi thế giới. Cũng giống như cái cách mà Trân Châu Cảng đã sinh ra “Thế hệ vĩ đại nhất thế giới”, hay cách mà Tổng thống John F. Kennedy đã truyền cảm hứng cho nhiều cá nhân tham gia vào các dịch vụ cộng đồng, những sự kiện lịch sử, và từ đó, định hình niềm tin vào một tập thể lớn mạnh.
Ngày này, với sự không chắc chắn về việc các trường có thể mở cửa lại vào mùa thu hay không, cùng với việc tài chính của nhiều gia đình, của nhiều trường đại học rơi vào “khủng hoảng”, phần lớn sinh viên có thể sẽ thay đổi kế hoạch học tập, nghỉ một năm hoặc lựa chọn học đại học gần nhà hơn. Trong một cuộc khảo sát, chỉ 20 phần trăm sinh viên nói rằng các em tự tin rằng mình sẽ tiếp tục theo đuổi lựa chọn ban đầu. Khoảng 12 phần trăm học sinh được khảo sát cho biết mình đang cân nhắc về việc tạm nghỉ một năm học hoặc đăng ký chương trình bán thời gian.
Nhiều sinh viên phải xem xét lại kế hoạch học tập của mình và nhận thấy ước mơ của các em rất có thể sẽ bị hủy hoại vì không có khả năng đăng ký hoặc chi trả học phí. Nếu các em lựa chọn bảo lưu kết quả và tạm nghỉ một năm (gap year), hoặc quyết định theo học chương trình bán thời gian, đừng nghĩ rằng đây là một năm để mình “nghỉ ngơi”, mà thay vào đó, hãy biến năm học này thành một năm có chủ đích hơn. Thay vì xem đó là một bước lùi, hãy nhận thức rằng đây là chính là cơ hội để trải nghiệm, một năm để khám phá bản thân, tìm hiểu đam mê của mình, xem các em thích gì và không thích gì, làm thế nào để có thể mang lại tác động tích cực cho toàn thế giới?
I bài viết trên tạp chí Forbes bàn về những vấn đề xoay quanh lĩnh vực giáo dục trong năm nay sẽ ra sao, quan trọng như thế nào. trong đó có một piece mang tựa đề”Dành cho Sinh Viên Tốt Nghiệp Năm Nay, Một Năm Của Những Mục Tiêu Lớn”. Trong bài viết này, tôi đã đưa ra các khuyến nghị dành cho học sinh (và cho cả phụ huynh), đồng thời cũng dành cho các nhà giáo dục tiên phong đang đang tìm cách tạo ra các trải nghiệm giáo dục thay thế. Tôi cũng khuyên các em nên tìm đọc một tác phẩm mà Brandon Busteed đã xuất bản trên Forbes có tựa đềIt’s Time To Reinvent The Gap Year.”
Here are some other pieces, podcasts, and videos that may interest you.
Giáo dục đại học
- “With decisions coming due, sleepless high school seniors worry college may not be worth it" (tạm dịch: Khi thời điểm quyết định ngày càng gần kề, nhiều em học sinh cuối cấp lo lắng liệu có nên học đại học hay không), viết bởi Liz Willen trên báo The Hechinger Report
- “Higher Ed’s Credit Transfer System Is Broken. Here’s A Better Way,” (tạm dịch: Hệ thống chuyển giao tín chỉ ở các trường đại học không còn tác dụng, đây là giải pháp tốt hơn), viết bởi Michael B. Horn và Richard Price trên EdSurge
- “Defining Higher Education’s New Normal," (tạm dịch: Tái định nghĩa lại giáo dục trung học và đại học sau thời dịch), một cuộc phỏng vấn được đăng trên báo The Evolution
- “COVID-19 may close college campuses for good,” (tạm dịch: COVID-19 có thể sẽ đóng cửa các cơ sở đại học vĩnh viễn), một cuộc phỏng vấn trên Fox News
- “Online Education Poised to Help Individuals Make Progress,” (tạm dịch: Giáo dục trực tuyến là cơ hội để mỗi cá nhân phát triển tiến bộ), viết bởi Michael B. Horn trên blog LinkedIn về các giải pháp tiếp thị (Marketing Solutions).
Future U
Điều gì xảy ra với việc tuyển sinh và doanh thu của các trường cao đẳng, đại học vài tháng tới trong bối cảnh suy thoái kinh tế, và nỗi ám ảnh mang tên “COVID-19” vẫn tiếp tục đưa nền giáo dục vào tình cảnh bấp bênh. Pete Fritz đã cùng Jeff và Michael tham gia buổi nói chuyện về việc “Các trường đại học nên lập kế hoạch như thế nào và những gì có khả năng xảy ra.”
Giáo dục phổ thông
- “Christensen Institute Co-Founder Michael Horn on Digital Learning & COVID-19: The Learning Curve Podcast”
- “Arizona State University’s Julie Young on How K–12 Schools Can Meet the Current Moment,” (tạm dịch: Phỏng vấn Julie Young từ Đại học Arizona về giải pháp dành cho học sinh các cấp trước tình hình hiện tại), phỏng vấn với Michael Horn trên
- “Schools Going Remote Feat,” (tạm dịch: Các trường học chuyển giao sang học từ xa), phỏng vấn trên Chalk Talk Podcast
- “The Education Exchange: From ‘Innovative’ to ‘Rotten’—Online Learning Amid Covid-19,” (tạm dịch: Đánh đổi trong ngành giáo dục: Học trực tuyến giữa bão Covid-19 – Từ “đổi mới sáng tạo” đến “Mục rữa”), phỏng vấn dạng podcast
Như mọi khi, cảm ơn các bạn vì đã đọc, viết, nghe và đóng góp ý kiến. Hãy giữ an toàn và cùng nhau cố gắng vượt qua giai đoạn này nhé.
Theo Michael Horn
Senior Contributor for Forbes on future of #education