Liệu con tôi có đủ tố chất để thành công trong tương lai? (Những điều tôi học được từ Bài thử nghiệm Marshmallow.)

Nội dung

Tôi chậm rãi lùi lại sau chiếc bàn ăn trong khi Estelle và Ian vẫn dán mắt vào hai cái đĩa được tôi đặt lên bàn.

Trên đĩa, một viên kẹo dẻo marshmallow trước mặt Ian và một miếng sô-cô-la Hershey’s trước mặt Estelle, tôi hướng dẫn hai đứa: “Các con có thể ăn miếng kẹo duy nhất trong đĩa ngay bây giờ. Nhưng nếu các con đợi 15 phút nữa mới ăn, thì bố sẽ cho con thêm một miếng nữa!” Với đôi mắt tò mò, Ian và Estelle ngước nhìn tôi, rồi lại dán mặt vào hai miếng kẹo trước mặt chúng.

Estelle là cô con gái 3 tuổi vừa mới đi mẫu giáo của tôi. Estelle đang bước vào giai đoạn terrible twos, giai đoạn khi trẻ 2 tuổi đã bắt đầu hình thành những suy nghĩ độc lập nhưng hoàn toàn chưa kiềm chế được cảm xúc của mình. (Thực ra, nhà nghiên cứu nào đặt tên giai đoạn này là “terrible twos” chắc chưa bao giờ thấy được sự “trái gió trở trở trời” của các em 3 tuổi!) Mới sáng nay thôi, khi tôi chuẩn bị một chén cháo yến mạch mới bột quế và mật ong theo đúng sở thích của Estelle. Nhưng chỉ với một “lỗi nhỏ” khi tôi lỡ dùng chiếc muỗng ăn yêu thích của Estelle để trộn chén cháo, Estelle đã nức nở cả lên với khuôn mặt nhăn nhó, nước mắt tràn lan. Tôi chỉ biết thở dài đứng nhìn. terrible twos was wrong because the threes have brought with them far worse temper tantrums.  Just this morning, I prepared a customized bowl of oatmeal, with a dash of cinnamon and a swirl of honey, just the way she likes it.  But I made one “mistake” by accidentally mixing the ingredients together with her spoon, and she erupted into a full tantrum, with an upset look, tears and screams that shattered my heart as her dad.

Rồi tiếp, đến đứa con trai 6 tuổi của tôi. Một chàng trai cứng rắn và thân thiện, nhưng vô cùng náo động. Đã 3 năm rồi khi Ian bắt đầu tham gia vào đội bóng đá, vậy mà thằng bé vẫn chưa học được cách chuyển bòng. Đơn giản là bởi vì, bóng đá theo phong cách của Ian là sút bóng thẳng về phía trước, bằng mọi giá, tại mọi thời điểm. Ở nhà, thằng bé cũng thường xuyên sút thẳng cảm xúc của mình vào các thành viên khác mọi nơi mọi lúc như vậy. Vậy nên, việc kiên nhẫn hoàn thành công việc nhà được giao là điều bất khả thi đối với Ian.

Nhiều người biết đến tôi với một tinh thần luôn tìm tòi và hoàn thiện bản thân không ngừng, một trong những cách tôi duy trì hai tố chất này là liên tục thử nghiệm bản thân. Từ khi có con, tôi cảm thấy đây là cơ hội tốt cho việc thử nghiệm và hoàn thiện việc giáo dục con tại nhà. Nhiều người biết đến tôi với một tinh thần luôn tìm tòi và hoàn thiện bản thân không ngừng, một trong những cách tôi duy trì hai tố chất này là liên tục thử nghiệm bản thân. Từ khi có con, tôi cảm thấy đây là cơ hội tốt cho việc thử nghiệm và hoàn thiện việc giáo dục con tại nhà.

Trong nhiều năm qua, tôi đã tim hiểu và áp dụng nhiều ứng dụng, trò chơi, hoạt động khác nhau trong việc giáo dục con tại nhà, và gần đây, tôi cảm thấy hứng thú nhất với bài thử nghiệm Marshmallow Test.

Vào thập kỷ 60 và 70, nhà nghiên cứu Walter Mischel, qua “Bài thử nghiệm Marshmallow”, đã kết luận rằng những đứa trẻ có tính kiên nhẫn, biết kiềm chế những mong muốn của bản thân, sẽ thành công hơn trong cuộc sống sau này. Điều này được chứng nghiệm qua điểm SAT, điểm trung bình trong lớp, nguy cơ béo phì, khả năng sử dụng chất kích thích, và một số mặt khác.

Khi đọc về nghiên cứu này, một suy nghĩ trong tôi chợt lóe lên trong tôi: “Chỉ với một bài thử nghiệm, trong vòng 15 phút, tôi có thể biết được con mình về sau có thành công hay không. Tại sao không thử?” Theo những bài thử nghiệm trước đó, hai phần ba số trẻ em tham gia đều ăn hết phần marshmallow của mình trước khi thời gian kết thúc. Chỉ có một phần ba số trẻ tham gia chờ được đến cuối giờ. Tôi tự hỏi Ian và Estelle sẽ kiềm chế cơn thèm kẹo của chúng được bao lâu? Chỉ 2 phút thôi hay hết 15 phút!

Mọi người còn đủ kiên nhẫn đó không?

Chứng kiến hai nhóc tì lăng xăng trước hai đĩa kẹo mà trăm ngàn câu hỏi nháy lên trong tâm trí tôi. Thôi rồi, không lẽ Estelle là kẻ thất bại trrong tương lai? Tôi có làm gì sai không khi thử nghiệm chung hai nhóc cùng một lúc? Ian có nên chạy nhảy lung tung để kiềm chế bản thân như vậy không? Tại sao một số đứa trẻ biết cách tự hướng tâm trí của mình đến những hoạt động khác để quên đi cơn thèm kẹo, nhưng một số khác thì không? Quan trọng hơn, điều gì ảnh hưởng đến kết quả có được? Bao nhiêu phần trăm là do genes và bao nhiêu là do sự dạy bảo của ba mẹ?

Tôi tò mò tham khảo thêm một số bài nghiên cứu khác, một trong số đó là bài thử nghiệm của Đại học Rochester, dựa trên công trình của Mischel. Một bài nghiên cứu vào năm 2012 đã đưa ra một thử nghiệm khác về sự ảnh hưởng của người hướng dẫn đến sự lựa chọn của trẻ trong bài thử nghiệm Marshmallow. Trong thử nghiệm này, các nhà nghiên cứu chia trẻ em thành hai nhóm. Đối với các em trong nhóm thứ nhất, các em trải qua một lời thất hứa trước khi tham gia vào bài thử nghiệm Marshmallow. Các em trong nhóm thứ hai nhận được một lời hứa được hoàn thành tốt. Khi tham gia vào bài thử nghiệm, các em trong nhóm thứ hai kiên nhẫn hơn các em trong nhóm thứ nhất gấp 4 lần thời gian. Một kết luận được rút ra trong thử nghiệm này là sự khen thưởng có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tính kiên nhẫn và kỷ luật ở trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, tôi còn một băn khoăn khác nữa: chúng ta, những bậc làm cha làm mẹ, đóng vai trò như thế nào trong việc rèn luyện sự kiên nhẫn và kỷ luật cho con mình? Sau đây là một số suuy nghĩ mà tôi chắt lọc được sau khi tìm hiểu về vấn đề này:

Khi ba mẹ hứa,nhưng vì một lý do nào đó mà làm thất hứa, điều đó ảnh hưởng đến những nhóc tì của chúng ta như thế nào ngoài đem lại một sự thất vọng tràn trề? Nếu dựa trên nghiên cứu của Rochester, những lời thất hứa là dòng chảy làm xói mòn đi sự tin tưởng của trẻ vào người lớn, kể cả đối với ba mẹ mình. Vậy nên, dù có mệt mỏi và đi xem bóng đá không phải là ưu tiên hàng đầu, tôi vẫn phải suy nghĩ kỹ khi đáo lại lời đề nghị đi cổ vũ bóng đá cho nhóc tì nhà mình. Hứa thì phải làm, còn nếu không đi được, thì tôi nên giải thích một cách rõ ràng nhất.

Và khi con hứa,con cũng phải giữ lời. Một ví dụ vô cùng kinh điển là “con phải ăn hết cơm thì mới được ăn tráng miệng.” Thế nhưng, đã bao nhiêu lần, tôi đã du di cho hai nhóc tì nhà mình, đưa chúng miếng bánh ngon ngọt trong khi thức ăn chính vẫn chưa sạch trên đĩa. Lại một lần nữa, tính kỷ luật của tôi trở neen yếu kém trong mắt hai nhóc. (May mắn là vợ tôi giữ rất tốt lời hứa “nếu con không bỏ iPad xuống trong vòng 10 giây thì con sẽ không được dùng iPad trong vòng một tuần tới.)

Một điều thú vị ngoài lề về Estelle:Dạo gần đây, trong các ứng dụng trò chơi của Sesame Street có những điểm nhỏ rất hay để rèn luyện con trẻ về sự kiềm chế bản thân. Một ứng dụng mà Estelle thích nhất là Thử thách từ Cookie Monster. Trong phần đầu trò chơi, Cookie Monster có dặn: “ Nếu các em nhìn thấy con heo xuất hiện thì đừng đụng vào!” Cứ mỗi lần đụng vào em heo, người chơi phải lùi về lại một màn. Mỗi lần thấy một em heo chậm rãi lướt qua màn hình, Estelle sẽ, tất nhiên, thích chí oánh vào em ấy. (Trong vòng một tuần, cô nàng đã nhận ra được là nếu mình cứ tiếp tục oánh em ấy thì trò chơi sẽ chẳng đi đến đâu cả, và cô nàng phải tự kiềm chế lại mình khi thấy em heo lướt qua.) Bài học từ ứng dụng này thật kỳ diệu!

Trong thời đại chúng ta đang sống, vấn đề về rèn luyện tính kiềm chế bản thân ở trẻ nhỏ còn bị xao nhãng nhiều hơn với sự phát triển và bình thường hóa của các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, và Snaphat. Cứ mỗi phút, tâm trí của các con có thể bị phân tán bởi hàng chục tin nhắn, thông báo, cập nhật từ những ứng dụng này.

Tuy nhiên, bảo bọc các em khỏi những phân tán tư tưởng này là điều hoàn toàn bất khả thi và cũng không tốt trong việc tạo điều kiện cho các con hòa nhập và bắt kịp với công nghệ. Thay vì bảo bọc các nhóc tì nhà mình, tôi chọn cách rèn luyện cho các con tính kỷ luật khi sử dụng ứng dụng công nghệ. Trong gia đình, đây là một số điều mà tôi áp dụng với Ian và Estelle:

Đặt hạn mức thời gian sử dụng iPad.Hai con sẽ chỉ được sử dụng iPad sau giờ học và không quá 1 tiếng mỗi ngày. (Trong ngày nghỉ lễ hoặc cuối tuần, hạn mức này được kéo thành 3 tiếng).

Quy định không gian sử dụng iPad.  Đây là cách giúp các con tò mò truy cập vào những trang web không phù hợp với độ tuổi và nhận thức của mình. Với tôi, việc này hiệu quả hơn là tạo ra một danh sách và ra “lệnh cấm” cho các nhóc tì.

Không dùng iPad để đốt thời gian khi di chuyển với thời gian dài (nhưng khi đi máy bay lại là một trường hợp khó). Thay vào đó, tôi luôn cố gắng trò chuyện, chơi trò chơi, lắng nghe các con. Qua việc này, ngoài hạn chế được việc sử dụng iPad của các con, gia đình tôi còn góp nhặt được nhiều những kỷ niệm nho nhỏ qua nhiều ngày tháng. (Quyết định không lắp đặt kệ iPad và màn hình DVD thật là một điều đúng đắn!)

Nghiêm túc trong việc phạt các con.Khi các con tiếp tục dán mắt vào trò chơi hay video thay vì tắt máy như đã hứa, hệ quả phải được tiếp diễn. Và với tôi, nguyên nhân (dùng iPad quá giờ) và hệ quả (không được dùng iPad cho tuần tới) phải đi đôi với nhau.

Vậy nên, tôi sẽ cố gắng tạo ra những tác động tích cực lên tố chất thành công của con mình. Mọi người thấy suy nghĩ này như thế nào? Có ai có cách nào thú vị thì đừng ngần ngại chia sẻ cho mọi người với nhé!


Để lại ý kiến