Lớp học là nơi xây dựng cốt cách cho học sinh

Nội dung

Học thêm?

Có bao giờ, mỗi giáo viên chúng ta tự hỏi bản thân mình, học sinh dành ra hai tiếng mỗi thối để đến với trung tâm của mình, các em “học thêm” được những gì? Kỹ năng? Kiến thức nâng cao? Kiến thức còn thiếu? Chúng ta có bao giờ nghĩ, đây cũng là một môi trường tốt để phát triển nhân cách cho các em?

Lớp học không chỉ là nơi kiến thức thống trị. Đây là nơi mà các em tương tác, học hỏi, và hình thành tính cách cá nhân. Vì vậy, ngài việc xây dựng nền tảng về kiến thức, mỗi người giáo viên chúng ta cũng nên chú trọng vào việc giúp các em phát triển nhân cách để trở thành một cá nhân hữu ích đối với mọi người xung quanh.

Không nhất thiết cần đến những bài học về nhân cách và đạo đức cứng nhắc, việc xây dựng môi trường học tích cực, thể hiện sự quan tâm, áp dụng tính kỷ luật, và khuyên nhủ học sinh cũng là cách giáo viên có thể hoàn thành được sứ mệnh xây dựng nhân cách này.

Đã có rất nhiều nghiên cứu và chia sẻ về việc đưa giáo dục nhân cách vào môi trường học, sau đây là 5 bước nhỏ mà mỗi thành viên của gia đình E2 có thể áp dụng cho lớp học nhỏ của mình:

Phát triển nhân cách cốt lõi

Người ta thường nói, tính cách thực sự của mỗi người, hay còn gọi là nhân cách, thể hiện rõ nhất khi họ có không gian riêng, không có ai quan sát. Nhân cách của mỗi người thường được thể hiện ra như một thói quen. Học viện The Josephson Institute of Ethics đã định ra những nhân cách chính của con người gồm có tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm, công bằng và tinh thần cộng đồng. Một số khác còn cho rằng, ở trẻ nhỏ, lòng dũng cảm, trung trực, và sự chăm chỉ.

Tạo ra chủ đề thi đua trong lớp cho mỗi tuần, chú trọng vào việc xây dựng những cốt lõi cơ bản này ở học sinh là một cách hình thành thói quen tốt cho các em. Việc lựa chọn tài liệu liên quan đến những tính cách này cũng là một phương pháp để đưa giáo dục đạo đức và chương trình học. Khi cho bài tập, chúng ta cũng có thể đưa ra những đề bài như phân tích và nhận xét về tính trung thực hay lòng tự trọng chẳng hạn.

Khuyến khích tính tự giác

Trách nhiệm của mỗi người giáo viên chúng ta là xây dựng quy định rõ ràng cho lớp học. Quy định càng cụ thể, việc quản lý lớp học sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thay vì cứng nhắc áp dụng những quy định này, chúng ta nên dành thời gian, nhất là vào đầu khóa học hoặc đầu mỗi tiết học, là một phương pháp hiệu quả hơn để các em tự giác đi vào nề nếp.

Và điều quan trọng hơn cả, khi làm một người giáo viên, chúng ta nên làm gương, giữ quy định của chính mình. Việc này thể hiện qua việc hoàn thành giáo án tươm tất trước giờ dạy, tổ chức lớp gọn gàng và nghiêm túc, tôn trọng ý kiến của các em học sinh. Giữ tinh thần và thái độ tích cực trong buổi học và khuyến khích việc khen thưởng hơn là hình phạt cũng là một cách khuyến khích sự tự giác.

Xây dựng hình mẫu cho học sinh

Các em nhỏ thường sẽ tự chọn cho mình một hình mẫu để noi theo để noi theo. Là giáo viên, chúng ta nên khuyến khích các em học hỏi và cải thiện bản thân mình qua những bài học về các nhân vật lịch sử, nhân vận truyện ngụ ngôn hoặc những gương thành công trong khoa học cũng như nghệ thuật. Điều quan trọng là chúng ta nên đưa ra ví dụ cụ thể để các em có thể hình dung, phân tích, tiếp thu và áp dụng với bản thân mình. Những bài học tiềm ẩn trong các tác phẩm văn học cũng là một cách hay để giúp các em suy nghĩ về bản thân mình. Việc miêu tả và phân tích lời nói, hành động, cũng như tính cách nhân vật sẽ giúp các em dễ liên tưởng về thực tế hơn.

Chú trọng vào sự tôn trọng và tự trọng

Sự tự trọng và tôn trọng người khác là nền tảng cho một môi trường giáo dục tích cực. Trong một môi trường giáo dục tốt, người giáo viên phải quản lý và hạn chế được những hành vi và ngôn ngữ, đôi khi là do thiếu sự hiểu biết, mà làm tổn thương người khác của học sinh. Một phương pháp để xây dựng tinh thần tôn trọng và tự trọng là khuyến khích học sinh đặt bản thân mình vào vị trí và nhìn nhận được suy nghĩ của người đối diện.

Xây dựng tinh thần cộng đồng

Dù lớp học của bạn trầm lặng hay náo nhiệt đến như thế nào, bạn đừng bao giờ để mất đi không khí thân thiện và tinh thần cộng đồng của nó. Tinh thần cộng đồng giúp các em học sinh tự tin hơn khi phát biểu ý kiến và đặt câu hỏi để tiếp thu kiến thức mới. Có nhiều cách để chúng ta có thể xây dựng tinh thần cộng đồng trong lớp học, có thể qua việc khuyến khích những hành động tử tế như nói lời “cám ơn” với những việc làm nhỏ nhất hoặc tạo nhiều thời gian cho các hoạt động nhóm.


Để lại ý kiến