Tìm hiểu các thuật ngữ viết tắt phổ biến trong hệ thống giáo dục Anh, Mỹ

Nội dung

Cha mẹ có biết sự khác biệt giữa các chương trình ESL và ELA, IELTS và TOEFL, hay SAT và ACT? 

Khi bắt đầu tìm hiểu về hệ thống giáo dục cũng như các loại bằng cấp, chứng chỉ quốc tế, phụ huynh có lẽ đã từng bắt gặp nhiều thuật ngữ giáo dục, từ viết tắt đầy chữ cái rất “nhức đầu” như IB, AP, IGCSE…, đó là chưa kể đến một loạt các từ viết tắt của chương trình tiếng Anh Cambridge: KET, PET, FCE, CAE, CPE… và một loạt các thuật ngữ khác. 

Từ viết tắt được sử dụng rất nhiều trong hệ thống giáo dục quốc tế, mọi thứ từ mô tả chương trình học, các kỳ thi, giáo trình, các tổ chức giáo dục, điều luật và quy định…đều được viết tắt. Và cố gắng hiểu nghĩa được hết những từ này cũng giống như cha mẹ phải học thêm một ngôn ngữ mới, chìm đắm giữa nhiều thông tin, thuật ngữ, giáo trình và điều kiện cho từng chương trình. Dù vậy, đừng nản lòng, chúng tôi tin rằng phụ huynh vẫn nên dành thời gian tìm hiểu sự khác biệt giữa các chương trình học cũng như chứng chỉ, bằng cấp quốc tế, để có thể quyết định đâu là chương trình phù hợp nhất với khả năng của con và gia đình. Bên cạnh những từ thông dụng như SAT hay GPA mà ai cũng biết, E2 khuyến khích cha mẹ nên tìm hiểu thêm một vài thuật ngữ viết tắt hiện đang rất phổ biến trong hệ thống giáo dục quốc tế ngày nay.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một danh sách giúp phụ huynh ghi nhớ và phân biệt một số thuật ngữ quốc tế thông dụng trong hệ thống giáo dục tại Anh và Mỹ.

IELTS and TOEFL

Nào, hãy cùng bắt đầu với hai từ dễ nhất, và phổ biến nhất – IELTS và TOEFL!

IELTS

IELTS là viết tắt của cụm từ International English Language Testing System, đây là một kỳ thi dành cho người nói tiếng Anh không phải là người bản xứ.  Kỳ thi IELTS có hai loại là IELTS General (tổng quát) và IELTS Academic (học thuật). Kỳ thi IELTS General thường dành cho những người muốn nhập cư vào các quốc gia nói tiếng Anh, đặc biệt là Anh và Úc. Kỳ thi IELTS Academic dành cho những đối tượng muốn học tại các trường đại học ở các nước nói tiếng Anh. Kỳ thi này thậm chí còn phổ biến hơn đối với các quốc gia bên ngoài nước Mỹ. 

TOEFL

The Test of English as a Foreign Language, là kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Anh quốc tế dành cho những người mà tiếng Anh không là tiếng mẹ đẻ, và muốn học tại các trường đại học ở các nước nói tiếng Anh. Kỳ thi TOEFL tập trung đánh giá kỹ năng tiếng Anh học thuật. Đây là lựa chọn phổ biến đối với những người muốn đi học tại Mỹ, nhưng hầu hết các trường đại học ở mọi quốc gia trên thế giới đều chấp nhận chứng chỉ này.

Cả TOEFL và IELTS đều được chấp nhận rộng rãi bởi các trường đại học và cao học trên toàn thế giới. Nhìn chung, cấu trúc cũng như ngôn ngữ sử dụng trong TOEFL theo hướng học thuật hơn, trong khi IELTS lại có nội dung liên quan đến tình huống giao tiếp trong đời sống thực tế. TOEFL rất phổ biến đối với các trường đại học tại Mỹ, trong khi đó IELTS lại phổ biến hơn ở các quốc gia khác bên ngoài nước Mỹ dù hiện nay rất nhiều trường đã chấp nhận cả hai. Một số trường cụ thể có thể sẽ ưu tiên chứng chỉ này hơn chứng chỉ kia, vì vậy, học sinh nên tìm hiểu thật kỹ yêu cầu của trường mà em muốn nộp đơn vào.

SAT and ACT

Nếu bạn có con đang có dự định nộp đơn vào một trường đại học ở nước ngoài, con rất có thể sẽ cần bằng SAT hoặc ACT. SAT và ACT là hai kỳ thi chuẩn hóa được các trường đại học ở Mỹ dùng để đánh giá năng lực học sinh, đi kèm với điểm trung bình môn (GPA), hoạt động ngoại khóa, thư giới thiệu và viết luận.

SAT

Kỳ thi SAT, viết tắt từ chữ Scholastic Aptitude Testlà kỳ thi có tuổi đời lớn hơn trong hai kỳ thi, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1926. Có thể hiểu, kỳ thi SAT được dùng để dự báo khả năng thành công của học sinh ở trường đại học vào năm đầu tiên. Kỳ thi gồm 2 phần, 1 phần kiểm tra kiến thức toán học, phần còn lại để kiểm tra các kỹ năng đọc viết, giao tiếp bằng lời. 

ACT

ACT, viết tắt từ American College Testing, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1959. ACT là kỳ thi chuẩn hóa dùng để đánh giá xem một em học sinh trung học đã sẵn sàng theo học trình độ đại học hay chưa. Kỳ thi ACT có 4 phần chính: toán, đọc và khoa học. ACT kiểm tra kiến thức mà học sinh đã từng học trong những những năm trung học, đây hoàn toàn không phải là một bài kiểm tra tư duy. 

Dù có nhiều điểm khác biệt, SAT và ACT về cơ bản đều là những bài thi trắc nghiệm kiểm tra các kỹ năng đọc, viết, và toán học. Kỳ thi SAT đánh giá năng khiếu năng khiếu, khả năng học tập của học sinh, trong khi ACT lại có phần thực tế thực tế và sát sao hơn. ACT sẽ tập trung hỏi sâu những kiến thức mà học sinh đã học được ở trường. >> Tìm hiểu SAT và ACT: học sinh nên chọn học gì?

ESL, EFL, and ELA

Hàng ngàn trẻ em trên thế giới ngày nay đang học ESL – English as a Second Language (tạm dịch: Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai), một số khác học EFL – English as a Foreign Language (tạm dịch: Tiếng Anh như ngôn ngữ nước ngoài), một số khác nữa thì học ELA – English Language Arts (Ngữ Văn Anh), vậy những từ này thực chất có nghĩa là gì?

ESL

ESL là viết tắt của English as a Second Language. Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi để chỉ những học sinh không phải là người bản xứ đang học tiếng Anh ở các quốc gia có tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ. Ví dụ, một em học sinh người Nhật đến London để học tiếng Anh, em có thể được coi là một học sinh ESL hay một người đang học chương trình ESL. Chương trình ESL dạy tiếng Anh cho học sinh như một phương tiện giao tiếp để có thể sử dụng và trao đổi thành thạo với những người ở khu vực mà em sinh sống.

EFL

EFL, viết tắt từ English as a Foreign Language(tiếng Anh như một ngôn ngữ nước ngoài), để chỉ những người học tiếng Anh ở các quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ. Ví dụ, một em học sinh ở Trung Quốc đang học tiếng Anh có thể được xem là một học sinh EFL, bởi vì tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính tại Trung Quốc.

Ngữ Văn Anh

ELA là chương trình Ngữ Văn Anh, viết tắt từ English Language Arts, là chương trình tiếng Anh được giảng dạy ở các nước nói tiếng Anh. ELA tập trung phát triển mọi lĩnh vực của ngôn ngữ (bao gồm nghe, nói, đọc, viết, ngữ pháp, phát âm), và các lớp Ngữ Văn Anh sẽ dạy học sinh mọi kỹ năng liên quan đến tiếng Anh, từ văn học, ngữ pháp, đến cách làm thế nào để viết nên những bài luận tuyệt vời. Bạn có thể hình dung học sinh bản xứ học ELA cũng tương tự như học sinh Việt Nam học môn Ngữ văn ở trường – dù tiếng Việt đã là tiếng mẹ đẻ, các con vẫn cần học tiếng Việt để có thể sử dụng ngôn ngữ thật hiệu quả trong nhiều bối cảnh khác nhau và thành công khi đi học đại học, đi làm và trong cuộc sống sau này.

Hầu hết phụ huynh đều không ý thức được sự khác biệt giữa các chương trình Anh ngữChúng ta có thể dễ dàng nhầm lẫn giữa các chương trình học và cho rằng chỉ cần học các lớp tiếng Anh giao tiếp, IELTS, hay TOEFL là đủ.  Ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy “Ngữ Văn Anh” vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ đối với hầu hết phụ huynh. Các lớp ESL cũng có phần hao hao các lớp ELA, bởi học sinh cũng được học đọc và viết bằng tiếng Anh. Tuy vậy, Ngữ Văn Anh vẫn là chương trình chuyên sâu hơn giúp học sinh khám phá mọi khía cạnh của tiếng Anh – là nền tảng đề các con có thể thành công khi theo học môi trường học thuật ở nước ngoài và cả trong cuộc sống sau này.Vì vậy, ngay khi trẻ đã có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp thành thạo, chúng tôi khuyến khích phụ huynh hãy thử thách con bằng chương trình tiếng Anh dùng cho các bạn bản ngữ – chương trình Ngữ Văn Anh.


Các chứng chỉ tiếng Anh Cambridge: KET, PET, FCE, CAE và CPE

KET, PET, FCE chỉ những chứng chỉ tiếng Anh Cambridge dành học sinh trung học, sau khi các em hoàn thành chương trình Cambridge Young Learners English (YLE), bao gồm các trình độ Starter, Mover và Flyer – thường dành cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi.

KET 

KET hay còn được biết đến là Key English Test (KET) hoặc Key English Test for Schools (KETfs). Đây là chứng chỉ chứng minh bạn có thể giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh trong những tình huống hằng ngày của cuộc sống. KET là một kỳ thi tương đương với trình độ tiểu học của người bản xứ, đánh giá khả năng sử dụng các cấu trúc ngôn ngữ cơ bản khi nói và viết. Nếu bạn có thể hiểu được những đoạn văn đơn giản, các câu ngắn và có thể giao tiếp được trong những tình huống quen thuộc – bạn có thể đăng ký lấy chứng chỉ KET.

Chứng chỉ KET, tương đương với trình độ A2 Cambridge sẽ cho phép bạn được làm việc tại một số quốc gia (ví dụ nhưng Đan Mạch hay Phần Lan) nơi mà bạn không nhất thiết phải có kỹ năng ngôn ngữ quá chuyên sâu.

PET

PET là viết tắt của Preliminary English Test (PET) hay Preliminary English Test for Schools (PETfs) – kiểm tra tiếng Anh sơ bộ. Đây là trình độ trung cấp cho thấy bạn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh trong hầu hết mọi tình huống của cuộc sống hằng ngày. Đây là một nền tảng tốt nếu bạn muốn theo đuổi một bằng cấp chuyên môn bằng Tiếng Anh. Nếu bạn có thể đọc sách, báo đơn giản, viết thư hoặc thể hiện quan điểm của mình về một số vấn đề phổ biến bằng tiếng Anh, chứng chỉ PET sẽ là lựa chọn phù hợp.

  • Trình độ chuyên môn: PET = Bằng B1 theo Khung tham chiếu châu Âu (~IELTS 4 – 4.5 hoặc TOEFL iBT 57 – 86)

Bằng B1 Preliminary (PET) thích hợp với những người có dự định làm việc hoặc học tập ở nước ngoài. Chương trình PET cũng là nền tảng quan trọng chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng để tham gia các kỳ thi có trình độ cao hơn.

FCE

FCE được gọi là Chứng chỉ tiếng Anh đầu tiên – First Certificate in English hoặc First Certificate in English for Schools (FCEfS). Đây là kỳ thi trình độ Trung cấp nâng cao chứng minh bạn có thể nói và viết tiếng Anh đủ tốt để có thể làm việc, học tập ở những môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh hoàn toàn. Nếu trình độ tiếng Anh của bạn đủ tốt để sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, trong công việc và trong giáo dục, vậy FCE sẽ là kỳ thi phù hợp với bạn. 

  • Trình độ chuyên môn: FCE = Bằng B2 theo khung tham chiếu châu Âu (~IELTS 5 – 6.5 hoặc TOEFL iBT 87 – 109)

FCE là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn làm việc tại môi trường doanh nghiệp sử dụng tiếng Anh hoàn toàn, sống ở một quốc gia nói tiếng Anh hoặc học các khóa học trình độ căn bản hay dự bị đại học dạy bằng tiếng Anh.

CAE

CAE còn được biết đến là Cambridge Advanced Certificate in English (Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge nâng cao). Đây là chứng chỉ chứng minh rằng tiếng Anh của bạn đã đáp ứng được tiêu chuẩn tiếng Anh nhất định tương đương với doanh nhân hoặc sinh viên đại học.

  • Trình độ chuyên môn: CAE = Bằng C1 theo khung tham chiếu châu Âu (~IELTS 7 – 8 hoặc TOEFL iBT 110 – 120)

CAE dành cho học sinh hoặc người lớn muốn chứng minh với nhà tuyển dụng hoặc trường đại học khả năng giao tiếp tiếng Anh tự tin của mình trong môi trường học thuật chuyên sâu hoặc làm việc chuyên nghiệp. 

CPE

CPE là viết tắt của Cambridge Certificate of Proficiency in English – Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge trình độ chuyên môn. Đây là chứng chỉ cho thấy bạn đã hoàn toàn sử dụng tiếng Anh thành thạo, trôi chảy và lưu loát khi cần phải nghiên cứu, sử dụng ngôn ngữ trong môi trường học thuật và doanh nghiệp. Đây là chứng chỉ Cambridge có trình độ cao nhất.

  • Trình độ chuyên môn: CPE = Bằng C2 theo khung tham chiếu châu Âu (~IELTS 8.5 – 9)

Chứng chỉ CPE thích hợp với những người có dự định làm việc trình độ cấp cao hoặc quản lý bằng tiếng Anh, hoặc những người có dự định học thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường đại học có tiếng Anh là ngôn ngữ chính.

Mặc dù cả IELTS và các kỳ thi Cambridge đều đánh giá năng lực tiếng Anh ở các 4 lĩnh vực nghe, nói, đọc, viết, vẫn có một vài điểm khác biệt giữa các kỳ thi này.Điểm khác biệt lớn nhất giữa các kỳ thi Cambridge so với IELTS là IELTS chỉ có một kỳ thi duy nhất cho mọi trình độ, còn Cambridge lại chia thành nhiều kỳ thi riêng cho mỗi một trình độ nhất định. Chứng chỉ như CAE thường chỉ nhắm đến những người trình độ tiếng Anh nâng cao, rơi vào trong khoảng từ bằng B2 đến C2. Trong khi đó, điểm thi TOEFL hay IELTS sẽ có giá trị tương đương trình độ khoảng từ A1 đến C2. Vì vậy, những người mới học tiếng Anh hoặc có trình độ tiếng Anh trung cấp không nên thi CAE.Một điểm khác cũng đáng để cân nhắc là bằng IELTS và TOEFL chỉ có giá trị tối đa 2 năm kể từ ngày thi, trong khi đó các chứng chỉ Cambridge đều có thời hạn vĩnh viễn, nhờ vậy, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để theo đuổi mục tiêu học tập hay công việc của mình. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, phụ huynh có thể tham khảo thêm tại website của Cambridge: www.cambridgeenglish.org

(continue…)


Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí