Ba tính cách tiêu biểu của một học sinh thành công

Một học sinh thành công thường có những tính cách gì? Những kĩ năng nào là cần thiết để các em có thể đạt được thành tích tốt, dẫn đầu lớp học, cũng như chuẩn bị cho mình một tương lai tươi sáng và thành công trong công việc sau này?

Ông Tony Ngo, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Everest Education, đã có những chia sẻ về các yếu tố quan trọng trên hành trình dẫn tới sự thành công cho các em học sinh. Qua đó, ông cũng chia sẻ thêm về ý nghĩa của công thức “E2=MC2” – công thức thể hiện giá trị mà Everest Education đang xây dựng nơi học sinh và đang áp dụng trong các phương pháp giảng dạy tại đây.2=MC2” that Everest Education applies in their learning methodology.


E2=MC2

Để có thể thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống, học sinh không phải chỉ ghi nhớ câu trả lời cho bài kiểm tra mà còn cần nhiều kỹ năng khác. Học sinh sẽ đạt được kết quả học tập cao hơn trong một thời gian dài hơn khi các em thực sự tò mò và hứng thú với một số môn học cụ thể, cũng như khi các em có thể tự nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển bản thân.

“Sau mỗi bài luận, bất kể con được bao nhiêu điểm, tôi luôn yêu cầu đứa con 7 tuổi của mình tự đánh giá những nỗ lực mà con đã bỏ ra và chiến lược con đã sử dụng để đạt được mục tiêu của mình. Điều này dần dần xây dựng cho con nhận thức rằng, không phải trí thông mình, mà chính nỗ lực của con mới là thứ đem lại kết quả.”

Tony Ngo

Chairman and Co-CEO, Everest Education ("E2")

Ngày càng có thêm nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội ủng hộ quan điểm trên. Carol Dweck, giáo sư tâm lý tại Đại học Stanford, đã khởi xướng khái niệm và giá trị củaTư duy cầu tiến (Growth Mindset)(Growth Mindset). Carol cho rằng, việc khen trẻ thông minh thực ra rất có hại. Điều này sẽ khiến cho trẻ tự nghĩ rằng mình đã thông minh, đã “giỏi sẵn”, do vậy không cần phải cố gắng hết sức để học hành. Thậm chí tệ hơn, khi bạn nói với trẻ rằng “Con rất thông minh”, trẻ sẽ không biết cách làm thế nào khi gặp thất bại và cách để biến thất bại đó thành một bài học. Thay vào đó, trẻ sẽ có xu hướng sợ hãi và né tránh những khó khăn với suy nghĩ “người giỏi không thể thất bại”. Đây là một trong những bài học quan trọng nhất mà giáo sư Carol đã nhấn mạnh từ các nghiên cứu của mình.

Theo Character Lab, một tổ chức được thành lập bởi Angela Duckworth Lee, giáo sư tâm lý học tại trường Đại học Pennsylvania, có ba loại “sức mạnh” mà tất cả học sinh thành công cần phải có: sức mạnh giao tiếp xã hội, như lòng biết ơn, giúp duy trì mối quan hệ hài hòa với những người xung quanh; sức mạnh cá nhân, như lòng kiên trì và khả năng tự chủ, giúp chúng ta đạt được mục tiêu; và sức mạnh trí tuệ như sự tò mò, giúp kích thích sự sáng tạo và niềm đam mê học hỏi.”

Ba sức mạnh này đã và đang được thể hiện trong những giá trị mà E2 muốn xây dựng cho học sinh. E2=MC2. Why is that?

Khi được khen ngợi vì những nỗ lực đã bỏ ra thay vì điểm số, học sinh sẽ trở nên kiên nhẫn hơn trong học tâp, biết quan tâm đến quá trình hơn chỉ nhìn vào kết quả. Đây chính là nền tảng để xây dựng tính kiên gan bền chí. Điều này không có nghĩa là phụ huynh không cần quan tâm gì đến điểm số, nhưng xa hơn nữa, hãy thử tìm hiểu xem lí do đằng sau những kết quả đó là gì. “Sau mỗi bài luận, bất kể con được bao nhiêu điểm, tôi luôn yêu cầu đứa con 7 tuổi của mình hãy tự đánh giá những nỗ lực mà con đã bỏ ra và chiến lược con đã sử dụng để đạt được mục tiêu của mình, dù bất kể con được bao nhiêu điểm cho bài luận đó. Điều này dần dần xây dựng cho con nhận thức rằng, không phải trí thông mình, mà chính nỗ lực của con mới là thứ đem lại kết quả.” – Tony chia sẻ.

“I Max Out” là nền tảng để xây dựng tư duy tiến bộ, đề cập đến thái độ của học sinh đối với việc học. Bằng cách tìm hiểu nguyên nhân đằng sau mỗi thất bại, học sinh dần dần học cách trưởng thành qua những thử thách và hiểu được rằng chẳng có thất bại nào là mãi mãi, các em sẽ biết nhẫn nại và cố gắng hơn trong học tập.

Đúng vậy, chúng ta không khen ngợi học sinh vì sự thông mình, mà chỉ nên khen ngợi khi các em biết nỗ lực hết mình. Ông Tony nhấn mạnh, ông có niềm tin mạnh mẽ rằng những nỗ lực này có thể dẫn đến sự tiến bộ rõ rệt không ngừng. Sự tiến bộ đó, tiếp theo, thể hiện ở giá trị “I Can”.

Mỗi học sinh đều có tiềm năng to lớn trong việc học hỏi và đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, những thành tựu đó không được thể hiện bằng cách so sánh giữa học sinh này với học sinh khác, mà bằng so sánh với chính bản thân các em, xem mình đã tiến bộ như thế nào.

Khi học sinh hoc hỏi từ những thử thách, học sinh sẽ cảm thấy bản thân tiến bộ hơn, và dần dần sẽ thấy thích thú hơn đối với việc học. Đó là một cảm xúc hết sức tự nhiên, có thể phát triển thành niềm đam mê học tập suốt đời và thúc đẩy nhiều thành công lớn hơn nữa trong tương lai.

“I Can” chính là kết quả của tư duy tiến bộ, suy nghĩ tích cực.

Giá trị thứ ba tại Everest Education là “I Contribute”.

Không chỉ có điểm số tốt, để thành công trong cuộc sống đòi hỏi học sinh phải có rất nhiều kĩ năng khác. Ở Everest và trong cả cuộc sống thực, chúng ta thường cố gắng để thể hiện tối đa thế mạnh của mình. Tuy nhiên sẽ rất khó để tất cả cùng tiến bộ nếu chúng ta chỉ biết quan tâm đến bản thân mình. Mỗi học sinh có một thế mạnh khác nhau, có em có khả năng giao tiếp tốt, có em là người rất biết lắng nghe, hay có em chỉ đơn giản là người đặc biệt có ích trong việc giúp đỡ người khác. Học sinh nên có tinh thần “cống hiến”, biết giúp đỡ bạn bè và luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức. Bằng cách đó, chính bản thân em cũng sẽ học hỏi được rất nhiều điều từ người khác và nâng cao kiến thức của mình mỗi ngày. “I Contribute” là yếu tố quan trọng thúc đẩy mọi kĩ năng mà một học sinh của thế kỉ 21 cần có.

“I Contribute” nhắc nhở học sinh rằng chẳng ai có thể một mình đạt đến đỉnh vinh quang, mà để có được thành công cần biết cho và nhận sự giúp đỡ từ người khác.  

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Thực tiễn từ năm 2011

Khi thành lập Everest Education, hai nhà sáng lập là Don Le và Tony Ngo luôn cố gắng hình dung xem điều gì sẽ khiến Everest trở thành một môi trường học tập khác biệt. Sau khi dành thời gian nghiên cứu và quan sát, họ nhận thấy có rất nhiều trung tâm chỉ tập trung vào “drill and kill” (thuật ngữ giáo dục nhằm chỉ việc luyện tập một cách máy móc): học sinh đến lớp, làm bài tập, tập trung rèn luyện khả năng tính toán rất máy móc mà không hiểu rõ bản chất vấn đề.

Cách giảng dạy truyền thống này có hiệu quả trong việc tính toán các phép tính cơ bản, nhưng về lâu dài sẽ làm mất đi nơi học sinh cảm hứng học tập. Sau một thời gian, học sinh sẽ bắt đầu thấy chán với những con số, bài tập khô khan với quy trình lặp đi lặp lại.

Đối diện với thực trạng đó, họ tự hỏi: “Làm thế nào để chúng ta có thể nuôi dưỡng tình yêu học tập, sự sáng tạo và tinh thần làm việc nhóm nơi các em học sinh?”. Và Everest Education đã ra đời như vậy.

Mùa hè năm 2011, lớp học đầu tiên được bắt đầu với 12 học sinh, và kể từ đó đến nay, Everest Education đã mang lại trải nghiệm học tập thật khác biệt cho 2000 học sinh tại Sài Gòn.  

Để lại ý kiến