Vén Màn Vũ Trụ Cùng Đội Thám Hiểm Không Gian Nhí!

Nội dung

Em có muốn được “bật mí” những bí ẩn về không gian, các hành tinh và thậm chí là… người ngoài hành tinh không?! Hãy nhập hội Đội thám hiểm nhí nhà Everest Education (“E2”) đến “MÙA HÈ PHIÊU LƯU KÝ” trong vũ trụ vĩ đại thông qua chuỗi hoạt động khám phá, trải nghiệm đa dạng.

 Mùa hè ở E2 sẽ tràn ngập những chuyến thám hiểm, qua đó các kỹ năng về Anh ngữ, Toán học, STEAM của em sẽ được khai phá.

Vén Màn Vũ Trụ Cùng Đội Thám Hiểm Không Gian Nhí!

1. Vũ trụ hoàn toàn tĩnh lặng!

Em có biết: Trong không gian không hề tồn tại không khí như ở Trái đất, vì thế âm thanh không thể truyền đi được. 

 Vũ trụ ẩn chứa biết bao điều huyền bí đúng không nào! Bạn nhỏ ơi, em có muốn được “bật mí” những bí ẩn về không gian, các hành tinh và thậm chí là… người ngoài hành tinh không?! Hãy nhập hội Đội thám hiểm nhí nhà Everest Education (“E2”) để có một “MÙA HÈ PHIÊU LƯU KÝ” trong vũ trụ vĩ đại thông qua chuỗi hoạt động khám phá, trải nghiệm đa dạng.

#Bật mí số 1: Các phi hành gia sử dụng radio để liên lạc khi ở trong không gian, vì sóng vô tuyến vẫn có thể được gửi và nhận trong môi trường này ?‍? 

2. Mỗi bộ đồ vũ trụ của NASA vào khoảng 12 triệu đô la

Hóa thân thành những nhân viên NASA hay SpaceX tại trại hè STEAM khám phá không gian cùng Everest Education!

Trại hè E2 sao trông giống “căn cứ không gian” thế nhỉ? Vì mỗi tuần, em được tham gia vào một dự án “xịn sò” như:

 ☀️ Tái tạo mô hình hệ mặt trời,

 ☄️ Lập bản đồ các chòm sao,

 ? Sáng tạo phương tiện bay vào không gian,

… và nhiều hoạt động hay ho khác.

#Bật mí số 2: 70% chi phí trong bộ đồ vũ trụ có giá 12 triệu đô la này là dành cho ba lô vũ trụ và mô-đun điều khiển ?‍? 

3. Một triệu Trái Đất vẫn nằm gọn trong Mặt Trời!

Các lớp Toán Singapore tại Everest Education (“E2”) đã sẵn sàng cùng em khám phá mối liên quan thú vị giữa Toán học và vũ trụ. Nào chúng ta cùng “cân, đo” Trái Đất, tính toán khoảng cách giữa các hành tinh, trọng lực và năng lượng, những hình học trong không gian, phương thức giao tiếp trong không gian,…

#Bật mí số 3: Mặt trời to lớn là thế, nhưng vẫn chỉ là một ngôi sao có kích thước trung bình ☀️ 

4. Đố em, Hành tinh nào lớn nhất trong hệ Mặt trời?

a. Sao Kim

b. Trái Đất 

c. Sao Mộc

d. Sao Hải Vương

5. Hàng trăm nghìn vật thể đang lơ lửng quanh Trái Đất

Bên ngoài vũ trụ có rác thải không? “Talking About Trash” là một trong nhiều chủ đề sẽ xuất hiện trong lớp Ngữ Văn Anh trong mùa hè này.

Em sẽ có được trải nghiệm thú vị khi vừa rèn luyện tiếng Anh, vừa trau dồi kiến thức văn hóa và không gian với các chủ đề như Quyền Dân Sự của con người và người ngoài hành tinh, Thiên Văn Học, Cuộc Sống và Tiềm Năng của ngành Công Nghiệp Vũ Trụ.  

#Bật mí số 4: Các vật thể này chính là các vệ tinh đã chết, các đai ốc và bu lông bị lỗi. Các vật thể lơ lửng này có thể khiến các vệ tinh đang hoạt động của chúng ta gặp nguy hiểm

#E2summer2021 #EverestEducation #summer2021 #SpaceExplorersSquad #RocketIntoSummer #keeponlearning

Fact Reference: theplanets.org, natgeokids.com, nationalgeographic.com


Để lại ý kiến