Vì Sao Chương Trình Tú Tài Quốc Tế (IB) Trở Thành Cơn Sốt?!

Nội dung

Chương trình IB là gì mà phụ huynh khuyên nhau cho con theo học? Theo một báo cáo của Tổ chức IB, 78,7% học sinh có bằng IB được chấp thuận vào các trường ĐH top 100 thuộc một các hệ thống xếp hạng trường ĐH uy tín nhất như QS Universities Rankings, Times Higher Education…

Vậy chương trình IB là gì? Những lợi ích khi có bằng IB ra sao? Hãy cùng Everest Education (“E2”) theo dõi bài viết dưới đây.

Chương trình Tú tài quốc tế IB là gì?

Chương trình Tú tài quốc tế IB – International Baccalaureate (IB) là một chương trình giáo dục phi lợi nhuận trên toàn thế giới, được thành lập để mang đến cho tất cả học sinh cơ hội nhận được một nền giáo dục trong thời đại toàn cầu hóa. Có 4 chương trình giáo dục IB, học sinh trung học hầu hết sẽ quan tâm đến Chương trình Chứng chỉ IB (IB Diploma Program – DP) và Chương trình Nghề nghiệp (Career-related Program – CP), gồm sáu môn học chính. Các chương trình IB tập trung vào việc bồi dưỡng tư duy phản biện và xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề, đồng thời khuyến khích sự đa dạng, tư duy quốc tế, sự tò mò và ham muốn học tập lành mạnh và xuất sắc.

International Baccalaureate

Cấu trúc chương trình IB?

Ở chương trình IB, học sinh phải chọn học 3 môn thuộc trình độ Nâng cao (High Level) và 3 môn ở trình độ cơ bản (Standard Level) trong 6 lĩnh vực cốt lõi bắt buộc: Ngôn ngữ & Văn học (Language & Literature), Tiếp thu Ngôn ngữ (Language Acquisition), Khoa học (Sciences), Toán (Maths), Khoa học Xã hội (Social Sciences), và Nghệ thuật (Arts).

Ngoài ra, học sinh còn phải hoàn thành các học phần bổ sung, bao gồm Lý thuyết Kiến thức (Theory of Knowledge – TOK), nhằm phát triển kỹ năng tư duy phản biện, đồng thời tham gia các hoạt động dịch vụ cộng đồng, thể thao hoặc sáng tạo ít nhất 3 giờ thuộc học phần Sáng tạo, Hành động và Phục vụ (Creativity, Action, Service – CAS) module. Học sinh cũng buộc phải hoàn thành khóa Viết luận Chuyên sâu (Extended Essay), một bài nghiên cứu độc lập 4.000 chữ về một chủ đề mà các em tự chọn.

Chương trình IB dành cho ai?

Chương trình Tú tài quốc tế cung cấp một nền tảng giáo dục toàn diện. Do đó, chương trình thích hợp với những em học sinh có hứng thú học nhiều môn học khác nhau, nhưng lại chưa quyết định được ngành học cụ thể em muốn theo đuổi trong tương lai. Chương trình học Bằng Tú tài Quốc tế (IB) có 3 bậc:

  • Bậc tiểu học IB Primary Years Program (IB PYP) dành cho lứa tuổi mẫu giáo đến lớp 5.
  • Bậc trung học IB Middle Years Program (IB MYP) dành cho lứa tuổi 16 đến 19 tuổi, đây là bậc chuyển tiếp chương trình 2 năm lấy bằng Tú tài quốc tế IB DP.
  • Bậc cao nhất IB Diploma Programme (IB DP) dành cho học sinh độ tuổi từ 16 đến 19.

Học IB, con được gì?

  • Phần bài luận và Lý thuyết Kiến thức trong chương trình IB cũng giúp xây dựng nền tảng tốt cho học sinh, giúp các em phát triển kỹ năng tư duy phản biện và nghiên cứu độc lập để thành công trong môi trường đại học sau này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, học sinh chương trình IB dễ dàng “bắt nhịp” chương trình đại học và thành công hơn.
  • Tích lũy tín chỉ Đại học ngay khi học trung học. Các tín chí đại học khá đắt và tốn nhiều thời gian để học và thi, vì thế, tích lũy tín chỉ từ khi còn học trung học sẽ tạo lợi thế cho hành trình học sau này.
  • Tăng cơ hội vào các trường đại học hàng đầu. Theo một báo cáo của tổ chức IB, 78,7% học sinh có bằng IB được chấp nhận bởi các trường đại học thuộc 100 trường đại học hàng đầu có tên trong những hệ thống xếp hạng đại học uy tín nhất như QS Universities Rankings, Times Higher Education.

“Nhìn một cách bao quát, chương trình IB sẽ giúp học sinh phát triển một cách toàn diện nhất. Lí do là vì IB được thiết kế như một chương trình giáo dục toàn diện với tính học thuật chuyên sâu. Không chỉ tập trung vào từng môn học cụ thể, chương trình IB yêu cầu học sinh phải hoàn thành các học phần cốt lõi gồm có khoá học “Lý thuyết Kiến thức” (khóa học tâm lý), “Viết luận Chuyên sâu” (một nghiên cứu lớn được viết dưới dạng luận văn) và tham gia vào các hoạt động “Sáng tạo, Hành động và Phục vụ” nhằm nâng cao ý thức hỗ trợ cộng đồng.”

Theo Cô Shannon Rybacki - Giám Đốc Điều Hành của Everest Education

Cô Shannon Rybacki là Cử nhân ngành giáo dục và Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Cô có 15 năm làm việc trong mảng giáo dục, với hơn 14 năm làm việc tại Việt Nam. Bản thân cô cũng từng là một học sinh theo chương trình IB.

Ở Sài Gòn học IB ở đâu?

  • American International School (AISVN) – Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam
  • Australian International School (AIS) – Trường Quốc tế Việt Úc
  • British International School (BIS) – Trường Quốc tế Anh quốc
  • European International School (EIS) – Trường Quốc tế Châu Âu
  • International School Ho Chi Minh City (ISHCMC) – Trường Quốc tế TP.HCM
  • Renaissance International School – Trường Quốc tế Renaissance
  • Trường quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS)
  • The Canadian International School (CIS) – Trường Quốc tế Canada
  • International Schools of North America (SNA) – Trường Quốc tế Bắc Mỹ
  • Western Australian International School System (WASS) – Trường Quốc tế Tây Úc
  • International German School Ho Chi Minh City (IGS) – Trường Quốc tế Đức TP.HCMInternational German School Ho Chi Minh City (IGS) – Trường Quốc tế Đức TP.HCM

*Trên đây là các trường có đào tạo chương trình IB và đã được công nhận chính thức trên website của Tổ chức Tú tài quốc tế (International Baccalaureate), một số trường khác đang trong quá trình ứng tuyển xin giấy phép giảng dạy sẽ chưa được đưa vào danh sách.

>>> Tại E2, chúng tôi cung cấp khóa hỗ trợ được tùy chỉnh tùy theo nhu cầu của học sinh đang theo học chương trình IB. Tìm hiểu thêm tại đây.

Nguồn tham khảo:

https://e2.com.vn/vi/tu-sach-e2/chuong-trinh-thpt-va-cac-bang-cap-chung-chi-quoc-te-a-levels-ap-va-ib/

https://www.ibo.org/about-the-ib/

https://www.accreditedschoolsonline.org/resources/international-baccalaureate/


Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí