Leo Hiếu Nguyễn: Những Bước Ngoặt Bất Ngờ Kiến Tạo Nên Hành Trình Tri Thức Cá Nhân | #Chuyệnduhọc

Bạn có biết, nếu google từ khóa ‘Leo Hiếu Nguyễn’ trên mạng, bạn sẽ thấy đường dẫn đến LinkedIn profile cực khủng của một nghệ sĩ opera cực xịn từng học tại Bates, Stanford? Đến với Chuyện du học Podcast, anh Leo Hiếu Nguyễn sẽ chia sẻ với chúng ta về hành trình du học từ Bates đến Stanford, hứa hẹn mang đến nhiều thông tin bất ngờ và hữu ích.


Khi Leo Hiếu Nguyễn tự định vị bản thân qua ba tính từ

Anh Leo Hiếu Nguyễn từng là chủ tịch của SEO-V, VietAbroader; quản lý dự án của Everest Education; làm việc tại EQuest, ELSA, và hiện tại là Strategic Partnership Manager (Quản Lý Đối Tác Chiến Lược) của VinID. Leo cũng đã có một hành trình du học đáng nhớ đến các trường Đại học danh tiếng như Bates và Stanford và sắp tới là Oxford. Hành trình đó đã diễn ra như thế nào?

College Compass là chương trình Định hướng Du học của Everest Education, nơi chúng tôi cung cấp lộ trình phù hợp với từng học sinh từ những năm đầu trung học. Các cựu học viên của College Compass đã nộp hồ sơ thành công vào các trường Đại học cạnh tranh nhất thế giới (như Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học Cornell, Đại học Duke, Cao đẳng Williams, Cao đẳng Amherst, NYU, Cao đẳng Bates, Đại học Nam California, Minerva…). Chương trình được dẫn dắt bởi hai Nhà đồng sáng lập và các Cố vấn cấp cao của Everest Education, tốt nghiệp từ Đại học Stanford, Trường Kinh doanh Harvard, Trường Quản lý MIT Sloan, và từng là phỏng vấn viên cựu sinh viên của Stanford.

 🔻 Tìm hiểu thêm về College Compass tại website.

Khi phải dùng 3 tính từ để mô tả bản thân: 

Ảnh được chia sẻ từ trang cá nhân của Leo Hiếu Nguyễn

Bạn đã bao giờ dùng 3 tính từ để giới thiệu bản thân? Và với một nhân vật có hồ sơ dày đặc kinh nghiệm học tập và làm việc như Leo Hiếu Nguyễn, bạn có thắc mắc anh sẽ dùng ba từ nào để định vị bản thân không? 

Host Tùng: “Nếu phải dùng 3 tính từ để mô tả bản thân thì Hiếu sẽ nói gì về mình?”

Leo Hiếu Nguyễn: “Đầu tiên là “liberal” trong Liberal Arts Education (Giáo dục Khai phóng) – đã tạo nên sự ảnh hưởng sâu sắc đến Hiếu trong khoảng thời gian học tập và làm việc ở nước ngoài cũng như Việt Nam. Thứ hai, chắc là “confident” – tự tin, bởi vì khi làm việc và chia sẻ những trải nghiệm thì mình trở nên tự tin hơn rất nhiều. Thứ ba đó là “ambitious” – nhiều hoài bão, mình cũng là một người trẻ có nhiều tham vọng trong cuộc sống.”

Nhìn lại những bước ngoặt

Leo Hiếu Nguyễn từ lâu đã là cái tên quen thuộc, và là người dẫn dắt, người anh, người bạn đồng hành cho nhiều thế hệ du học sinh. Bản thân Leo cũng có cho riêng bản thân những trải nghiệm du học đáng giá nhiều năm về trước. Chàng trai Hà Nội khăng khăng từ chối nguyện vọng học Y của gia đình để quyết tâm đi du học vào cái thời mà khái niệm “du học” vẫn còn rất lạ lẫm. Cùng Chuyện Du Học hồi tưởng lại tuổi trẻ đầy màu sắc của anh Leo với những quyết định hết sức lạ lùng!

Từ Chuyên Amsterdam đến Đại học Bates. Đôi nét về Bates. 

Vào thời điểm hơn mười năm về trước, những bài báo đưa tin về một “teen boy” dành học bổng khủng của trường Đại học tại Mỹ, đó chính là Leo Hiếu Nguyễn. Được biết, “hồi đó” là thời điểm mà nguồn tin về du học rất khan hiếm. Trong số ít các diễn đàn đáng tin cậy dành cho cộng đồng du học mà Leo đã tham gia phải kể đến VietAbroader. Trùng hợp, hai nhà sáng lập của VietAbroader lại là 2 cựu sinh viên của Bates, và đó là cơ duyên giúp Leo biết đến Bates lần đầu tiên. Thế nhưng, Bates không phải là lựa chọn đầu tiên của Leo, tham vọng của anh là đặt chân vào 1 trường Ivy League. Sau cùng, vì nhiều hạn chế nên cuối cùng Leo đã đến Bates và chính anh cũng đã thầm cảm ơn cơ hội này. Vì sao thế?

Đại học Bates

“Đơn giản là vì khi mình bước vào một môi trường nhất định, đặc biệt là Mỹ, thì cái giá trị cốt lõi của nó và cách thức mà học sinh, giáo viên, toàn bộ tập thể đó vận hành là một việc rất quan trọng cho sự phát triển của bản thân mình. Bates là một trường Liberal Arts College rất nhỏ, tổng số học sinh một khóa chỉ khoảng 400. Bates mang đến 2 điều. Thứ nhất là tạo ra cơ hội để mình học tập và làm việc rất sâu với các giáo sư và mối quan hệ hàng ngày giữa mọi người với nhau thật sự rất hòa đồng, thoải mái. Mình luôn cảm thấy may mắn vì bạn thân nhất của mình là anh quản lý sinh viên, giáo sư âm nhạc và các thầy cô, giáo sư vì mình dành rất rất nhiều thời gian với họ và ngược lại thì đúng hơn, họ dành rất nhiều thời gian cho mình. Những mối liên kết như vậy thật sự chỉ có các trường Liberal Arts nhỏ mới có được. Thứ hai, Bates là một trường Liberal Arts – đồng nghĩa với việc trong 36 tín chỉ mà 1 bạn sinh viên cần hoàn thành chỉ có 13 tín chỉ là cần cho ngành bạn theo học, còn lại bạn có thể học bất cứ thứ gì và Bates thì có rất nhiều ngành từ tâm lý, chính trị đến khoa học thần kinh. Mình được tiếp xúc nhiều với nhiều ngành, môn học khác mà chắc chắn ở Việt Nam mình không bao giờ nghĩ tới. […] Bates cho mình cơ hội trải nghiệm và tự sống thực với bản thân mình và tìm ra thiên hướng thật sự là gì. Nhờ Bates mà mình biết năng lực nghệ thuật của mình. Đó là lý do vì sao có một khoảng thời gian dài mình theo đuổi nghệ thuật biểu diễn thanh nhạc.”

Hy vọng rằng, qua chia sẻ của Leo, bạn đã có được những ý tưởng ban đầu cho hành trình quan trọng bậc nhất của mình – hành trình du học. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Giáo dục khai phóng trong bài viết của này, hoặc nghe Nguyễn Mai Kiều Anh – cựu học viên College Compass kể về chương trình Giáo dục Khai phóng tại trường William College.

>> Nghe tiếp số podcast của anh Leo để xem cách Bates cho phép sinh viên tự thiết kế ngành học và cách anh Leo thiết kế ngành Tâm lý học Chính trị như thế nào nhé!

Từng bước nhỏ theo đuổi các dự án giáo dục và bước một bước lớn đến Stanford

Sau Bates, Leo đã có nhiều năm đi theo tiếng gọi của âm nhạc cổ điển chuyên nghiệp. Đến 2016, thời điểm Leo gác lại con đường âm nhạc để đến chặng kế tiếp của hành trình đam mê – giáo dục và công nghệ.

Leo nói gì khi nói về tình yêu dành cho âm nhạc của mình? “Mình biết mình có một tài năng nhất định và nếu như thời điểm đó mình hai mươi mấy tuổi mà mình không theo đuổi nó thì có khi cả đời này mình không làm được chuyện đó. Thế nên dù thất bại hay không thì cứ làm đi đã. Và có lẽ đúng với tinh thần “khai phóng”, cứ thử đi đã cứ làm đi đã. Và câu chuyện âm nhạc dạy mình rất nhiều.” 

Sau khi đã trải qua nhiều dự án giáo dục khác nhau tại Everest Education, SEO-V, v.v, Leo Hiếu Nguyễn nghĩ đã đến lúc chuẩn bị thật kỹ cho đích đến khởi nghiệp xã hội của mình. Đó cũng là lúc Leo biết đến chương trình Executive Program for Social Entrepreneurship của Stanford và có cơ hội theo học vào năm 2018. “Dù thời gian theo học không quá dài nhưng mình học được rất nhiều. Vào thời điểm đó mình cũng xác định được mình sẽ cam kết, cống hiến cho giáo dục và công nghệ trong tương lai,” anh chia sẻ.

Đi tìm những thách thức dành cho những du học sinh tương lai và cách “tháo gỡ” chúng

Đối với các bạn học sinh cấp ba, thách thức lớn nhất khi chuẩn bị du học là gì? “Đó là hiểu bản thân mình muốn gì. Thực tế đến khi viết bài luận cá nhân thì rất khó để hiểu được mình. Giai đoạn này sẽ còn kéo dài đến 2, 3 năm đầu sau khi ra trường. Thứ hai là thiếu trải nghiệm.”

Trong podcast, Leo cũng đã đề xuất một vài hướng đi để các bạn có thể vượt qua các thách thức này như sau: “Với hai cái trở ngại trên, điểm thứ nhất để giải quyết được rất cần một mentor (cố vấn) – đó là lý do một chương trình như College Compass trở nên ý nghĩa cho các bạn học sinh. Không phải chỉ là hồ sơ du học, hay viết hoạt động ngoại khóa ra sao mà là có người đứng với bạn, trao đổi với bạn về chính bản thân mình và những ước vọng tương lai ra sao. Để giải quyết điểm thứ hai, từ những năm đầu cấp 3, các bạn cần tìm hiểu đam mê của mình, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, sẵn sàng hết mình vì nó, cứ làm đi đã. Từ đó bạn sẽ có chất liệu xây nên hồ sơ của bạn hay nhất có thể.”

“Chuyện du học” đã có mặt trên:

Đặt lên bàn cân 3 cái tên trường đại học đang hot tại Việt Nam: Đại học Fulbright, Đại học VinUni và RMIT

Fulbright University Vietnam

Từ những đúc kết của riêng mình, Leo Hiếu Nguyễn đã nói gì khi nói về 3 trường Đại học “hot” nhất Việt Nam? “Ở Việt Nam hiện tại có 3 trường Đại học mà theo mình rất đáng chú ý là Đại học RMIT, Đại học Fulbright và Đại học VinUni. RMIT thì danh tiếng và chất lượng đã được khẳng định từ lâu rồi. Trường thứ hai là đại học Fulbright, là sự kết hợp của Harvard Kennedy School và Đại sứ quán Mỹ. Và trường thứ ba là VinUni Việt Nam. Hai trường sau thì ‘sinh sau đẻ muộn’, vì sinh sau đẻ muộn nên dẫn tới 2 điều: chất lượng chưa hoàn toàn được khẳng định, nhưng họ có cơ hội sáng tạo ra những chương trình mới, có tính đặc thù và sinh viên được chăm sóc kỹ hơn. Vì mới nên hai trường này cũng được hấp thụ những tinh hoa đặc biệt nhất. Ví dụ như Đại học Fulbright tại Việt Nam, họ tự thiết kế giáo trình, giáo sư thì mình nghĩ là rất tinh túy, tạo ra chương trình Liberal Arts (Giáo dục khai phóng) mà mình nghĩ là còn độc đáo hơn nhiều so với trải nghiệm của mình ở Mỹ. Đại học VinUni lại có một lợi thế mang phong cách rất “Vin”, đó là sẵn sàng chịu chi. Họ thuê những giáo viên hàng đầu đến từ Đại học Cornell và UPenn – hai trường Ivy League ở Mỹ.

RMIT Vietnam

Theo mình quan sát, RMIT là một trường đại học đơn thuần “đúng chuẩn” của Úc. Sinh viên RMIT ra trường với danh tiếng của trường, với những ngành học cũng rất thực dụng như marketing, kinh tế, tài chính, kế toán… mình tin là xin việc ban đầu sẽ rất dễ dàng.

VinUniversity

VinUni thì đưa ra một góc nhìn còn thực dụng hơn, với 3 trường là trường Kinh doanh, trường Y và trường Kỹ thuật (Engineering). Có thể thấy VinUni chú trọng đào tạo những ngành học rất thực dụng, từ các giáo sư hàng đầu. Còn Đại học Fulbright sẽ đào tạo ra những con người “khai phóng”, với tính sáng tạo rất cao.

Đây là 3 trường rất đặc thù mà mình thấy Việt Nam đang có.”

“Chuyện du học” là kênh Podcast do chương trình College Compass của Everest Education thực hiện – nơi chia sẻ với bạn tất tần tật những kinh nghiệm liên quan đến quá trình chuẩn bị hồ sơ du học, chọn trường, viết luận, nộp học bổng…  

Bạn có thể đánh giá, góp ý, cũng như đặt bất kỳ câu hỏi nào cho “Chuyện du học” tại đây.

“Không có một người thành công nào mà người ta không tập trung cả!” Đó là lời của Leo Hiếu Nguyễn tạm đúc kết từ những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Vì vậy, hãy thật sự tập trung vào hành trình du học này, bạn sẽ còn rất nhiều thứ phải làm đấy! Và đừng quên rằng, bạn không đơn độc trên hành trình này. Hãy để chúng tôi – College Compass giúp bạn bay đến ngôi trường mơ ước.

Tìm hiểu thêm về chương trình College Compass tại đây

Comment

Register For A Free Trial Class