Nguyễn Hải Nam: Chỉ kể về đam mê thôi vẫn chưa đủ, quan trọng là phải thuyết phục! | #Chuyệnduhọc

Nguyễn Hải Nam – cậu học sinh xuất sắc nhận được 4 suất học bổng full-ride từ các trường đại học lớn, với tổng giá trị học bổng lên đến 1 triệu đô la Mỹ – là gương mặt tiếp theo xuất hiện trong podcast Chuyện du học. Ngồi giữa khu trường học xanh ngắt, tọa lạc dưới chân ngọn núi Kilimanjaro (Tanzania) (và râm ran tiếng côn trùng, nếu bạn để ý :)), Hải Nam đã có cuộc chuyện trò cởi mở cùng chúng tôi về hành trình du học của em từ Việt Nam đến Tanzania và sắp đến là Mỹ. 

Nguyễn Hải Nam hiện đang theo học chương trình Tú tài quốc tế tại trường Liên kết Thế giới tại Đông Phi – United World College East Africa (UWC East Africa). Niềm say mê và yêu thích động vật, thiên nhiên chính là cơ duyên giúp Hải Nam được nhận vào UWC East Africa. Hải Nam từng là học sinh trường Chuyên Trần Hưng Đạo của tỉnh Bình Thuận và cũng là cựu học viên chương trình College Compass tại Everest Education (“E2”) khóa 2020. Trong đợt tuyển sinh vừa qua, Hải Nam đã xuất sắc nhận được 4 suất học bổng full-ride từ các trường đại học lớn tại Mỹ, với tổng giá trị học bổng lên đến 1 triệu đô la. Và Middlebury College là ngôi trường đại học Nam đã lựa chọn cho hành trình tri thức sắp tới.

College Compass là chương trình Định hướng Du học của Everest Education, nơi chúng tôi cung cấp lộ trình phù hợp với từng học sinh từ những năm đầu trung học. Các cựu học viên của College Compass đã nộp hồ sơ thành công vào các trường Đại học cạnh tranh nhất thế giới (như Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học Cornell, Đại học Duke, Cao đẳng Williams, Cao đẳng Amherst, NYU, Cao đẳng Bates, Đại học Nam California, Minerva…). Chương trình được dẫn dắt bởi hai Nhà đồng sáng lập và các Cố vấn cấp cao của Everest Education, tốt nghiệp từ Đại học Stanford, Trường Kinh doanh Harvard, Trường Quản lý MIT Sloan, và từng là phỏng vấn viên cựu sinh viên của Stanford.

🔻 Tìm hiểu thêm về College Compass tại website.

Kinh nghiệm ứng tuyển học bổng của United World College (Trường Liên kết thế giới) dành cho học sinh cấp 3

Để ứng tuyển vào UWC thì phải nộp thông qua Ủy ban Quốc gia Việt Nam để được đề cử trở thành đại diện Việt Nam theo học tại các trường UWC. Tùy vào chỉ tiêu hàng năm của UWC, mỗi quốc gia sẽ có số lượng học sinh đại diện nhất định. Vào năm lớp 11, thời điểm Hải Nam đáp ứng được mọi yêu cầu về độ tuổi, thành tích học tập và ngoại khóa, em đã nộp đơn ứng tuyển và xuất sắc giành được học bổng UWC. Sau khi tốt nghiệp UWC, học sinh hoàn toàn có thể nộp đơn vào các trường Đại học ở Mỹ có liên kết, theo chia sẻ của Nam từ podcast.


Chuyện ở Tanzania

Nộp đơn vào UWC từ những năm cấp 3, trúng tuyển và đi du học tại Tanzania. Xuất sắc giành học bổng của 4 trường đại học Mỹ. Kinh nghiệm du học “dày cộm” và thiết thực của Nam thật sự là điểm sáng xuyên suốt podcast. Ban đầu, Hải Nam vô cùng bất ngờ vì được Ủy ban Quốc gia Việt Nam thông báo em sẽ đến… Châu Phi học. “Ban đầu bố mẹ không cho phép em đi. Em cũng khá bất ngờ và cả hoang mang nữa.” Dần dần, cảm giác thích thú khi là học sinh Việt Nam đầu tiên tại UWC Đông Phi đã tiếp thêm cho Nam sự tự tin để thuyết phục gia đình đồng ý cho em học tập tại Tanzania.

Châu Phi: Tưởng tượng Vs. Thực tế

Núi Kilimanjaro | Ảnh: allAfrica.com

Câu chuyện Hải Nam đi du học tại Phi châu chắc chắn khiến nhiều người vừa thấy lạ lẫm vừa thấy tò mò không biết hành trình này sẽ diễn ra như thế nào. Bản thân Nam cũng đã trải qua những cảm xúc đó. Tanzania trong Nam có gì thú vị?

“Trước khi đến Tanzania, em cũng đã tìm hiểu về thiên nhiên, con người, động vật (chủ đề em đam mê). Em cảm thấy rất hứng thú về Safari, về hươu cao cổ và nhất là có ngọn núi cao nhất châu Phi – Kilimanjaro. Vô cùng độc lạ.

Đến lúc em tới trường, ngôi trường của em nằm ngay dưới chân núi Kilimanjaro luôn nên ngày nào em cũng được ngắm ngọn núi. Mọi thứ rất là xanh. Cây cối bao quanh lấy trường như một khu rừng, mọi người rất thân thiện, khí hậu khá giống với Đà Lạt đúng như em đã tìm hiểu. Đó là điều khiến em có cảm giác thân thuộc vì khi em tìm hiểu thế nào thì thực tế đúng như thế ấy.”

Nét độc đáo trong chương trình Tú Tài Quốc Tế (International Baccalaureate – IB) qua mô tả chi tiết của Hải Nam

“Điều em thấy cần thiết nhất và cũng là điều chương trình IB rèn luyện cho học sinh nhiều nhất đó là tính tự lập trong việc suy nghĩ và việc quản lý thời gian. Bởi vì chương trình IB ngoài 6 môn học bắt buộc, mỗi môn còn cần một bản nghiên cứu, thuyết trình ngoài giờ học trên lớp và kiểm tra; ngoài ra còn hai môn là Lý thuyết Kiến thức (Theory of Knowledge – TOK) giống như môn triết em cần phải viết luận, thuyết trình và còn một nghiên cứu độc lập dạng luận 4000 từ. Về hoạt động ngoại khóa, IB yêu cầu học sinh phải tham gia  hoạt động ngoại khóa sau giờ học và phải thỏa mãn 3 yếu tố là Sáng tạo (như viết lách,…), Hành động (thể thao) và Phục vụ (các hoạt động tình nguyện ở trường) (Creativity, Action, Service – CAS). Để cân bằng toàn bộ chương trình IB, kỹ năng cần thiết nhất chính là quản lý thời gian. Ngoài ra còn các kỹ năng tư duy độc lập (independent thinking) và sáng tạo (creative). Nó thể hiện ở: khi em làm nghiên cứu các môn IB ví dụ Sinh học và Hóa học, em phải tự nghĩ ra đề tài nghiên cứu mà em thích và viết về đề tài đó từ 12 – 20 trang. Đấy là điều khác biệt nhất giữa chương trình IB so với chương trình ở Việt Nam.

>> Rất nhiều hoạt động giúp Nam gắn kết với cộng đồng UWC Đông Phi được em chia sẻ trong podcast Chuyện du học

Hành trình du học (cả UWC và Middlebury College) 

Chỉ kể về đam mê thôi vẫn chưa đủ, quan trọng là phải thuyết phục!

Theo quan điểm riêng của Nam, hồ sơ của em có một điểm mạnh đó là em thể hiện mạch lạc niềm đam mê của mình xuyên suốt trong hồ sơ – niềm đam mê đối với động vật. Em đã nhắc đến việc từng chế tạo ra máy ấp trứng cút vì “muốn có nhiều động vật để chăm sóc”. Đây là điểm cộng lớn giúp Nam ghi điểm dù hoạt động ngoại khóa của em có phần kém đa dạng hơn các bạn ứng viên đến từ các thành phố lớn. Điều này vô cùng phù hợp với bầu không khí nghiêng về thiên nhiên của trường UWC tại Tanzania. “Em thể hiện niềm đam mê về động vật qua các hoạt động ngoại khóa của em một cách rõ ràng và thuyết phục, em nghĩ đấy là điểm mạnh của em,” Nam chia sẻ. Đây chắc chắn là một lời khuyên hữu ích dành cho các bạn đang chuẩn bị hồ sơ du học. 

>> Nghe Hải Nam kể lại tại podcast Chuyện du học: sáng kiến về chiếc máy ấp trứng hồi lớp 5 mà chính em cũng không ngờ rằng nó sẽ trở thành một nét đặc sắc giúp em thành công giành được học bổng UWC.

Chủ động tìm kiếm cơ hội tham gia ngoại khóa dù bạn đến từ tỉnh lẻ, tại sao không?

Quả thật, hoạt động ngoại khóa luôn là một đầu mục quan trọng để ứng viên bày tỏ bản thân trước hội động tuyển sinh. Sự “thiếu hụt” tính đa dạng trong các hoạt động, đặc biệt là tại các tỉnh khác các thành phố lớn là trở ngại lớn đối với không ít học sinh. Thế nhưng, Hải Nam đã nỗ lực tạo cho mình nhiều cơ hội trải nghiệm nhất có thể, để vẫn đảm bảo có đủ đầy chất liệu để kể câu chuyện bản thân cho hội đồng tuyển sinh. Nam đã làm điều đó như thế nào?

“Lúc đấy em phải tự tìm hoạt động cho mình thôi, em không thể nào bị động được. Em có tham gia Model United Nation (Hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc) ở TP.HCM vào mùa hè năm lớp 10, là trưởng ban PR của một CLB tiếng Anh. Em nghĩ, việc em tìm kiếm cơ hội cho em tức là em đến TP.HCM để tham gia chương trình vì ở tỉnh của em không có chương trình đó, thể hiện em là một người cầu tiến, đam mê thay đổi bản thân. Một bộ hồ sơ tốt là ứng viên thể hiện được sự cầu tiến và luôn có tinh thần học hỏi, thay đổi theo hướng tích cực hơn để trở thành phiên bản tốt hơn của bản thân. Make the most of everything you have – phải làm tất cả những gì có thể để thay đổi bản thân mình.”

Tóm lại là…

“Mình cần phải thể hiện xuyên suốt các bộ hồ sơ của mình là mình đam mê cái gì và mình đã làm gì để củng cố, đạt đến đam mê đó. Nhiều khi em suy nghĩ mình may mắn vì được học chương trình IB quen với làm nghiên cứu, vì nếu không sẽ không thể chứng minh được mình  đam mê với ngành đấy. Nếu ở Việt Nam, các bạn nên tham gia khóa học ngắn hạn về ngành đấy để đến gần hơn với ngành đấy.”

Mỗi nhân vật xuất hiện trong Podcast Chuyện du học là mỗi cá nhân tỏa sáng cùng câu chuyện bản thân độc nhất trên con đường vươn ra thế giới rộng lớn. Nguyễn Hải Nam, ở tuổi 19, nuôi dưỡng đam mê và chứng minh được niềm đam mê đó của mình một cách chân thật nhất đã ghi điểm với các hội đồng tuyển sinh và truyền nhiều cảm hứng đến các bạn học sinh cuối cấp. Chúc Hải Nam sẽ luôn tận hưởng niềm vui trong học tập và “cháy” hết mình với đam mê! 

Lắng nghe podcast Chuyện du học trên:

Chuyện du học” là kênh Podcast do chương trình College Compass của Everest Education thực hiện – nơi chia sẻ với bạn tất tần tật những kinh nghiệm liên quan đến quá trình chuẩn bị hồ sơ du học, chọn trường, viết luận, nộp học bổng…  

Bạn có thể đánh giá, góp ý, cũng như đặt bất kỳ câu hỏi nào cho “Chuyện du học” tại đây

Tìm hiểu thêm vềchương trình College Compass tại đây

Comment

Register For A Free Trial Class