5 Bí Quyết Giúp Phụ Huynh Tích Hợp Kỹ Năng Đọc Và Viết Khi Dạy STEAM Tại Nhà | #E2xTwinkl

STEAM đang dần trở thành môn học “ngôi sao” ở trường học và cả khi học tập ở nhà. Các bộ môn khoa học quả thật luôn mới mẻ và mang lại nhiều hứng thú cho học sinh, thế nhưng STEAM lại là thách thức lớn với các bậc phụ huynh mỗi khi dạy con học tại nhà. Ngoài ra, các môn khoa học thường gắn liền với nhiều thuật ngữ và từ ngữ chuyên ngành nên đôi khi cũng gây khó hiểu cho các em học sinh. Chính vì thế, tích hợp các kỹ năng đọc, viết vào giảng dạy STEAM là phương pháp lý tưởng để giúp học sinh vừa rèn luyện môn ngữ văn vừa giúp các em dễ dàng tiếp thu và học tập hiệu quả các môn khoa học.

Bài viết này sẽ mang đến các gia đình nhiều gợi ý để tích hợp kỹ năng đọc, viết vào quá trình dạy con học STEAM tại nhà.

Tích hợp đọc và viết vào STEAM sẽ là một cách thú vị và hiệu quả bất ngờ để cải thiện thành tích của học sinh. Có vẻ như hai chủ đề này không liên quan đến nhau, nhưng thực ra chúng có rất nhiều điểm chung. Cả đọc và viết đều yêu cầu học sinh sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện và phân tích thông tin. Chúng cũng giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.


Lợi Ích Của Việc Tích Hợp Các Kỹ Năng Đọc, Viết Vào STEAM

Làm giàu vốn từ vựng chuyên ngành khoa học

Kỹ năng đọc và viết vô cùng cần thiết cho sự phát triển não bộ ở trẻ. Đọc, viết tốt không chỉ là viết đúng chính tả, phát âm rõ ràng, sử dụng dấu câu và ngữ pháp hợp lý, các kỹ năng này còn biểu hiện qua khả năng giao tiếp. Môn ngữ văn đã được chứng minh là môn học giúp nâng cao vốn từ vựng, niềm yêu thích đọc sách, sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội ở trẻ. Qua mỗi cấp lớp, trẻ chắc chắn sẽ tiếp xúc được với nhiều từ vựng mới và phức tạp hơn. Vì thế, việc tích hợp các kỹ năng đọc, viết vào các môn khoa học ngay từ khi trẻ còn nhỏ giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho trẻ. Càng đọc, viết nhiều về chủ đề khoa học, trẻ sẽ càng dễ dàng tiếp thu với những từ vựng phức tạp và ghi nhớ những từ này tốt hơn.

Tìm hiểu khoa học qua ngữ cảnh

Thời gian học trên trường đôi khi không đủ để học sinh “tiêu thụ” cùng lúc nhiều khái niệm khoa học và hầu như không đi sâu vào từng khái niệm đó. Vì thế, đối với trẻ tự học ở nhà và học dạy kèm, phụ huynh nên tạo điều kiện để trẻ tìm hiểu sâu các môn khoa học thông qua các hoạt động đọc, viết. Các khái niệm khoa học được đặt trong ngữ cảnh cụ thể sẽ giúp trẻ học tốt hơn. Khi phân tích, xây dựng và tóm tắt các bài học khoa học thành một đoạn văn giúp trẻ nắm được bài học sâu hơn, đồng thời phát triển các kỹ năng tư duy phản biện.

Tạo ra nhiều tương tác hơn khi học khoa học

Môn khoa học càng trở nên sinh động học sinh càng chủ động học tập hơn, đặc biệt là trong môi trường học tập tại nhà, khi phụ huynh có thể chủ động lựa chọn phương pháp học tập dựa theo sở thích của con. Các hoạt động đọc, viết sẽ khuyến khích con yêu thích môn khoa học hơn. Hãy để những cuốn sách giáo khoa khô khan sang một bên và mang đến cho con trải nghiệm học khoa học thú vị qua tin tức, các trò chơi và các tác phẩm khoa học viễn tưởng. Các hoạt động này tăng cường sự tương tác của con và giúp con tập trung hơn khi học.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Bí Quyết Tích Hợp Kỹ Năng Đọc Và Viết Vào STEAM

Cho con đọc sách phi hư cấu, tiểu thuyết

Khoa học thường gắn liền với ngôn ngữ phi hư cấu (ngôn ngữ thường thức). Các dữ kiện liên quan đến khoa học và sách ảnh lịch sử là lựa chọn tuyệt vời để con tham khảo. Ngoài ra, tiểu thuyết cũng mang lại hiệu quả bất ngờ, đặc biệt là đối với những độc giả nhí yêu thích các nhân vật giả tưởng. Thông qua những cuốn sách này, con có thể học các khái niệm khoa học theo cách sáng tạo nhất, được hỗ trợ bởi hình ảnh, lý giải và phép ẩn dụ. Như vậy, khoa học sẽ không còn quá khó hiểu mà trở nên thú vị hơn. Một vài tựa sách dành cho con: bộ truyện tiếng Anh Max Einstein, câu chuyện về một cậu bé 12 tuổi được một tổ chức bí ẩn tuyển dụng và hợp tác với một nhóm thiên tài để giải quyết nhiều vấn đề khó khăn nhất thế giới.

Đọc sách cùng nhau

Thời gian dành để đọc sách có lẽ được nhiều gia đình sử dụng để nâng cao kỹ năng đọc, viết cho trẻ. Ngoài những câu chuyện trước khi đi ngủ hoặc các bài tập đọc, giờ đây phụ huynh có thể thêm “tiết mục” đọc sách cùng con tập trung vào các chủ đề khoa học. Những lựa chọn của trẻ về tựa sách khoa học thường là cách hình thành mưa, ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến thực vật hoặc môi trường sống của động vật như thế nào. Phụ huynh có thể tìm các tài nguyên phục vụ việc đọc của trẻ tại National Geographic, Twinkl Newsroom, Kids News Australia, và khuyến khích con “thuyết trình” những thông tin quan trọng sau khi đọc.

Xem video khoa học có phụ đề

Các nghiên cứu ở Bỉ, Mỹ và Hà Lan đã chỉ ra rằng: phụ đề trong video giúp trẻ chủ động đọc; đặc biệt, phụ đề theo ngôn ngữ quen thuộc của trẻ giúp cải thiện đáng kể kỹ năng đọc hiểu của trẻ. Thậm chí, còn có một chiến dịch khuyến khích phụ huynh bật phụ đề cho trẻ từ sáu đến mười tuổi khi xem video. Phụ huynh có thể áp dụng phương pháp này trong việc dạy trẻ học khoa học tại nhà bằng cách bật phụ đề tiếng Anh cho các video tiếng Anh trên các kênh nổi tiếng như BBC Bitesize, National Geographic Kids SciShow Kids.

Viết báo cáo thí nghiệm

Báo cáo thí nghiệm là hoạt động mà mọi nhà khoa học thực hiện sau một thí nghiệm trong phòng thí nghiệm của họ. Phụ huynh có thể dạy con làm theo dạng viết báo cáo từ các câu hỏi như “Mô tả các bước của thí nghiệm hôm nay”, “Phát hiện mới của con là gì?”, “Theo con, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”. Con nên được khuyến khích viết báo cáo sử dụng từ vựng chuyên ngành mà con đã học. Ngoài ra, cách viết này cũng có thể sử dụng trước tiết học khoa học, như gợi ý con viết ra mục tiêu cho thí nghiệm. Khi con học cấp 2, phụ huynh có thể khuyến khích con tham khảo các bài báo khoa học và các nguồn tài liệu được dẫn chứng trong báo cáo.

Thiết kế tạp chí khoa học

Trẻ tự thiết kế tạp chí khoa học cho riêng mình liệu có khó không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Nội dung của tạp chí có thể tổng hợp từ các bài học, thí nghiệm con đã thực hành trong suốt tuần, các sự kiện khoa học thú vị mà con học được, một nhà khoa học mà con ngưỡng mộ,... Hãy cho con bắt đầu với các bài viết ngắn và cố gắng sử dụng ngôn ngữ báo chí. Sau đó, khi con đã vững vàng kỹ năng viết, hãy gợi ý con lối viết “chuyên nghiệp” hơn (tham khảo các tạp chí nổi tiếng như New Scientist The Atlantic.

Tích hợp kỹ năng đọc, viết khi dạy con STEAM mang lại nhiều lợi ích bất ngờ, không chỉ giúp con hiểu sâu về các khái niệm khoa học mà còn củng cố môn ngữ văn, kỹ năng viết sáng tạo của con.

Tại Everest Education, chúng tôi tổ chức các lớp STEAM trực tuyến dành cho học sinh thuộc mọi lứa tuổi. Các em sẽ khám phá thế giới khoa học lý thú với nhiều chủ đề khác nhau: từ vật lý, sinh học, đến hóa học, kỹ thuật. Những kiến thức được lồng ghép vào các tình huống quen thuộc, thí nghiệm mới mẻ, kích thích trí tò mò của trẻ. Để tạo ra sản phẩm/thí nghiệm cuối cùng, suốt tiết học các em được tham gia thảo luận, tranh luận, thiết kế và thực hành. Phỏng vấn nhanh các nhà leo núi nhí, E2 được biết các bạn đang học những chủ đề vô cùng thú vị như: quỹ đạo của một vật khi rơi, “quả táo Newton”, phương hướng và cả làm “hoạt họa” nữa.

>> Tìm hiểu các lớp STEAM trực tuyến

 

Về E2xTwinkl series

Nhằm mang đến cho các gia đình nhiều nội dung, tài liệu và ý tưởng hữu ích trong việc đồng hành cùng con trên hành trình học tập, E2 và Twinkl phối hợp thực hiện các bài viết thuộc E2xTwinkl series. Các bài viết thuộc nhiều chủ để như học STEAM, tiếng Anh tại nhà thế nào cho hiệu quả, tin chắc các gia đình sẽ có thêm nhiều gợi ý tuyệt vời để giúp con học tập tốt từng ngày.

Twinkl Educational Publishing là nhà xuất bản tài liệu giáo dục đến từ Vương Quốc Anh, được tín nhiệm bởi 11 triệu thầy cô, phụ huynh và 12,000 trường học tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Twinkl tự hào với thư viện hơn 750,000 tài liệu, được phát triển bởi đội ngũ giáo viên quốc tế uy tín, bổ ích cho trẻ ở nhiều lứa tuổi từ 0-18.

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí