5 Điểm Khác Biệt Giữa Hai Hệ Thống Giáo Dục Đại Học: Đại Học Quốc Gia Và Đại Học Giáo Dục Khai Phóng

“Nên chọn trường đại học giáo dục khai phóng* (Liberal Arts College) hay trường đại học quốc gia (National University) khác?” LAC hay NU là những thuật ngữ hết sức phổ biến trong cộng đồng học sinh cuối cấp, đặc biệt là đối với các em có dự định du học Mỹ. "Giáo dục khai phóng, là “một triết lý giáo dục cung cấp cho các cá nhân một nền tảng kiến thức rộng và những kỹ năng có thể chuyển đổi được, và một cảm nhận mạnh mẽ về các giá trị, đạo đức, và sự can dự vào đời sống công dân…” (NewVnNews)

Khi bắt đầu nghiên cứu thông tin về các trường đại học Mỹ, phần lớn các trường đều sẽ thuộc một trong hai hệ thống: trường đại học giáo dục khai phóng (Liberal Arts Colleges – LAC) và trường đại học quốc gia (National Universities – NU). Đôi khi tên gọi các hình thức tổ chức giáo dục đại học cũng gây ra nhiều hiểu nhầm. Chữ “liberal” hay “arts” trong “liberal arts” không chỉ hướng sinh viên đến tự do (liberal) hay nghệ thuật (arts) như tên gọi của nó, và các trường đại học quốc gia cũng không chỉ có nghĩa là học tập và nghiên cứu đơn thuần.

Lựa chọn trường đại học là một quyết định mang tính cá nhân sâu sắc. Dù vậy, hiểu được kiến thức cơ bản về hệ thống giáo dục đại học là bước đầu giúp em đưa ra quyết định đúng đắn. Vậy trường đại học khai phóng (LAC) khác với đại học quốc gia (NU) như thế nào? Có nhiều khác biệt so với các trường đại học khác không? Và quan trọng hơn cả, kiểu trường đại học nào sẽ phù hợp với bản thân em? 

Bài viết này sẽ trả lời tất cả những câu hỏi trên, đồng thời làm rõ điểm khác biệt cũng như xu hướng mới nổi giữa hai hệ thống giáo dục đại học này nhằm giúp gia đình rút ngắn danh sách, cũng như dễ dàng đưa ra quyết định chọn trường đại học – ngôi nhà thứ hai của các sinh viên tương lai.


1. LAC và NU: Chương trình giảng dạy

Đại học giáo dục khai phóng (LAC) Đại học quốc gia (NU)
- Các trường đại học giáo dục khai phóng có xu hướng tập trung vào bậc đại học và cung cấp một nền giáo dục truyền thống, rộng rãi và phổ thông hơn. Trường cấp bằng cho hầu hết các ngành giáo dục khai phóng (khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, nhân văn và nghệ thuật).

- Ở LACs, sinh viên cần tham gia nhiều lớp học khác nhau để được tiếp cận hàng loạt lĩnh vực khác nhau với nền tảng kiến thức khá bao quát. Nhìn chung, hệ thống giáo dục đại học này không tập trung nhiều vào các lớp chuyên ngành về một ngành nghề nào như các trường NU.

- Các trường đại học quốc gia thường có cả chương trình bậc đại học và sau đại học, các chương trình thạc sỹ, tiến sỹ chuyên sâu (về kỹ thuật, luật, kinh doanh và y tế,...) . Đây là lựa chọn hợp lý dành cho sinh viên muốn nhận các bằng cấp kỹ sư, với trọng tâm nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kỹ thuật, khoa học máy tính hoặc kế toán.

- Các trường đại học NU thường tập trung vào chuyên ngành của sinh viên, và yêu cầu cốt lõi tương đối ít hơn. Họ cung cấp các lớp học phù hợp hơn với nhu cầu nghề nghiệp cụ thể của từng sinh viên, đặc biệt là những người muốn theo đuổi con đường sự nghiệp kỹ thuật.

Đại học Pennsylvania. Nguồn: businessinsider

Một ví dụ để dễ hình dung. Một sinh viên học một trường NU, ví dụ như Đại học Pennsylvania chuyên ngành kỹ thuật có thể có các lựa chọn: Theo học chuyên ngành kỹ thuật lấy bằng Cử nhân Khoa học Tự nhiên (B.S) hoặc lấy bằng kép về kỹ thuật là bằng Cử nhân Khoa học Tự nhiên (B.S) và Cử nhân Khoa học Xã hội (B.A). Ngược lại, ở một số trường LAC, như Trường Amherst, tuy không có chuyên ngành kỹ thuật, sinh viên của trường vẫn có thể trở thành kỹ sư thông qua việc học các chuyên ngành liên quan đến nghiên cứu (như khoa học, toán học và thống kê), hoặc thông qua một trường cao học sau khi rời Amherst.

Thực tế, các trường đại học quốc gia NU vẫn được đánh giá cao hơn khi so sánh với LAC nếu xét về chương trình học nghiên cứu chuyên sâu hoặc các chương trình thạc sỹ, tiến sỹ ở một lĩnh vực nhất định. Tuy vậy, vẻ đẹp của triết lý “giáo dục khai phóng” chính là khả năng cho phép học sinh học liên ngành với chương trình giảng dạy linh hoạt, khuyến khích sinh viên khám phá và thử sức nhiều môn học trước khi “dấn thân” vào bất kỳ chuyên ngành nào. Đây có thể là một điểm để các em cân nhắc khi so sánh hai hệ thống giáo dục đại học trên. Theo thầy Don Le, CEO và đồng sáng lập Everest Education, tốt nghiệp Đại học Stanford với bằng Cử nhân Khoa học máy tính và bằng Cử nhân Kinh tế, “Nếu em là người hay quan tâm đến các vấn đề xã hội phức tạp, mong muốn phát triển bản thân không chỉ trong khía cạnh học thuật hoặc dự định tiếp tục con đường học vấn sau đại học, chương trình giáo dục khai phóng sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Còn nếu em muốn tập trung phát triển chuyên môn nghề nghiệp ở một lĩnh vực nhất định, theo thầy, em nên chọn một trường đại học quốc gia.” chương trình College Compass.

2. LAC và NU: Khu đại học và Cộng đồng sinh viên

Nhìn từ trên không Khuôn viên Đại học Stanford - Palo Alto, California, Hoa Kỳ

Sự khác biệt dễ nhận biết nhất khi so sánh hai hệ thống đại học giáo dục khai phóng và đại học quốc gia đó là đặc điểm của khu trường học và tính cộng đồng ở đây. Đại học giáo dục khai phóng thường chỉ có khoảng 4.000 sinh viên bậc đại học. Trong khi đó, tại các trường NU, sinh viên bậc đại học và sau đại học cùng học tập trong cùng khu đại học.

Sinh viên các trường LAC thường sống tại ký túc xá trong khuôn viên trường. Mọi nhu cầu cần thiết cho việc học tập và sinh hoạt đều được dễ dàng tìm thấy trong phạm vi gần trường. Cộng đồng sinh viên ở nơi này thường gắn bó với nhau hơn vì sỉ số sinh viên ít giúp kết nối sinh viên với sinh viên, với giảng viên dễ dàng hơn. Các khu học tập và tòa nhà dịch vụ của LAC thường tập trung gần nhau và ở trung tâm khuôn viên trường. Tại NU, khuôn viên trường có thể sẽ vô cùng rộng lớn. Việc di chuyển từ lớp học này sang lớp học khác đôi khi còn có thể giúp sinh viên hình thành thói quen tập thể dục hàng ngày! Ví dụ như khuôn viên đại học của Stanford, nơi có diện tích hơn 8.000 mẫu Anh (xấp xỉ 3,237.5 ha) với 700 tòa nhà và 43.000 cây xanh.

Nói về đời sống sinh viên, các trường LAC có ít câu lạc bộ và hoạt động đội nhóm hơn. Trong khi các trường NU lại mạnh trong việc quảng bá và có cộng đồng sinh viên đa dạng. Các trường NU thường muốn thu hút những ứng viên sáng giá và nổi bật nhất từ ​​các nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới. Nhìn chung, họ có số lượng sinh viên đa dạng về chủng tộc và nền kinh tế xã hội hơn hẳn các trường khai phóng. Các trường khai phóng hàng đầu vẫn không có nhiều sự đa dạng nêu trên, ngay cả khi xét về công động sinh viên quốc tế. Đây cũng là một yếu tố nên cân nhắc khi khi chọn trường đại học, hãy nghĩ xem em thật sự muốn trở thành một phần trong cộng đồng sinh viên như thế nào?

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

3. LAC và NU: Đặc điểm lớp học

Đặc điểm lớp học cũng là một trong những khác biệt đáng kể giữa hai hệ thống đại học. Xét về quy mô lớp học, các trường khai phóng có không gian nhỏ, nơi học tập mang tính cá nhân, và sự tương tác giữa sinh viên và giáo sư luôn được ưu tiên. Các giáo sư hoặc giảng viên sẽ trực tiếp giảng dạy ở tất cả các lớp học, rất hiếm trường hợp trợ giảng là các sinh viên sau đại học đứng lớp. Nhiều trường khai phóng có tỷ lệ sinh viên:giảng viên là 10:1 hoặc thấp hơn. Xu hướng ở các trường khai phóng là tổ chức hội thảo thay vì giảng đường và bài giảng, xu hướng này đã thu hút sự tham gia của sinh viên nhiều hơn. Họ có nhiều cơ hội phát biểu trong các hội thảo, đặt câu hỏi và tham gia thảo luận. Tại trường khai phóng, sinh viên còn có nhiều cơ hội tương tác với các giáo sư và bạn học ngoài lớp học.

Ngược lại, các trường đại học quốc gia gắn liền với hình ảnh giảng đường với hơn 200 sinh viên, đặc biệt đối với các môn học đại cương hoặc bắt buộc. NU cũng nổi tiếng về mức độ chuyên sâu trong các chương trình nghiên cứu. Số lượng sinh viên quá lớn khiến các trường đại học này chủ yếu chọn giải pháp bài giảng hơn là tổ chức hội thảo. Một số lớp học hoặc phần thảo luận được đứng lớp bởi các sinh viên sau đại học với tư cách là trợ giảng (TA) thay cho các giáo sư.

Nguyễn Mai Kiều Anh – cựu học viên College Compass – đã chia sẻ rất chi tiết về chương trình giáo dục khai phóng tại Williams College và cách em tận dụng lợi ích to lớn từ chương trình học của mình với Chuyện du học podcast. Kiều Anh là một trường hợp của College Compass đã được nhận vào Đại học Cornell – một trường Ivy – nhưng sau đó đã từ chối và quyết định theo học tại Đại học Williams vì trót yêu thích triết lý giáo dục khai phóng tại đây. Được biết, Đại học Williams là LAC được xếp hạng nhất theo Bảng xếp hạng Các trường Đại học Giáo dục khai phóng Quốc gia năm 2021 của U.S.News..

Nghe trọn vẹn podcast Chuyện du học cùng Kiều Anh tại:

4. LAC và NU: Hỗ trợ tài chính

Các trường đại học tư thục danh tiếng thường có mức học phí đắt đỏ (vào khoảng 55.000 đô la/năm học). Nhiều trường khai phóng cũng có mức học phí tương tự. Bù lại, trường khai phóng có chương trình hỗ trợ tài chính vô cùng hào phóng. Học bổng được trao dựa trên thành tích, tài năng và nhu cầu của sinh viên. Sinh viên chi trả toàn bộ học phí, hoặc có thể ít hơn mức học phí chính thức khi nhập học trường đại học khai phóng tư, vẫn ít hơn so với các trường đại học quốc gia công lập.

Không chỉ nhờ vào chính sách học bổng và hỗ trợ tài chính hào phóng, các trường khai phóng hàng đầu còn nổi tiếng vì “những giá trị mang lại” dựa trên kết quả của các bảng xếp hạng từ U.S. News & World Report. Trong số đó phải kể đến Williams, Amherst, Pomona, Wellesley và Swarthmore. Chúng tôi luôn tư vấn học sinh và gia đình cân nhắc mức độ phù hợp của trường đại học và chất lượng học tập so với khả năng tài chính trước khi đưa ra quyết định.

5. LAC và NU: Cơ hội nghề nghiệp

Cả hai hệ thống đại học NU và LAC đều mang đến cơ hội nghề nghiệp đầy hứa hẹn cho sinh viên. Ở các trường đại học NU “đông đúc” sinh viên, trường sẽ tổ chức nhiều hội chợ việc làm và tuyển dụng trong khuôn viên trường. Ngoài ra, mạng lưới cựu sinh viên lớn, mang đến cho sinh viên cơ hội kết nối và đa dạng nghề nghiệp. Đặc biệt, tại các trường đại học NU nổi tiếng, các giáo sư cũng đồng thời là những nhà nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực nhất định. Đây là một lợi thế giúp sinh viên tiếp cận với các nghiên cứu mới nhất và các lớp học được giảng dạy bởi chính các nhà nghiên cứu nổi tiếng, đạt nhiều thành tựu – những nhân tố có thể giúp sinh viên tiến bộ vượt bậc trong hành trình học tập của mình. Ngược lại, sinh viên tại trường khai phóng có mối quan hệ thân thiết với các cựu sinh viên, giáo sư và bạn cùng lớp. Từ đây, sinh viên có nhiều cơ hội được giới thiệu đến các vị trí thực tập và công việc.

Tuy nhiên…

Dù là NU hay LAC, những ưu điểm của một trường đối với người này có thể lại là nhược điểm đối với người kia tùy theo nhu cầu và quan điểm của mỗi cá nhân. Để tóm lại, phụ huynh và học sinh có thể theo dõi bảng tóm tắt dưới đây để điểm lại những khác biệt chính giữa hai hệ thống đại học:

ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHAI PHÓNG (LAC) ĐẠI HỌC QUỐC GIA (NU)
Tập trung vào nền giáo dục phát triển toàn diện Tập trung vào nền giáo dục phục vụ nghiên cứu
Quy mô tuyển sinh nhỏ Quy mô tuyển sinh lớn
Nhấn mạnh vào giáo dục bậc đại học Cung cấp cả chương trình Sau đại học
Thảo luận trên lớp Giảng đường
Rất ít hoặc không có trợ giảng đứng lớp Nhiều trợ giảng đứng lớp
Quy mô lớp học nhỏ Quy mô lớp học lớn
Ít thế cạnh tranh trong việc giành vị trí hàng đầu Danh tiếng quốc gia
Tập trung vào kiến thức Chú trọng hoạt động thể thao
Đôi lúc được gọi là "trường trung học nhỏ" vì tin đồn lan nhanh More anonymity on campus

Nguồn: Niche.com

Theo thời gian, hai hệ thống trên không còn quá nhiều khác biệt. Nhiều trường đại học đã kết hợp các khía cạnh của giáo dục khai phóng (như nội trú, chương trình đặc biệt với quy mô lớp học nhỏ) vào chương trình giảng dạy của họ. Hình tượng của các trường giáo dục khai phóng – “thiên đường dành riêng cho những người yêu thích khoa học xã hội và nhân văn” – đang thay đổi từng ngày. Chương trình giảng dạy ngày càng mở rộng ra các lĩnh vực kinh doanh, kỹ thuật, báo chí, v.v.

Hãy dành thời gian cân nhắc cả hai hệ thống đại học này. Nếu bạn vẫn còn “mơ hồ” và khó khăn để đưa ra lựa chọn, các cố vấn College Compass luôn sẵn sàng giúp bạn.

College Compass là chương trình định hướng du học của Everest Education ("E2"), hỗ trợ các bạn học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 ứng tuyển vào các trường đại học danh tiếng thế giới. College Compass được dẫn dắt bởi các cố vấn cao cấp giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp từ Harvard, Stanford, MIT…

Học sinh College Compass đã được nhận vào nhiều trường đại học cạnh tranh hàng đầu thế giới, như Harvard, Stanford, Cornell, Duke, Williams, Amherst… Đồng hành cùng bạn từ bước chọn trường, thi chuẩn hóa, cố vấn hoạt động ngoại khóa, viết luận, nộp học bổng…

College Compass có những khóa học thiết kế riêng phù hợp với độ tuổi và nhu cầu riêng của mỗi học sinh. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào College Compass với lộ trình toàn diện, giúp bạn vào được trường đại học tốt nhất, phù hợp nhất với sở thích, năng lực, và định hướng tương lai của mình.

Tìm hiểu thêm về chương trình College Compass tại đây.

Để lại ý kiến