Cách dạy con đặt mục tiêu hiệu quả

Việc thiết lập mục tiêu cho trẻ là quan trọng vì con có thể cải thiện và xây dựng sự tự tin của mình từ kỹ năng này. Từ đó, con cũng có thể học cách tập trung hơn và đưa ra quyết định tốt hơn.

Ba mẹ thường cảm thấy thất vọng khi con mình không đủ cố gắng để hoàn thành một điều gì đó trong khi con hoàn toàn có khả năng. Vậy ba mẹ có thể làm gì? Có một cách để thúc đẩy con có tinh thần muốn hoàn thành mọi thứ, đó là ba mẹ hãy dạy con cách đặt mục tiêu đúng cách.

Các bậc ba mẹ không thể khiến con bắt đầu đặt mục tiêu đạt điểm A ngay lập tức. Loại mục tiêu đó sẽ là một thách thức lớn đối với hầu hết trẻ. Nhưng đây là thời điểm lý tưởng để giới thiệu cho con khái niệm của việc xác lập mục tiêu. Tham khảo các chiến lược dưới đây để dạy con tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu, từ đó con có thể thực hành và hoàn thành công việc tốt nhất.


1. Đặt mục tiêu theo SMART

Việc thiết lập mục tiêu có thể là một điều gì đó mới mẻ đối với con, nhưng cũng giống như việc đánh răng hoặc học bài mỗi ngày, hãy biến việc thiết lập mục tiêu trở thành một thói quen đối với trẻ. Điều quan trọng cần lưu ý là phải nhấn mạnh vào quá trình chứ không phải vào kết quả, như vậy con mới có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Hãy cùng theo dõi câu chuyện của Ian - con trai thầy Tony khi con nộp đơn vào trường trung học cạnh tranh nhất Harvard Westlake và tìm hiểu thêm các mẹo giúp con đặt mục tiêu đúng đắn.

SMART là một công cụ phổ biến được sử dụng để giúp con thiết lập mục tiêu. SMART là từ viết tắt của Specific (Cụ thể), Measurable (Có thể đo lường), Achievable (Có thể đạt được), Realistics (Thực tế) và Timely (Thời gian hoàn thành). Mục tiêu SMART là một cách tuyệt vời để giúp cả học sinh và cácchuyên gia thiết lập và đạt được mục tiêu vì nó thúc đẩy người đặt mục tiêu suy nghĩ rõ ràng về mục tiêu của mình là gì và cách đạt được mục tiêu đó như thế nào. Có những mục tiêu cụ thể có thời hạn và một kế hoạch hành động rõ ràng là cách tốt nhất để thực sự đạt được mục tiêu ấy.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

2. Các bước thiết lập mục tiêu

Trẻ em tự nhiên đã là những người có thể đặt mục tiêu tốt. Tất cả họ đều biết mình muốn trở thành ai "khi lớn lên" và điều này tạo nên bước khởi đầu cho việc thiết lập mục tiêu cho con.

  1. Xác định mục tiêu Thảo luận về ước mơ và nguyện vọng của con và viết chúng ra giấy. Đọc lại danh sách và giúp con chọn ra một hoặc hai nguyện vọng. Mục tiêu phải thực tế và nằm trong khả năng của con. Nếu không, ba mẹ nên giúp con chọn mục tiêu khác. Sau đó, giúp con hình thành kế hoạch bằng cách sử dụng công thức đặt mục tiêu, nêu rõ con sẽ làm gì và vào lúc nào, ví dụ như “Con sẽ viết đúng ít nhất 9 trong số 10 từ chính tả trong bài kiểm tra chính tả tuần này.”
  2. Thiết lập khung thời gian phù hợp với thực tế cho con.Đối với trẻ nhỏ, các mục tiêu nên được giữ đơn giản và dễ thực hiện. Một khi đã trải qua những kết quả tích cực khi đạt được mục tiêu, trẻ sẽ háo hức đặt ra những mục tiêu khó hơn. Một số trẻ cần đặt ra các mục tiêu ngắn hạn hơn nữa vào cuối giờ hoặc một ngày, chẳng hạn như hoàn thành một dự án đơn giản ở trường, đọc một trang sách mỗi đêm, dọn dẹp tủ quần áo, nhặt đồ chơi hoặc dọn giường mà không cần nhắc nhở.
  3. Suy nghĩ về các bước để thành công. Bước tiếp theo là giúp con bạn suy nghĩ về cách con sẽ thành công. Sẽ rất hữu ích nếu con biết cách viết ra hoặc vẽ ra đường lối cho các hành động của mình. Hãy giúp con viết hoặc vẽ lên những tờ giấy ghi chú những việc mà con phải làm để đạt được mục tiêu. Sau khi hoàn thành, hãy giúp con sắp xếp các nhiệm vụ đó theo thứ tự thời gian con sẽ làm. Ghim các ghi chú lại với nhau, sau đó yêu cầu con xé một ghi chú khi mỗi nhiệm vụ được hoàn thành cho đến khi không còn nhiệm vụ nào nữa. Hãy để con xác định tất cả những người hoặc những thứ cần thiết để đạt được mục tiêu mà con đã đặt ra.
  4. Theo dõi tiến độ của mục tiêu và tán thưởng sự thành công.Treo các mục tiêu của con lên tường để nhắc nhở về các ý định của con. Chỉ ra những nỗ lực của con để thúc đẩy con tiếp tục cố gắng: “Hãy nhìn xem con đang tiến gần đến mục tiêu của mình hơn đấy!”. Và nếu mục tiêu quá khó, quá dễ hoặc con không đủ sức để thực hiện, ba mẹ cần giúp con điều chỉnh lại kế hoạch để có thể đạt được mục tiêu đề ra.
  5. Nói về mục tiêu của con. Việc thiết lập mục tiêu tạo cơ hội tốt để chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với con. Hãy nói với con về những mục tiêu mà ba mẹ đã có khi còn trẻ và mục tiêu của con bây giờ. Hãy mô tả cách ba mẹ vượt qua những trở ngại, cảm giác khi đạt được mục tiêu và mục tiêu đã thay đổi như thế nào. Hãy nói chuyện với con về khoảng thời gian mà ba mẹ không đạt được mục tiêu nào đó. Không phải lúc nào con cũng có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra. Tuy nhiên, con sẽ học được một vài bài học quý giá về việc thiết lập mục tiêu và nhận thấy những tiến bộ đáng kể trong suốt quá trình thực hành. 

Tại Everest Education, chúng tôi có một lộ trình học tập cụ thể giúp con định hướng được quá trình và kết quả học tập mà con đặt ra. Ngoài ra, với chương trình giảng dạy quốc tế và đội ngũ giáo viên chất lượng, E2 sẽ giúp con nhanh chóng về đích xuất sắc trong học kỳ này.

Nguồn tham khảo: 

The importance of goal setting for children

How to teach kids perseverance goal setting

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí