5 sai lầm học sinh thường mắc phải khi ôn tập trước các kỳ thi quan trọng

Dù đang ở độ tuổi nào hay đã có kinh nghiệm tham gia bao nhiêu kỳ thi trước đó, các em học sinh vẫn thường cảm thấy khá căng thẳng as important test dates approach. Engaging in practice tests is one of the effective methods for comprehensive review of knowledge. Moreover, it can contribute to the rapid improvement of test-taking skills. However, without proper skills in effective study techniques, students may find themselves confused and struggle to avoid common mistakes. This feeling can hinder them from achieving the desired scores. The failure in having a good grade after being well-prepared can have a detrimental impact on children. It can create a negative perception of the value of effort and lead to a sense of apathy. Consequently, students may believe that exerting effort yields no meaningful results. This can hinder student’s motivation and discourage them from striving for success.

Để trả lời câu hỏi “Làm sao để bứt phá trong các kỳ thi?”, mời gia đình cùng thực hiện bước đầu tiên, nhận diện 5 sai lầm các sĩ tử thường mắc phải khi ôn luyện trước kỳ thi. Thông qua đó, các em sẽ có thể tìm ra phương pháp ôn tập phù hợp để chuẩn bị hành trang vững vàng chinh phục mọi kỳ thi sắp tới.


1. Mang tâm lý sợ điểm kém và sửa đề sai cách

Một trong những sai lầm mà hầu hết học sinh đều mắc phải là sợ bị điểm kém. Với tâm lý này, đa số học sinh sau khi làm xong một đề thi thử thường so ngay với đáp án để xem mình được bao nhiêu điểm. Sau đó, các em chỉ xem lại đáp án những câu sai rồi kết thúc mà hoàn toàn không chủ động làm lại những câu đó. Điều này là nguyên nhân khiến các em tiếp tục làm sai những câu tương tự hoặc không làm được chính những câu đã từng gặp phải.

Sửa đề sai cách và mang tâm lý sợ điểm kém

Để khắc phục vấn đề này, lời khuyên dành cho các em là không nên quá tập trung vào điểm số trong quá trình luyện đề trước kỳ thi. Thay vào đó, khi gặp một câu hỏi khó hãy tự mình tìm lời giải hoặc tham khảo câu trả lời từ thầy cô hoặc bạn bè. Sau đó, hãy kiên nhẫn làm lại, tìm hướng tư duy khác cho câu hỏi để tìm ra lỗ hổng trong cách giải bài của mình trước đó. Đừng ngại bị điểm kém khi làm bài thi thử, sửa đề đúng cách cũng sẽ giúp các em cải thiện kỹ năng làm bài thi hiệu quả và nhanh chóng.

2. Sa đà vào các bài tập khó

Các em học sinh thường đặt ra mục tiêu đạt điểm cao trong mỗi kỳ thi, điều này vô hình tạo nên áp lực thúc ép bản thân cố gắng giải quyết những câu hỏi khó. Một số bạn dành thời gian khá nhiều vào những dạng bài nâng cao mà quên đi những kiến thức nền tảng, dẫn đến mất điểm ở những câu đơn giản vì những lỗi nhỏ không đáng có. Lời khuyên dành cho các em là hãy luyện giải những đề có nội dung của tất cả các cấp độ khác nhau, tránh sa đà vào những dạng bài quá khó vì dễ gây nản chí, sa sút tinh thần hoặc vô tình rơi rụng các kiến thức nền tảng nếu không được thực hành thường xuyên.

>>> Tham khảo thêm: Cách Giúp Trẻ Đặt Mục Tiêu Hợp Lý

3. Selecting inappropriate practice tests

Việc chọn đề kém chất lượng trong quá trình chuẩn bị thi chính là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều em ôn tập mãi mà vẫn không cải thiện được kỹ năng và tư duy làm bài. Trên thực tế, việc làm được nhiều đề chưa chắc đã tốt bằng việc làm ít nhưng đó là những đề chất lượng, có sự bao quát kiến thức và sát với các chủ đề trong đề thi thực, từ đó giúp các em củng cố và cải thiện kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Bước đầu tiên trong quá trình chọn lọc đề phù hợp là tự đánh giá lại năng lực, xem xét những chủ đề hoặc nội dung cụ thể mà các em cần tập trung ôn tập, từ đó tìm kiếm, chọn lọc và luyện tập những đề thi thử chất lượng. Hãy bắt đầu với những bộ đề ở cấp độ dễ, sau đó tăng dần cấp độ khó theo thời gian. Bước chọn lọc này giúp các em tránh khỏi tình trạng hoang mang khi bắt gặp các đề thi mà nội dung quá khác với những gì các em được học. Ví dụ, khi các em muốn tìm đề thi thử môn tiếng Anh, các em nên chú ý lựa chọn đề thi có chứa từ vựng về những chủ đề có trong chương trình học hằng ngày trên lớp, tự đặt giới hạn thời gian và thực hành giải đề thường xuyên.


Tại Everest Education, nhằm hỗ trợ các em thuận lợi thi vào các trường quốc tế, chúng tôi tổ chức các buổi thi thử BÀI THI ĐẦU VÀO TRƯỜNG QUỐC TẾ vào thứ 5 và thứ 7 hàng tuần. Thông qua buổi thi này, các em có thể đánh giá được năng lực hiện tại, xác định được kiến thức và kỹ năng mình cần hoàn thiện, cũng như chuẩn bị tinh thần tốt hơn cho bài thi thực tế.

Đăng ký tham gia buổi thi thử

4. Last-minute cramming

Bạn đã bao giờ nhìn thấy hình ảnh các em học sinh đang cầm tài liệu và cố gắng học “nhồi” kiến thức trước khi bước vào phòng thi chưa? Việc bám chặt tài liệu vào phút cuối mặc dù sẽ giúp học sinh cảm thấy an tâm hơn, nhưng lại tiềm tàng các mối nguy mà có thể các em chưa biết:

Đầu tiên, hãy tưởng tượng một học sinh A đang kiểm tra lại những ghi chú và tự tin với những gì mình đã ôn luyện trước đó. Một bạn học sinh B khác đến gần và chỉ ra những chỗ mà bạn A đã ghi chú thiếu, mà đó lại là một phần nội dung quan trọng. Và thế là bạn A bắt đầu hoảng loạn vì lo sợ nội dung đó sẽ xuất hiện trong bài thi. Bước vào phòng thi với tâm trạng căng thẳng như vậy sẽ làm mất đi sự tự tin và khả năng ghi nhớ nội dung ôn luyện trước đó.

Học dồn trong phút cuối

Thứ hai, qua một số nghiên cứu, các nhà tâm lý học nhận ra rằng, bộ não chúng ta sẽ dễ ghi nhớ phần thông tin đầu tiên và cuối cùng của bài học hơn so với phần nội dung ở giữa. Nếu các em cố gắng “nạp” thêm kiến thức mới hoặc ôn lại kiến thức nửa vời ở phút cuối sẽ dẫn đến việc lãng quên những thông tin quan trọng khác. Thay vào đó, hãy cố gắng sắp xếp thời gian ôn luyện từ sớm để có thể ôn tập bao quát hết mọi kiến thức. Ngoài ra, trước khi thi, các em có thể tóm tắt lại các kiến thức đã học một cách tổng quan lên một tờ giấy A4 và bình tĩnh xem qua một lần trước khi vào phòng thi. Bằng cách này, các em sẽ có thể hệ thống hóa được những gì mình đã học giúp ghi nhớ tốt hơn và cảm thấy tự tin hơn khi vào phòng thi.

5. Lack of detailed exam preparation plan

Bất kể là chuẩn bị cho kỳ thi nào, học sinh đều phải dành thời gian để ôn tập một lượng lớn kiến thức. Các em cần phải biết cách phân chia thời gian cho phù hợp với từng nội dung ôn tập khác nhau. Hãy tự xác định những phần quan trọng cần tập trung và ôn chắc những phần đó. Các em nên nỗ lực rèn luyện tính tự giác ôn tập mỗi ngày và giữ nhịp độ thường xuyên, không trì hoãn.

Hãy tìm cho mình một bạn đồng hành, có thể là bạn bè, ba mẹ hoặc thầy cô - những người sẽ nhắc nhở em giữ ngọn lửa nhiệt huyết, quyết tâm ôn luyện hết khả năng trước khi “thực chiến”. Ngoài ra, khi gặp khó khăn trong vấn đề làm bài hoặc cần được cải thiện các kỹ năng thi cử, các em hãy chủ động tìm kiếm những người đồng hành để được hỗ trợ.

Tại Everest Education, chúng tôi cũng cung cấp chương trình hỗ trợ sau giờ học, giúp con khắc phục những khó khăn trong quá trình ôn tập và trang bị đầy đủ kiến thức cũng như kỹ năng cho các bài kiểm tra và kỳ thi quan trọng sắp tới. Ngoài ra, học sinh cũng được “lên dây cót” từ sớm thông qua các bài thi thử chất lượng, giúp con làm quen với cấu trúc đề thi, đánh giá năng lực hiện tại cũng như rút ra bài học cần thiết cho kỳ thi thực tế.

 

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí