4 Kiểu Đề Luận Du Học Thường Gặp Và Gợi Ý Cách Viết Sao Cho “Đỉnh”

Khi bắt đầu chuẩn bị hồ sơ du học cũng là lúc học sinh phải chuẩn bị tinh thần để viết (rất nhiều) bài luận.

May mắn là ngày nay, hầu hết các trường đại học đều chấp nhận hồ sơ qua Common Application – Dịch vụ nhận hồ sơ du học trực tuyến, nghĩa là các em chỉ cần viết một bài luận phổ thông (Common Application Essay) duy nhất để nộp cho hầu hết các trường. Tuy nhiên, các trường đại học lớn như Harvard, Princeton, Yale, Stanford và nhiều trường khác sẽ yêu cầu thêm các bài luận bổ sung (supplemental essays). Một số trường đại học sẽ chỉ yêu cầu em hoàn thành thêm một bài luận bổ sung; một số trường khác lại yêu cầu nhiều bài luận hơn. Ngoài ra, độ dài của bài luận cũng sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Một số em học sinh thường chỉ xem trọng bài luận cá nhân (personal statement), và nộp bài luận bổ sung rất sơ sài theo hình thức câu trả lời ngắn. Bài luận cá nhân thật sự là “không gian” lý tưởng để em thể hiện nhiều khía cạnh của bản thân nhất có thể, nhưng không vì thế mà các bài luận bổ sung lại trở nên kém quan trọng, vì thế học sinh nên đầu tư cho cả các bài luận bổ sung này nữa.

Để có đủ thời gian suy nghĩ, viết và chỉnh sửa bài luận, Everest khuyên các em nên bắt tay vào việc viết luận càng sớm càng tốt. Như lời của Nguyễn Hải Nam – cựu học viên College Compass – từng chia sẻ: “Rất nhiều bạn của em trong lớp gặp căng thẳng khi viết luận, bởi vì các bạn chờ đến học kỳ hai mới bắt đầu viết luận – nhưng cùng lúc đó tụi em cũng phải hoàn thành các học phần quan trọng của kỳ thi Tú tài quốc tế như hoạt động ngoại khóa, Lý thuyết Kiến thức (Theory of Knowledge – TOK)… Riêng em, em cảm thấy rất may mắn vì đã viết luận từ mùa hè trước đó với College Compass rồi, vì thế em có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị những việc khác mà không bị cảm thấy quá tải.”

Tìm đọc câu chuyện về hành trình du học vừa thú vị vừa đáng yêu của Hải Nam trên báo Thanh Niên

Vì vậy, trước khi bắt đầu vào năm học mới, hãy “tranh thủ” khoảng thời gian mùa hè này để bắt đầu ôn luyện các kỳ thi chuẩn hóa, đặc biệt là bài luận! 

Bài viết này sẽ giới thiệu bốn kiểu đề luận du học thường gặp nhất, giúp học sinh có thêm ý tưởng để bắt tay vào quá trình viết luận. Em hoàn toàn có thể dựa vào đặc điểm của mỗi kiểu bài luận dưới đây để lên “chiến lược” cho từng bài luận của mình.


#Kiểu đề luận 1: “Vì sao bạn chọn trường đại học của chúng tôi”

Đề bài luận này trong thực tế có thể được diễn đạt theo nhiều cách khác khau. Nhưng tựu chung lại vẫn là yêu cầu ứng viên nêu lên lý do vì sao em quyết định đăng ký vào trường hoặc ngành học đó.

Dưới đây là một ví dụ điển hình từ Đại học Northwestern:

“Other parts of your application give us a sense of how you might contribute to Northwestern. But we also want to consider how Northwestern will contribute to your interests and goals. In 300 words or less, help us understand what aspects of Northwestern appeal most to you, and how you’ll make use of specific resources and opportunities here.”

“Từ hồ sơ ứng tuyển, chúng tôi nhận thấy tiềm năng của bạn khi trở thành một thành viên và có đóng góp nhất định cho Northwestern. Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn biết, liệu Northwestern sẽ mang lại những giá trị gì dựa theo mục tiêu cá nhân của bạn. Bằng bài viết dưới 300 từ, hãy giúp chúng tôi hiểu thêm về những khía cạnh của Northwestern thu hút bạn nhất và bạn sẽ tận dụng các nguồn lực và cơ hội tại Northwestern như thế nào.”

Đây là dạng để luận bổ sung thường gặp nhất của ở nhiều trường đại học. Điểm mấu chốt của bài luận này là cách em trình bày lý do ứng tuyển vào trường, cụ thể là do sở thích, năng lực hay tài năng đặc biệt nào của em. Bài luận càng cụ thể, trường đại học càng có nhiều dữ kiện để đánh giá.

Đến đây, em đã hoàn thành phần mở đầu của bài luận. Phần tiếp theo sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: trường có thể giúp tài năng, sở thích đó của em phát triển hơn như thế nào?

Dưới đây là một số mẹo viết luận giúp giúp em đối phó với dạng đề này:

  1. ĐỌC KỸ ĐỀ LUẬN

Tùy vào từng trường đại học, đề bài luận có thể khác nhau. Một số trường hỏi, “why our school?” (vì sao bạn chọn trường đại học của chúng tôi?), một số trường khác hỏi “why our community?” (vì sao bạn chọn trở thành một phần của cộng đồng này) hoặc “why our curriculum?” (vì sao bạn chọn chuyên ngành này?). Hãy trả lời một cách thấu đáo dựa theo đề bài thực tế.

  1. NGHIÊN CỨU KỸ VỀ TRƯỜNG

Các trường đại học thực sự muốn biết ứng viên quan tâm đến trường của họ như thế nào. Vì vậy, hãy tìm hiểu và nghiên cứu trường đại học qua trang web chính thức hoặc tham quan khuôn viên trường và đề cập trong bài luận các khóa học, tên các vị giáo sư, dự án nghiên cứu, tổ chức hoặc giá trị cụ thể của trường đại học.

Đầu tiên, để chứng minh mình là ứng viên tiềm năng, em hãy cố gắng làm nổi bật những yếu tố cho thấy trường phù hợp với em như thế nào, bắt đầu từ chương trình học của họ. Trường có những chương trình giảng dạy nào? Những chuyên ngành gì? Có vị giáo sư nào em mong muốn được làm việc cùng không? Những cơ hội nghiên cứu nào từ trường em muốn có được?

  1. CHỨNG MINH EM PHÙ HỢP

Nêu lên các yếu tố khác chứng minh em phù hợp với trường: chương trình giảng dạy, đời sống sinh viên tại khuôn viên trường, các giá trị của trường mang lại, những đóng góp của em cho trường sẽ mang lại ý nghĩa và giá trị gì.

Bên cạnh chủ đề học thuật, học sinh cũng có thể đề cập đến các yếu tố khác ngoài. Ví dụ, cả đại học Berkeley và Brown đều có những chương trình giảng dạy tương đồng, những tính chất của hai trường này lại rất khác nhau. Brown là một trường đại học tư thục nhỏ trong khối Ivy League không có chương trình giảng dạy cốt lõi, trong khi Berkeley lại là ngôi trường công lập có quy mô rộng lớn, có bề dày truyền thống về các môn thể thao. Đó là những yếu tố ngoài học thuật rất đáng cân nhắc. Dĩ nhiên, học sinh không nhất thiết phải nêu lên tất cả các yếu tố ngoài lề này, hãy xác định đâu là yếu tố thật sự quan trọng với em và trường đại học sẽ đáp ứng các nhu cầu đó của em như thế nào.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

#Kiểu đề luận 2: 2 Bài luận về Hoạt động ngoại khóa và Sở thích học tập

Các trường đại học em ứng tuyển chắc chắn đã có sơ yếu lý lịch của em. Tuy nhiên, họ thường thông qua bài luận bổ sung để hiểu thêm về hoạt động ngoại khóa hoặc sở thích của em một cách cụ thể hơn.

Dưới đây là một ví dụ từ Đại học Princeton:

“Briefly elaborate on an activity, organization, work experience, or hobby that has been particularly meaningful to you. (Please respond in about 150 words, maximum 200 words)”

“Hãy trình bày ngắn gọn về một hoạt động, tổ chức, kinh nghiệm làm việc hoặc sở thích đặc biệt có ý nghĩa đối với bạn. (Yêu cầu bài viết trong khoảng 150 từ, tối đa 200 từ)”

Các bài luận này yêu cầu học sinh mô tả cụ thể về một hoạt động ngoại khóa mà em từng tham gia.

Dưới đây là một số mẹo viết luận giúp giúp em đối phó với dạng đề này:

  1. TÌM TRỌNG TÂM CỦA ĐỀ BÀI

Dạng bài luận bổ sung này thường ngắn (khoảng 150 từ). Vì vậy, khi viết, hãy tập trung vào những thông tin quan trọng nhất: hoạt động đó là gì, nó có ý nghĩa với em như thế nào, hoạt động đó phản ánh tính cách hoặc mục tiêu tương lai của em như thế nào.

Đoạn văn dưới đây được trích từ một bài luận bổ sung của Nguyễn Văn Chiến nộp cho Princeton. Chiến là một học sinh College Compass vừa được nhận vào Princeton mùa hè 2021 này.

“Coming from a financially struggling family, I know the challenges facing poverty-stricken ninth-graders. I understand how pressures pile up as the exam day approaches and they have to convince themselves that the outdated torn-apart books they have would stand them in good stead in a cut-throat competition for a seat in prestigious high schools – one that could change their lives’ trajectories. I want to offer a source of help that would reinforce their persistence in pursuit of a better future.”

“Xuất thân từ một gia đình khó khăn về tài chính, em hoàn toàn thấu hiểu những thách thức mà một bạn học sinh lớp 9 nghèo khó phải đối mặt. Áp lực càng chồng chất khi ngày thi đến gần và các bạn phải tự nhủ với bản thân rằng, những cuốn sách cũ mèm đang học sẽ giúp các bạn vượt qua cuộc cạnh tranh giành suất vào các trường trung học phổ thông danh tiếng – điều có thể thay đổi cuộc sống các bạn sau này. Em mong muốn mang đến cho các bạn ấy những trợ giúp thiết thực để củng cố sự kiên trì trong hành trình theo đuổi tương lai tốt đẹp hơn của các bạn.”

Nghe trọn vẹn podcast Chuyện du học với Nguyễn Văn Chiến để khám phá những bí quyết viết bài luận giúp Chiến giành suất vào Princeton tại:

  1. TÌM RA KHÍA CẠNH NỔI BẬT CỦA BẢN THÂN

Một hoạt động ngoại khóa đã được nhắc đến trong bài luận cá nhân hoặc bài luận bổ sung không nên tiếp tục xuất hiện lại trong một bài luận khác, trừ trường hợp em vẫn còn góc nhìn độc đáo có thể khai thác thêm về hoạt động đó. Tính đa dạng trong các hoạt động ngoại khóa giúp hồ sơ của em trông có chiều sâu hơn và giúp các trường đại học hiểu thêm về nhiều khía cạnh khác trong em.

  1. HÃY SÁNG TẠO

Bài luận ngắn không có nghĩa nó trở nên kém hấp dẫn. Sử dụng các từ tượng hình, động từ chỉ hành động, các chi tiết sinh động để minh họa câu chuyện.

#Kiểu đề luận 3: Bài luận về Những đóng góp cho cộng đồng và hướng giải quyết các vấn đề toàn cầu

Dạng bài luận bổ sung này nhằm đánh giá xem học sinh có phải là người chủ động tham gia vào hoạt động cộng đồng, có suy nghĩ chín chắn về các vấn đề xã hội và biết cách giao tiếp với người khác để giải quyết vấn đề hay không.

Dưới đây là một ví dụ từ Đại học Yale:

“Reflect on your membership in a community. Why is your involvement important to you? How has it shaped you? You may define community however you like.”

“Suy ngẫm về sự hiện diện của bạn trong một cộng đồng. Tại sao điều đó lại quan trọng đối với bạn? Nó đã định hình bạn như thế nào? Bạn có thể xác định cộng đồng theo cách bạn muốn.”

Bài luận này thường có nhiều kiểu đề bài; ví dụ, đề bài của Stanford đề cập các vấn đề xã hội; đề bài của Brown hỏi ứng viên về một “nơi mà em gọi là nhà”. Trong các ví dụ, cấu trúc đề bài bao gồm một thông tin mang tính “bắt cầu” đến thông điệp chính. Những đề luận này đều có chung một điểm giống nhau đó là: định vị giá trị cá nhân của ứng viên. Dạng bài luận bổ sung này sẽ làm sáng tỏ lý tưởng cũng như nguyên nhân vì sao ứng viên xem các vấn đề này là cấp thiết, quan trọng; đó có thể là vấn nạn phân biệt chủng tộc, sự nóng lên toàn cầu, một cộng đồng mà bạn quan tâm hay thông điệp bạn muốn chia sẻ.

Dưới đây là một số mẹo viết luận giúp giúp em đối phó với dạng đề này:

  1. TIẾP CẬN ĐỀ LUẬN BẰNG MỘT TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ

Một số trường đại học sẽ yêu cầu bài luận tập trung khai thác một trải nghiệm thực tế của ứng viên; một số trường lại yêu cầu ứng viên viết về những cơ hội trong tương lai. Với bất kỳ kiểu đề bài nào, học sinh nên dựa trên kinh nghiệm bản thân để bài luận trở nên thú vị và chân thực.

  1. HÃY VIẾT CỤ THỂ

Dưới đây là ví dụ nên và không nên đưa vào bài luận về các vấn đề xã hội:

KHÔNG NÊN VIẾT:
“I’m very passionate about combating racism. Racism is a problem our country has faced for far too long, and our policymakers need to do more about it so that everyone can enjoy equal opportunities.”

“Tôi dành trọn đam mê trong việc chống lại nạn phân biệt chủng tộc. Phân biệt chủng tộc là vấn nạn mà đất nước chúng ta đã phải đối mặt trong một thời gian dài, và các nhà hoạch định chính sách của chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để mọi người đều có cơ hội bình đẳng.”

>> MÀ HÃY VIẾT LÀ:
“I have had the privilege of going to a top-tier magnet school in my state. But to do so, I had to leave my community and go to a school where neither my teachers, counselors, nor classmates resembled me. And while I am grateful for the education I received, I want to use that education to go back to my community so that in the future, other African-American students won’t need to venture outside of their neighborhood schools to receive a quality education.”

“Tôi đã có vinh dự được học tại một trường chuyên hàng đầu trong tiểu bang. Và để đến trường, tôi phải tạm rời xa cộng đồng của mình và bắt đầu làm quen với giáo viên, cố vấn học tập và bạn học mới. Tôi rất lấy làm biết ơn khi được tiếp cận nền giáo dục hiện thời, tôi mong muốn mang nền giáo dục đó trở lại cộng đồng của mình để những sinh viên Mỹ gốc Phi khác sẽ không cần phải mạo hiểm rời khỏi đây nhằm mưu cầu một nền giáo dục chất lượng trong tương lai.”

Những câu trên mang tính khái quát, chưa đi sâu vào tính cá nhân hay sự kiện vì là câu mở đầu của bài luận. Các câu tiếp theo sẽ tập trung vào tính cá nhân, sự việc cụ thể và thú vị hơn. Bài luận này nên được triển khai theo hướng mô tả sự phát triển của bản thân với tư cách là một cá nhân thông qua việc đóng góp vào một cộng đồng hoặc cách em đóng góp vào cộng đồng đó. Cán bộ tuyển sinh đang muốn xây dựng một cộng đồng trong lớp học và họ muốn biết liệu em có thể trở thành một phần của cộng đồng đó hay không.

#Kiểu đề luận 4: “Trích dẫn”

Dạng bài luận này yêu cầu “tương tác” và phản hồi lại một câu trích dẫn nào đó. Câu trích dẫn (thường) liên quan đến trường đại học, sứ mệnh của trường hoặc các giá trị có thể mang lại cho sinh viên, cộng đồng, và nhiều hơn nữa. Câu trích dẫn đóng vai trò như một lăng kính, qua đó ứng viên bàn luận về bản thân và các mối quan hệ với cộng đồng tại trường đại học.

Dưới đây là một ví dụ từ Trường Amherst:

“Translation is the art of bridging cultures. It’s about interpreting the essence of a text, transporting its rhythms and becoming intimate with its meaning… Translation, however, doesn’t only occur across languages: mentally putting any idea into words is an act of translation; so is composing a symphony, doing business in the global market, understanding the roots of terrorism. No citizen, especially today, can exist in isolation– that is, untranslated.” – Ilán Stavans, Professor of Latin American and Latino Culture, Amherst College, Robert Croll ’16 and Cedric Duquene ’15, from “Interpreting Terras Irradient,” Amherst Magazine, Spring 2015.

Tạm dịch: “Dịch thuật là nghệ thuật gắn kết các nền văn hóa. Dịch thuật diễn giải bản chất của một văn bản, chuyển giao nhịp điệu và tiến gần đến ý nghĩa của văn bản gốc… Tuy nhiên, dịch thuật không chỉ xảy ra trên ngôn ngữ: không phải chỉ biến ý tưởng thành lời văn một cách có chủ đích mới là dịch thuật; nó có dáng vấp tương tự với việc sáng tác một bản giao hưởng, một hoạt động kinh doanh trên thị trường toàn cầu, hay hiểu rõ tận tường nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố. Không một công dân nào, đặc biệt vào thời điểm hiện tại, có thể tồn tại trong sự cô lập – sự cô lập chính là trạng thái chưa được “phiên dịch.” – Ilán Stavans, Giáo sư Văn hóa Latinh và Mỹ Latinh, Đại học Amherst, Robert Croll ’16 và Cedric Duquene ’15, từ “Interpreting Terras Irradien” Tạp chí Amherst, mùa xuân 2015. Ilán Stavans, Professor of Latin American and Latino Culture, Amherst College, Robert Croll ’16 and Cedric Duquene ’15, from “Interpreting Terras Irradient,” Amherst Magazine, Spring 2015.

Dạng bài luận này là cơ hội để chứng minh với hội đồng tuyển sinh em là ai, em đặc biệt quan tâm đến những vấn đề gì, cũng như cách em bày tỏ quan điểm cá nhân về một vấn đề cụ thể. Một số mẹo viết luận giúp em đối phó với dạng đề luận này:

  1. TÌM HIỂU ĐỀ:

Để chia nhỏ đề bài thành nhiều phần, việc đầu tiên cần làm chính là “giải mã” dụng ý của người nói. Hãy làm việc này trước tiên thay vì bắt tay vào viết ngay bài luận với một ý tưởng bất chợt nào đó. Hãy thật sự “phản hồi” trích dẫn đề bài thay vì bắt đầu viết dựa trên một vài từ khóa nhặt ra từ trích dẫn đó. Bài luận yêu cầu ứng viên phải đọc hiểu đề bài để có thể có được bài luận xác đáng. Ví dụ, “nghệ thuật dịch” ở trên là một chủ đề khá rộng, vì vậy không nên chỉ nói về mặt ngôn ngữ học, mà bất kỳ “bản dịch” nào trong cuộc sống cũng có thể khai thác để đưa vào bài luận.

  1. ĐEM VÀO BÀI LUẬN NHỮNG KHÍA CẠNH “CHƯA TỎ” KHÁC TRONG BẢN THÂN EM

Thực chất, kiểu đề luận số 4 này là một dạng bài luận hay, vì nó cho học sinh có cơ hội được cởi mở trước các chủ đề thú vị. Quan điểm cá nhân, lý lịch, nền tảng gia đình, văn hóa hoặc cộng đồng — em nhất định sẽ có rất nhiều chất liệu thú vị để kể. Những đề luận “lạ” cũng là cơ hội để em viết nên những bài luận độc đáo, là một cách tuyệt vời để em trở nên nổi bật. Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân:“Có câu chuyện độc đáo nào về bản thân em chưa đưa vào hồ sơ, mà có thể thể hiện con người em rõ nét nhất không?”

Trước đề luận về “nghệ thuật dịch thuật” này, đây là cách tiếp cận của Lê Mỹ Hiền – cựu học sinh College Compass khóa 2020. “Việc dịch thuật với em chính là sự kết nối giữa các nền văn hóa. Em đã viết về một ngành học mà em có hứng thú là tâm lý học. Đối với em tâm lý học chính là translation: mình cần đặt vị trí của mình vào người đối diện để hiểu được suy nghĩ, tâm tư của họ, mình dịch thuật sang những suy nghĩ, tâm tư của mình. Bằng cách đó, mình có thể giao tiếp được với người khác bằng tình yêu, bằng sự thấu cảm. Em đã nói với Amherst rằng em muốn theo đuổi sứ mệnh ‘translation’ của em, đặc biệt trong bối cảnh khi thế giới đang bị chia rẽ bởi quá nhiều thứ như hiện tại.”

Mỹ Hiền cũng là trường hợp xuất sắc của College Compass đã nhận được học bổng toàn phần (full-ride scholarship) từ Amherst, Harvard, Duke… Trong số podcast của Mỹ Hiền với Chuyện du học, Hiền đã bày tỏ niềm yêu thích đặc biệt của mình với Amherst, dù sau đó cô bạn đã quyết định theo học tại Harvard vì sự hào phóng và nguồn tài nguyên dồi dào nơi đây.

Đề luận của Amherst và cách Lê Mỹ Hiền tiếp cận với đề tài “Vẻ đẹp của dịch thuật” sẽ có trong Podcast Chuyện du học. Nghe podcast tại:

Tạm kết

Bài viết đã giới thiệu 4 dạng bài luận phổ biến nhất khi nộp đơn vào các trường đại học. Dù vậy dĩ nhiên đây chưa phải là tất cả, hãy chuẩn bị tinh thần, sẽ có một số trường đưa ra những bài luận “kỳ quặc” đấy! Trong trường hợp đó, điều duy nhất em cần ghi nhớ đó là: Bài luận bổ sung là cơ hội để em thể hiện bản thân với hội đồng tuyển sinh, hãy kể họ nghe những câu chuyện hay nhất về bản thân em, những thông tin mà họ chưa thấy được ở nơi nào khác.

Quá trình đặt bút viết một bài luận du học cũng là lúc em đang mở ra một cuộc giao tiếp giữa em và người đọc – các cán bộ tuyển sinh. Hãy cố gắng viết nên những bài luận đủ sức lôi cuốn, sao cho khi đọc xong, hội đồng tuyển sinh sẽ có suy nghĩa rằng “Tôi muốn trò chuyện với ứng viên này”.

Tại College Compass, chúng tôi giúp học viên thấu hiểu bản thân, tìm ra những chủ đề tiềm năng và giúp các em xây dựng những bài luận hay nhất trong suốt chặng đường chuẩn bị du học.

College Compass là chương trình định hướng du học của Everest Education ("E2"), hỗ trợ các bạn học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 ứng tuyển vào các trường đại học danh tiếng thế giới. College Compass được dẫn dắt bởi các cố vấn cao cấp giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp từ Harvard, Stanford, MIT… 

Học sinh College Compass đã được nhận vào nhiều trường đại học cạnh tranh hàng đầu thế giới, như Harvard, Stanford, Cornell, Duke, Williams, Amherst… Đồng hành cùng bạn từ bước chọn trường, thi chuẩn hóa, cố vấn hoạt động ngoại khóa, viết luận, nộp học bổng… 

College Compass có những khóa học thiết kế riêng phù hợp với độ tuổi và nhu cầu riêng của mỗi học sinh. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào College Compass với lộ trình toàn diện, giúp bạn vào được trường đại học tốt nhất, phù hợp nhất với sở thích, năng lực, và định hướng tương lai của mình.

Tìm hiểu thêm về chương trìnhPhụ huynh và học sinh có tìm hiểu thêm về College Compass tại đây.

Nguồn tham khảo:

https://www.ivyscholars.net/2020/07/27/the-9-types-of-supplemental-essays-and-how-to-write-them/

https://www.shemmassianconsulting.com/blog/supplemental-college-application-essays

Để lại ý kiến