Bí quyết để con "viết sáng tạo" hay và hiệu quả | E2xTwinkl

Nếu con đang bắt đầu tìm hiểu khái niệm về viết sáng tạo (creative writing) - cách viết dựa vào trí tưởng tượng và phong cách sáng tạo cá nhân, có thể con sẽ cần nguồn cảm hứng để bắt tay vào viết đấy. Vậy, điều gì tạo nên một bài viết sáng tạo xuất sắc? Viết sáng tạo là một thế giới kỳ thú, cho phép con phát huy trí tưởng tượng của mình để kể về những câu chuyện giả tưởng. Loại hình viết này còn giúp con trau dồi những kỹ năng cần thiết để đọc và viết hiệu quả hơn. Đặc biệt, phụ huynh hoàn toàn có thể hướng dẫn con rèn luyện kỹ năng viết sáng tạo tại nhà ngay từ khi còn nhỏ.


1. Viết sáng tạo - Create writing là gì?

Viết sáng tạo là loại hình viết tập trung vào lời kể và sự phát triển nhân vật bằng ngôn ngữ văn học và thơ ca, được phân biệt rõ với các hình thức viết học thuật và báo chí khác. Nói một cách dễ hiểu, một tác phẩm viết sáng tạo là một câu chuyện có thể là hư cấu (truyện, tiểu thuyết và thơ thuộc thể loại lãng mạn, tội phạm, kinh dị và phiêu lưu) và phi hư cấu (tiểu sử, truyện dựa trên các sự kiện có thật). Nên khuyến khích trẻ nhỏ thử sức với những đoạn viết sáng tạo ngắn, vì nội dung viết sáng tạo khá tương đồng với những câu chuyện kể trẻ vẫn thường nghe trên lớp, trước giờ ngủ.

2. Viết sáng tạo mang lại lợi ích gì?

Viết sáng tạo không chỉ là sáng tác ra một tác phẩm như các nhà văn. Phụ huynh sẽ bất ngờ khi biết, viết sáng tạo mang đến nhiều lợi ích cho con hơn những gì chúng ta nghĩ.

  • Kích hoạt trí tưởng tượng và tư duy logic của con trẻ: Từ việc xây dựng nhân vật đến hình thành cốt truyện, viết sáng tạo cho phép con “bay bổng” với trí tưởng tượng và óc sáng tạo của mình. Con cũng có cơ hội rèn luyện cách suy nghĩ logic mỗi khi con muốn viết tiếp câu chuyện (ví dụ, cách các nhân vật sẽ phát triển theo câu chuyện, câu chuyện sẽ kết thúc như thế nào, cách giải quyết các vấn đề).
  • Nâng cao kỹ năng giao tiếp: Không thể phủ nhận, một bài viết sáng tạo luôn cần có yếu tố quan trọng nhất - là ngôn ngữ. Con có thể bồi dưỡng kỹ năng đọc - viết của mình thông qua việc viết thường xuyên. Khi xây dựng các đoạn hội thoại cho câu chuyện của mình, con sẽ tự hóa thân thành các nhân vật, đặt mình vào các tình huống thực tế để sử dụng từ ngữ phù hợp. Ngoài ra, viết sáng tạo còn mang lại cho con kho từ vựng phong phú, các cấu trúc ngữ pháp đa dạng và cách thực hành sử dụng ngôn ngữ thuyết phục hơn.
  • Khuyến khích thể hiện bản thân: Mỗi bài viết sáng tạo là một khía cạnh trong quan điểm của con về một chủ đề nhất định. Càng viết nhiều, còn dần hình thành “tiếng nói” riêng của mình. Viết sáng tạo cũng mang lại một môi trường an toàn để con bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình, điều này sẽ có lợi cho sức khỏe tinh thần của con và giúp con học cách quản lý cảm xúc hiệu quả.
  • Rèn luyện sự kiên trì: Viết sáng tạo cũng là một phương pháp được nhiều nhà giáo dục sử dụng để bồi đắp tính bền bỉ và phát triển tư duy cho học sinh. Khi viết về các chủ đề mà các em quan tâm, trẻ sẽ trở nên tự nhận thức, đồng cảm và thấu hiểu môi trường xung quanh hơn. Đây là những yếu tố chính để tạo điều kiện cho trẻ trau dồi sự kiên trì và đương đầu với những thử thách trong tương lai.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

3. Các bước giúp con viết sáng tạo hiệu quả và ghi điểm

Lên kế hoạch

Trước khi con đắm chìm trong thế giới câu chuyện, cốt truyện và nhân vật, hãy dạy con lên kế hoạch viết sao cho hiệu quả. Dưới đây là một vài gợi ý:

  • Narrative Hooks (Tạm dịch: Câu “hook” hay câu để gây chú ý với người đọc - là kỹ thuật viết nhằm "thu hút" sự chú ý của người đọc, xuất hiện trong đoạn mở đầu): Để quá trình viết suôn sẻ và dễ theo dõi hơn, trước tiên phụ huynh hãy gợi ý con nghĩ về cốt truyện chính và các nhân vật quan trọng cũng như vẽ ra các mốc thời gian cụ thể. Đưa những dữ kiện quan trọng này vào một dàn bài hoặc sơ đồ câu chuyện. Phụ huynh có thể khuyến khích con tham khảo những câu chuyện của các tác giả khác mà con yêu thích và hỏi xem cốt truyện nào thu hút con hơn.
  • Nhân vật: Khi xây dựng nhân vật, trước tiên hãy hỏi con về nhân vật hư cấu hoặc phi hư cấu mà con từng biết hoặc yêu thích. Sau đó, hãy chuẩn bị “hồ sơ nhân vật” với các thông tin cụ thể (tuổi, chiều cao, cân nặng, màu da, tính cách, sở thích, kỹ năng và nghề nghiệp) để con điền vào.
  • Phong cảnh, bối cảnh: Hãy hỏi con muốn câu chuyện của mình diễn ra ở bối cảnh nào, ví dụ như ở trường học, trong khu phố, hay một đất nước khác, một thế giới tưởng tượng. Có được danh sách các địa điểm này sẽ giúp con sắp xếp ý tưởng và dễ dàng phát triển cốt truyện.

Viết tự do

Việc liên tục sửa chữa và hoàn thiện bài viết ngay từ những đoạn văn đầu tiên không phải là cách giúp con viết hiệu quả. Sau khi con đã hình thành được ý tưởng lớn, đây là lúc nên để con đi sâu vào và viết tự do. Hãy để con “trôi” theo dòng chảy của trí tưởng tượng và đừng quá bận tâm về cách lựa chọn từ ngữ, lỗi ngữ pháp hay cấu trúc câu. Bản viết nháp đầu tiên không nên được đánh giá dựa trên sự hoàn hảo, mà nên dựa trên cách con đã quản lý thời gian để theo sát kế hoạch mà con lập ra trước đó như thế nào. Nếu trong giai đoạn viết tự do này, chúng ta bắt đầu chỉnh sửa cùng lúc, điều này sẽ làm gián đoạn mạch cảm xúc và ý tưởng ban đầu của con.

Chỉnh sửa

Để cho ra một tác phẩm viết sáng tạo hoàn chỉnh, đòi hỏi phải chỉnh sửa bài viết theo nhiều cấp độ. Ở bước này, phụ huynh tập trung vào xem xét cấu trúc câu mà con đã sử dụng. Hãy khuyến khích con đọc to đoạn văn và để con sửa lại theo ý con trước. Sau đó, sử dụng bút ghi chú để chỉ ra những lỗi sai quan trọng về ngữ pháp, dấu câu và từ vựng. Phụ huynh đừng vội sửa lỗi ngay cho con. Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi cho con để con tự tìm hiểu và tìm ra các lựa chọn thay thế, ví dụ: Có từ nào con nghĩ là phù hợp hơn để thay vào đây không? Theo con câu này đang gặp lỗi gì? Dấu chấm than có thể sử dụng ở đây không?

Sử dụng Kim tự tháp Freytag hoặc Mô hình Story Mountain

Phụ huynh có thể sử dụng Kim tự tháp Freytag hoặc Story Mountain để đánh giá bài viết sáng tạo của con. Đây là mô hình chỉ ra một bài viết sáng tạo hay và hiệu quả cần có các yếu tố sau:

(cr) slidemodel.com

  • Phần trình bày - Phần mở đầu: Các nhân vật và bối cảnh của câu chuyện đã được giới thiệu chưa? Cần có một câu “hook” ở dòng mở đầu để thu hút người đọc.
  • Sự cố/Vấn đề xuất hiện - Vấn đề chính: Sự kiện chính xảy ra với các nhân vật chính là gì? Họ phản ứng như thế nào và chuỗi sự kiện tiếp theo là gì?
  • Diễn tiến câu chuyện - Căng thẳng xuất hiện: Có vấn đề khó khăn nào buộc các nhân vật chính phải giải quyết không? Có phải không khí đang trở nên căng thẳng?
  • Cao trào: Đây là giai đoạn mà câu chuyện đạt đến đỉnh điểm căng thẳng giữa nhân vật chính và phản diện (hoặc phe phản diện). Có cao trào nào xuất hiện không? Liệu cao trào có dẫn đến cơ hội cho các nhân vật chính giải quyết vấn đề của họ?
  •  Câu chuyện được hạ nhiệt: Căng thẳng bắt đầu giảm. Đây là cơ hội để thể hiện diễn biến câu chuyện sau cao trào và sự kiện quan trọng này đã tác động đến nhân vật như thế nào.
  • Giải quyết: Vấn đề hoặc xung đột có được các nhân vật giải quyết thành công không?
  • Kết thúc: Phần kết có tiết lộ tất cả các vấn đề đã được giải quyết không? Hay nó cho thấy một cơ hội để các nhân vật kết thúc câu chuyện còn dang dở của họ?

Dạy con viết sáng tạo tại nhà thật không dễ dàng! Và trên đây là một số bí quyết giúp phụ huynh dễ dàng hướng dẫn con viết sao cho hay và hiệu quả. Có được sự hướng dẫn rõ ràng cũng sẽ giúp con phát triển sở thích viết lách và phong cách viết nhất định. Khả năng viết sáng tạo được hình thành khi còn nhỏ sẽ có lợi cho khả năng viết của con khi con lớn hơn, nhất là viết luận, viết học thuật.

Cuối cùng, nếu gia đình cần được hỗ trợ để cải thiện kỹ năng viết của con hơn nữa, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ gia đình. Chương trình Ngữ Văn Anh của chúng tôi tập trung phát triển khả năng viết và đọc hiểu cho học sinh, từ những kiến thức cơ bản nhất như học từ cho đến kỹ năng viết sáng tạo nâng cao. Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm về chương trình Ngữ Văn Anh tại đây.

Lớp Nâng Cao Kỹ Năng Viết Tiếng Anh

Tập trung vào viết sáng tạo và viết học thuật thông qua viết nhật ký, viết luận, viết đánh giá, sáng tác, và nhiều kiểu văn bản khác

Về E2xTwinkl series

Nhằm mang đến cho các gia đình nhiều nội dung, tài liệu và ý tưởng hữu ích trong việc đồng hành cùng con trên hành trình học tập, E2 và Twinkl phối hợp thực hiện các bài viết thuộc E2xTwinkl series. Các bài viết thuộc nhiều chủ để như học STEAM, tiếng Anh tại nhà thế nào cho hiệu quả, tin chắc các gia đình sẽ có thêm nhiều gợi ý tuyệt vời để giúp con học tập tốt từng ngày.

Twinkl Educational Publishing là nhà xuất bản tài liệu giáo dục đến từ Vương Quốc Anh, được tín nhiệm bởi 11 triệu thầy cô, phụ huynh và 12,000 trường học tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Twinkl tự hào với thư viện hơn 750,000 tài liệu, được phát triển bởi đội ngũ giáo viên quốc tế uy tín, bổ ích cho trẻ ở nhiều lứa tuổi từ 0-18.

Để lại ý kiến