Bí quyết đơn giản dạy trẻ kết bạn trong ngày đầu đến trường

Cha mẹ sẽ thật buồn khi mỗi khi thấy con trở về nhà sau một ngày đến trường và than phiền rằng “ở lớp không ai chơi với con hết”, phải không?

“Con không có ai chơi cùng hết”, “Ở lớp không bạn nào thích chơi với con”… Cha mẹ đã bao giờ nghe con nói những câu tương tự mỗi khi con đi học về? Có phải con gặp vấn đề trong việc giao tiếp xã hội và kết bạn không? Hay tính cách con quá ẩm ương nên không thể kết bạn cùng với ai hết? Nếu trẻ không được tham gia vào những hoạt động nhóm hay không có ai để chơi cùng, thay vì lo lắng, phụ huynh là những người có thể tìm hiểu nguyên nhân, và giúp con khắc phục.

Kết bạn, và giữ bạn, cũng là một kỹ năng xã hội. Nếu trẻ gặp khó khăn trong vấn đề này, điều đó không có nghĩa là do tính cách con chưa tốt. Điều đó cũng không có nghĩa là con không thú vị, hay không được ưa thích. Nguyên nhân đôi khi chỉ đơn giản là con cần được hướng dẫn để biết cách tạo các mối quan hệ xã hội. Cũng như việc con cần luyện tập để học tốt, chơi thể thao giỏi hơn, kết bạn cũng là một kỹ năng cần được tập luyện thường xuyên.

Trong bài viết này, Everest sẽ gợi ý cho phụ huynh một số mẹo hữu ích để có thể dạy con kỹ năng giao tiếp xã hội, kết bạn, và biết cách duy trì tình bạn.


Kết bạn là một “nghệ thuật”

Tình bạn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. “Trẻ cần có bạn bè, cũng như cần ăn và tập thể dục vậy”, Fred Frankel, Tiến sĩ, Giám đốc chương trình Huấn luyện cha mẹ và Tình bạn trẻ em của UCLA (UCLA Parent Training & Children’s Friendship Program), và là tác giả của cuốn sách Friends Forevercho biết. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những em nào gặp khó khăn trong việc kết bạn, duy trì tình bạn sẽ có xu hướng nghỉ học và dễ gặp những vấn đề tâm lý như bạo lực, trầm cảm khi con bước vào độ tuổi dậy thì. Ngược lại, những đứa trẻ có kỹ năng xã hội tốt, biết làm chủ các tình huống giao tiếp thường ít bị lo lắng, và có sự tự tin lớn hơn, theo Kristen Eastman, Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng tại Trung tâm Sức khỏe Hành vi Trẻ em (Center for Pediatric Behavioral Health), thuộc bệnh viện nhi Cleveland Clinic.

Nói là vậy, kết bạn không phải là điều xảy đến một cách tự nhiên với tất cả mọi người. Kết bạn và giữ bạn là một kỹ năng cần phải học. Ở đó, trẻ phải biết:

  • Cách bắt đầu và duy trì một cuộc đối thoại
  • Nhận biết và nắm bắt được các tình huống xảy ra khi giao tiếp
  • Tương tác với người khác một cách tích cực
  • Lắng nghe và thấu hiểu những điều người khác nói

Đối với nhiều đứa trẻ, kết bạn là một việc rất dễ dàng bởi con đã có kỹ năng xã hội tốt. Hoặc con có thể nhanh chóng nắm bắt được kỹ năng này khi lớn lên. Nhưng cũng có những đứa trẻ mất nhiều thời gian hơn để kết bạn, đặc biệt là nếu con có cách học tập, tiếp thu và suy nghĩ đặc biệt hơn những đứa trẻ thông thường. 

Ví dụ, một số đứa trẻ sẽ trở nên lo lắng quá mức khi phải nói chuyện với một đứa trẻ khác. Như khi tham gia vào một cuộc trò chuyện, con không nghĩ ra được mình cần phải nói về điều gì. Một khi đã không thể chuyện trò, tình bạn sẽ chẳng thể nào ươm mầm, kết trái. Hoặc có thể con nói về một chủ đề mà những đứa trẻ khác chẳng quan tâm chút nào, và con không nhìn ra được rằng người đối diện đang không quan tâm. Con sẽ rất khó để kết bạn nếu không biết đọc cảm xúc của người khác. Một trường hợp khác, có những đứa trẻ thích nói rất nhiều, và hay cướp lời các bạn khác. Mặc dù con không cố ý, nhưng kết quả vẫn không tốt chút nào: những đứa trẻ khác không có cơ hội trò chuyện với con.

Đừng quên rằng dù trẻ có khả năng kết bạn, cũng có thể xảy ra trường hợp là con chưa gặp được những người bạn cùng sở thích. Tình bạn thường xuất phát từ những người có cùng chung sở thích. Nếu trẻ có sở thích hơi khác biệt, con cũng khó lòng kết bạn với những đứa trẻ không có chung “chí hướng”.

Hầu hết trẻ em sẽ học cách kết bạn ngay từ khi con bắt đầu đến trường. Dù vậy, ngay cả đứa trẻ hướng ngoại nhất cũng có thể sẽ gặp những khó khăn khi chơi với bạn. Độ tuổi mẫu giáo là thời gian các con học cách chia sẻ, đối xử tốt với bạn bè. Giai đoạn này, các con sẽ thường xuyên tranh cãi với nhau, và điều này có thể làm các con dễ trở nên ích kỷ, thích chỉ huy và bị bạn bè “tẩy chay”.

Cha mẹ hoàn toàn có thể dạy con học cách kết bạn

Một số đứa trẻ vốn đã có kỹ năng xã hội tốt nhờ biết cách quan sát người lớn và bạn bè. Nhưng hầu hết mọi trường hợp, trẻ sẽ cần sự hỗ trợ và định hướng của cha mẹ để có thể biết cách đối xử với người khác. Dĩ nhiên, cha mẹ không thể kết bạn “giùm” con. Những gì chúng ta có thể làm, là dạy con những kỹ năng cần thiết, để con không bỡ ngỡ khi bước ra ngoài xã hội, và có được cho mình những người bạn tốt.

1. Dành thời gian quan sát để hiểu được cách con hòa nhập với xã hội như thế nào

Cha mẹ có thể dành thời gian tham gia một vài hoạt động ở trường (hoặc những giờ chơi thể thao sau giờ học), quan sát kỹ xem con thường tương tác với các bạn khác như thế nào. Con có biểu hiện gì khác với con khi ở nhà hay không? Nếu có thì tại sao? Con có dễ dàng bắt chuyện với các bạn khác không? Con có lo lắng khi phải phát biểu ý kiến trước một đám đông không? Con thích chơi với nhiều bạn hay chỉ một vài người bạn thân? Con thích là người được tham gia vào các trò chơi, hay chỉ đứng bên ngoài quan sát?

Tùy thuộc vào những biểu hiện quan sát được ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào đó để quyết định xem mình cần chú ý hơn tới điều gì, con đang thiếu đi những kỹ năng gì và cha mẹ có thể làm gì để giúp con cải thiện kỹ năng đó. “Hãy tin tưởng vào bản năng của mình, bởi không ai có thể hiểu con cái rõ hơn cha mẹ.”, Kristen Eastman, PsyD, tiến sĩ tâm lý, chuyên gia Sức khỏe Hành vi Trẻ em tuyên bố.

2. Đọc (và nói cho con nghe) về tình bạn

“Trẻ em học được rất nhiều điều thông qua lời kể của những câu chuyện tuyệt vời. Hãy tìm những cuốn sách dạy con về tình bạn, lòng trắc ẩn và sự sẻ chia”, Lee Scott, thành viên Ban Cố vấn Giáo dục của Trường Goddard và là nhà tư vấn giáo dục ở Okatie, South Carolina, cho biết. “Trò chuyện với con về những nhân vật trong truyện, về cảm nhận của những nhân vật này, hay câu chuyện đã kết thúc ra sao… sẽ giúp trẻ tự hiểu ra được làm thế nào để trở thành một người bạn tốt”. Một trong những cuốn sách thiếu nhi về tình bạn mà chúng tôi rất yêu thích là Một chồng bạn tốt của Kerstin Schoene, Elephant & Piggie – Voi và Lợn – bộ sách song ngữ tập hợp những câu chuyện ý nghĩa về tình bạn của tác giả nổi tiếng Mo Willems, và Wonder (Điều kỳ diệu) của R. J. Palacio , được đánh giá là “một cuộc khám phá vĩ đại về bản chất của tình bạn, sự bền bỉ, nỗi sợ và lòng tốt” theo tờ the Huffington Post.

>>> Tìm đọc thêm some books that encourage empathy.

Khám phá không gian đọc sách miễn phí tại thư viện Everest Education

Những cuốn sách trên hiện nay đã có tại thư viện của Everest Education – nơi trẻ có thể tiếp cận với nhiều đầu sách tiếng Anh, sách điện tử, sách nói, phim ảnh, tạp chí, trò chơi, và nhiều nguồn thiết bị học tập hiện đại khác. Nếu không có điều kiện mua sách, cha mẹ có thể đưa trẻ đến đọc sách, mượn sách và đổi sách hoàn toàn miễn phí.

>>> Tìm hiểu thêm về Thư viện E2 tại https://e2.com.vn/vi/thu-vien-e2/

3. Làm gương cho con

Hãy chứng minh cho con thấy thế nào là một người bạn tốt và làm thế nào để kết bạn. Cách tốt nhất mỗi khi muốn dạy trẻ một hành vi gì, là làm mẫu hành vi đó. Có rất nhiều cách cha mẹ có thể “làm gương” về một người bạn tốt cho con ngay tại nhà:

  • Giúp con nhận ra được những thế mạnh của bản thân
  • Luôn giữ cho bản thân tích cực, vui vẻ, và sẵn sàng nhận lỗi nếu mình có làm sai
  • Lắng nghe con mà không chỉ trích
  • Tử tế, biết cho đi lời khen, chào hỏi khi gặp người khác, có những cử chỉ thân thiện như giữ cửa cho một ai đó
  • Biết thấu hiểu và thể hiện sự cảm thông của mình với mọi người xung quanh
  • Đừng phàn nàn. Thay vào đó, hãy dạy con học cách chấp nhận những điều bản thân không thể thay đổi được, và cố gắng thay đổi những điều mà bản thân có thể.

Trẻ học bằng cách nhìn vào những ví dụ, vậy nên, cha mẹ hãy cẩn trọng hơn khi đối xử với người khác trước mặt con trẻ. Bất cứ hành động nào của người lớn, đơn giản như một cuộc trò chuyện xã giao với bạn bè, hàng xóm, hay với nhân viên tính tiền trong siêu thị, trẻ đều sẽ quan sát, bắt chước làm theo. Mỗi tình huống trong đời sống hằng ngày đều là cơ hội để con học tập, học cách tham gia giao tiếp, thương lượng với người khác và giải quyết các vấn đề xã hội.

4. Dạy con cách bắt chuyện với người khác

Hầu như đứa trẻ nào cũng thích kể về chuyện của mình. Chính vì vậy, biết cách đặt ra những câu hỏi sẽ mở ra bước khởi đầu cho một tình bạn. Phụ huynh có thể cùng con suy nghĩ xem mình nên đặt ra những câu hỏi như thế nào khi muốn hiểu rõ thêm về một người. Ví dụ: Cậu có biết chơi môn thể thao nào không? Cậu thích làm gì sau giờ học? Cậu hay chơi trò gì để giải trí? Trưa nay cậu ăn gì thế? Cậu có anh chị em không? Giáo viên lớp của cậu là ai?… chẳng hạn.

Để giúp con có thể dễ dàng hình dung, cha mẹ thậm chí có thể cùng con luyện tập “cách kết bạn” trong bữa ăn tối bằng trò chơi đóng vai – một người “đóng giả” thành một người bạn mới quen và người kia đặt ra những câu hỏi để “làm quen”. Sau đó, cho trẻ thử áp dụng những câu hỏi này với bạn bè trên lớp và hỏi xem chúng có giúp ích gì cho con không. Đừng quên nhắc nhở con rằng, hãy biết đặt câu hỏi mỗi khi trò chuyện cùng bạn bè xung quanh.

Dĩ nhiên, đi kèm với việc hỏi, con cần học cả cách lắng nghe và biết hỏi những câu hỏi để tiếp nối chủ đề câu chuyện. Những đứa trẻ biết cách bắt chuyện, lắng nghe, và đặt câu hỏi cho người khác thường rất được yêu mến, bởi con đã biết cách tạo cơ hội cho người khác chia sẻ về bản thân họ.

5. Khuyến khích con biết “hành động”

Để bắt đầu một tình bạn, cần phải có một người “chủ động”. Đó có thể là khi con mở lời mời một người bạn cùng làm điều gì đó, hoặc rủ rê bạn cùng tham gia vào một trò chơi tập thể. Hãy giải thích cho con hiểu tầm quan trọng của việc chủ động và gợi ý cho con những lời mời đơn giản: Cậu có muốn cùng chơi bóng rổ, hay cùng chơi trò gì đó (vào giờ ra chơi) không? Mình có thể ngồi cạnh cậu không? Cậu có muốn chơi trốn tìm không? Cậu có muốn tới nhà mình chơi sau giờ học không?

Một cách khác để kết nối là dạy trẻ cách mở lời tham gia vào một trò chơi. Cha mẹ nên dạy con cách nhận biết xem lúc nào là lúc nên mở lời xin chơi chung cùng các bạn, bởi vì đòi chơi ngay khi những bạn khác đang chơi giữa chừng thì không lịch sự chút nào. Đôi khi, có những trò chơi sẽ rất khó để thêm người khi đã chơi được giữa chừng. Bởi vậy, hãy dạy con biết tinh ý, biết lúc nào là nên mở lời yêu cầu. Thay vì chen vào, con cần biết cách quan sát, và thân thiện đề nghị, “Hết vòng này rồi cho mình chơi chung với nhé, được không?”.

6. Giúp con nuôi dưỡng sự đồng cảm và quan tâm người khác

Empathy is a social skill that is difficult to teach and, in fact, difficult to define.  Generally, empathy is our ability to sense others’ emotions and imagine what they may be thinking or feeling. Gwen Dewar, Ph.D., calls empathic responses “standard-issue, grown-up social skills,” yet even adults have trouble with them.  If adults struggle with empathy, how much more difficult must it be for children!  But self-awareness, self-regulation, and the ability to take another’s perspective are all skills children must come to know.

Trẻ em học cách cảm thông, quan tâm, và để ý đến cảm nhận của người khác thông qua những hoạt động giúp đỡ người khác. Cha mẹ có thể dạy con cách giúp đỡ người khác bằng những hành động đơn giản, như viết một tấm thiệp động viên cho người bạn bị ốm, quyên góp những đồ chơi không còn sử dụng cho trẻ em ở bệnh viện, làm bánh đem tặng hàng xóm… Nhờ vậy, con sẽ dần dần nuôi dưỡng được sự đồng cảm, biết quan tâm và cảm thông với người khác.

Bên cạnh việc quan tâm đến người khác, học cách đánh giá hoàn cảnh của người khác cũng sẽ giúp con nhạy cảm, biết giúp đỡ và sẵn sàng chia sẻ với người khác hơn. Ví dụ, trong một nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng, những đứa trẻ lớn sẽ biết cách chia sẻ đồ chơi và hình dán cho một bạn có ít đồ chơi hơn, hoặc nhìn mặt đang buồn, bằng cách cho bạn phần của mình. Điều này hoàn toàn khác với việc chỉ chia đều đồ chơi cho tất cả các bạn dù hoàn cảnh của bạn lúc đó đang như thế nào.

>>> Tìm đọc thêm Làm gì khi con có hành vi chưa tốt.

7. Tạo cơ hội để con được chơi đùa và hòa nhập cùng bạn bè

Cha mẹ có thể tạo điều kiện để bạn của con đến nhà chơi hoặc cùng ăn trưa. Cha mẹ cũng có thể tìm kiếm và đăng ký cho con tham gia những hoạt động, câu lạc bộ ngoài giờ về nghệ thuật, kịch hay múa hát. Tham gia những hoạt động ngoại khóa sau giờ học cũng là một gợi ý hay ho để trẻ được gặp gỡ những người bạn có cùng chung sở thích. Một khi con đã thân quen và tự tin với các bạn trong câu lạc bộ của mình, con có thể sẽ có một vài người bạn thân mà con muốn dành thời gian chơi nhiều hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể kéo con tham gia vào cuộc trò chuyện khi đang nói chuyện với những người mà con đã thân quen.

Đưa con đến chơi nhà hàng xóm, hoặc dẫn con đến thư viện ngày cuối tuần. Nếu con thích đọc truyện tranh, phụ huynh có thể tìm và đăng ký cho con tham gia một câu lạc bộ đọc sách. Càng có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, kỹ năng xã hội của trẻ sẽ càng phát triển một cách tự nhiên và mạnh mẽ.

>>> Nếu đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh, cha mẹ có thể thử tham khảo một số địa chỉ thư viện mà chúng tôi rất yêu thích – nơi không chỉ có sách mà còn cung cấp nhiều hoạt động, tài liệu học tập cho trẻ: https://blog.e2.com.vn/vi/kham-pha-4-thu-vien-ngoai-van-danh-cho-gia-dinh-tai-sai-gon/

Lời kết...

Cũng như người lớn, tình bạn của trẻ con cũng sẽ có những lúc lên lúc xuống, và việc dạy con học cách kết bạn sẽ giúp trẻ vượt qua được những trở ngại này. Học cách xây dựng tình bạn cũng là một trong những cách giúp trẻ phát triển, lớn lên thành một con người toàn diện, giàu cảm xúc. Bằng việc dạy con những kỹ năng cần thiết để “đối nhân xử thế”, để tự tin và biết cảm thông hơn, cha mẹ sẽ có thể giúp con trở thành một người bạn tuyệt vời, đồng thời có thêm được nhiều người bạn tốt. Và những người bạn tốt – sẽ mang lại niềm vui, làm giàu vốn sống, và là món quà quý giá trong cuộc đời của con.

Nếu quý vị có bất cứ thắc mắc hay chủ đề nào muốn chúng tôi khai thác, vui lòng để lại bình luận bên dưới. Quý vị cũng có thể đăng ký nhận thông tin để được cập nhật những bài viết mới nhất, cũng như tìm thấy những nội dung hữu ích khác dành cho cha mẹ tại https://blog.e2.com.vn/vi/category/parents/

Nguồn tham khảo:
https://www.understood.org/en/friends-feelings/common-challenges/making-keeping-friends/why-some-kids-have-trouble-making-friends
https://www.parents.com/kids/development/friends/help-your-child-build-friendships/
https://www.education.com/magazine/article/Helping_Children_Make_Friends/
https://sunshine-parenting.com/3-simple-techniques-help-kids-make-friends/
https://www.parentingscience.com/kids-make-friends.html

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí