Cha mẹ nên làm gì để giúp con giỏi toán đố?

Cha mẹ có để ý rằng, học sinh ngày nay phải học giải toán đố nhiều hơn chúng ta ngày xưa rất nhiều? Toán đố, hay toán giải, được xem là một phần rất quan trọng trong chương trình học toán bởi nó giúp học sinh phát triển khả năng suy nghĩ, phân tích logic cũng như kích thích các em biết tư duy sáng tạo. Học cách giải các bài toán đố từ khi còn nhỏ cũng sẽ xây dựng cho học sinh nền tảng vững chắc về cách giải quyết vấn đề – kỹ năng quan trọng mà các em sẽ rất cần trên con đường sự nghiệp sau này.

Tuy nhiên, toán đố không dễ. Toán đố rất khó hiểu. Và học sinh rất ghét làm toán đố. Dù con bạn bình thường học toán đã giỏi, hay đang gặp khó khăn với các khái niệm và công thức toán học, thì giải toán đố lại là một kỹ năng hoàn toàn khác mà ngay cả những em học sinh giỏi toán vẫn phải dè chừng. Khác với những bài toán thông thường, toán đố đòi hỏi học sinh phải có một loạt các kỹ năng rất cần thiết để các em có thể thành công trong cuộc sống sau này. Khi làm toán đố, để có được đáp số đúng, học sinh phải biết đọc đề, tìm xem nên áp dụng công thức nào, và phải có kỹ năng tính toán chính xác. Tổng hợp một loạt các kỹ năng này đã biến toán đố trở thành một vấn đề khó nhằn với học sinh.

Nếu con bạn giỏi làm toán nhưng lại gặp khó khăn khi giải toán đố, thì rất có thể con đang gặp một trong những khó khăn sau đây – và có những cách đơn giản bạn có thể làm để dạy con giải toán đố.


Tại sao học sinh gặp khó khăn với toán đố?

Học sinh thường “vật lộn” với toán đố bởi những bài toán này đòi hỏi các em phải biết phân tích thông tin và lựa chọn những chi tiết then chốt để tìm ra đáp số. Thay vì ngay lập tức nói cho trẻ biết nên thực hiện phép toán nào, con nên là người tự suy nghĩ và đặt ra phép tính. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ học không tốt toán đố, nhưng nhìn chung có 3 nguyên nhân chính mà Everest Education chúng tôi bắt gặp ở rất nhiều học sinh:

#Nguyên nhân 1: Trẻ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu đề bài

Để giải toán đố, học sinh phải có khả năng đọc hiểu tốt. Vậy nên, lý do khiến con bạn gặp vấn đề với toán đố rất có thể do con chưa có kỹ năng đọc hiểu tốt. Làm sao để biết con đang gặp vấn đề về đọc hiểu? Bạn có thể thử đọc cho con nghe một đề bài toán. Nếu trẻ có thể tìm ra câu trả lời đúng khi được bạn đọc to cho con nghe, nhưng lại không thể tự mình đọc và hiểu đề bài, thì rất có thể con đang gặp khó khăn ở kỹ năng đọc hiểu.

#Nguyên nhân 2: Trẻ gặp khó khăn với các thuật ngữ và từ vựng toán học

Mặc dù con bạn đã có kỹ năng đọc hiểu khá tốt, con vẫn có thể gặp khó khăn khi gặp những từ vựng hay thuật ngữ toán học trong đề bài toán đố. Những từ vựng này thường cũng chính là từ khóa mà con cần phải hiểu để có thể giải được bài toán. Trẻ phải biết cách “dịch” những từ khóa này thành một phép tính. Hãy nhìn vào ví dụ đơn giản dưới đây về một bài toán giải và cách “dịch” đề bài thành một phép tính tương ứng:

  • Đề bài: “Sue có hai cây bút chì. Sue đến nhà sách và dành cho một giờ đồng hồ suy nghĩ để quyết định mua thêm 3 cây bút chì nữa. Hỏi Sue có tất cả bao nhiêu cây bút chì?”
  • Phép tính: “2 + 3 = ____.” “2 + 3 = ____.”

Một số đứa trẻ có thể hình dung cách giải bài toán đơn giản này trong đầu. Số khác cần phải viết ra giấy. Dù là dùng cách nào, các em cũng phải suy nghĩ để có thể tìm được phép tính cho ra đáp số là 5. Để “dịch” được đề một bài toán đố thành một phép tính toán học, trẻ phải hiểu được thuật ngữ cũng như các khái niệm về toán. Ví dụ, con phải hiểu được cụm từ “có tất cả bao nhiêu” nghĩa là cộng hai số lượng bút chì lại với nhau. Một vài đứa trẻ không có được kỹ năng này. Đó là lý do tại sao dù con có thể tính 2+3=5 một cách dễ dàng, con vẫn không giải được bài toán đơn giản trên.

#Nguyên nhân 3: Trẻ gặp vấn đề trong việc tập trung chú ý và kiểm soát bản thân

Một số đứa trẻ đã có thể đọc hiểu đề bài tốt và giải thích được làm thế nào để tìm ra đáp số, nhưng vẫn giải bài toán sai. Vấn đề ở đây là gì? Nguyên nhân rất có thể làm do con đang gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý . Trẻ thường dễ mất tập trung khi phải ngồi đọc và dễ suy nghĩ vẩn vơ, dẫn đến việc con không chú ý và hiểu sai đề bài. Một số em khác gặp vấn đề trong việc tự kiểm soát bản thân, thường đọc đề một cách cẩu thả. Các em bỏ qua những chi tiết quan trọng, hay tính sai những phép tính rất đơn giản. Các em cũng dễ dàng bị “đánh lừa” bởi những thông tin phụ được thêm vào đề bài. Những thông tin này thường chỉ nhằm mục đích “gây nhiễu”, không cần thiết để tìm thấy đáp số. Ví dụ, chi tiết về việc “Sue đến nhà sách và dành một giờ suy nghĩ” là thông tin không cần thiết. Trẻ phải học được cách biết loại bỏ những thông tin như thế này.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Giúp con vượt qua nỗi sợ toán đố

Toán đố là một chủ đề khó và để dạy trẻ học toán đố thực sự không hề dễ dàng chút nào. Chúng tôi có một vài gợi ý đơn giản dành cho cha mẹ để giúp con nhẹ nhàng chinh phục những bài toán đố:

1. Học toán trong cuộc sống hằng ngày
Những bài toán đố được cho về nhà của con đôi khi có những bối cảnh đơn giản thực tế, như đi siêu thị và tính xem bao nhiêu tiền, hay nấu ăn trong nhà bếp và áp dụng công thức mới. Cha mẹ có thể tìm cách hiện thực hóa những tình huống này để giúp con học toán một cách thực tế hơn. Bạn cũng có thể lồng ghép toán học vào những trò chơi đơn giản để cho con thấy học toán có thể vui và thú vị như thế nào!

>> Tìm hiểu thêm một số trò chơi toán học thú vị tại nhà dành cho trẻ tiểu học để giúp con học toán tốt hơn tại đây: https://blog.e2.com.vn/vi/nhung-tro-choi-toan-hoc-thu-vi-danh-cho-tre-tieu-hoc/

2. Dạy con quá trình tư duy logic
Nếu trẻ đang gặp vấn đề trong việc giải toán đố, phụ huynh nên dạy con các bước tư duy logic để con hình dung được những bước cần làm để giải một bài toán đố. Những bước này thông thường sẽ là:

  • Xác định câu hỏi – Đọc kỹ đề bài và xác định xem đề bài yêu cầu những gì
  • Xác định thông tin – Xác định những thông tin có trong đề bài
  • Gạch chân từ khóa – Gạch chân những từ khóa quan trọng gợi ý mấu chốt để giải bài toán
  • Thành lập phép tính – Sử dụng những thông tin đã có, bám vào câu hỏi và từ khóa để thành lập phép tính
  • Kiểm tra lại đáp án – Tự xem lại xem đáp án có hợp lý với những thông tin đã có và câu hỏi cần tìm hay không?

Một khi trẻ đã tập được thói quen đi theo các bước này mỗi khi giải toán đố, bạn sẽ thấy quá trình giải bài toán của con trở nên dễ dàng và chính xác hơn rất nhiều.

3. Dạy con những từ khóa thường gặp
Một số học sinh đọc xong đề bài và không biết phải làm gì với bài toán đó. Tuy nhiên, hầu hết các bài toán đố ở mức độ tiểu học đều sẽ chứa các từ khóa trong đề bài. Dạy con biết cách nhận biết những từ nào thường sẽ liên hệ với các phép toán nào sẽ cho con định hướng đúng để tìm ra đáp số cho bài toán. Ví dụ như từ “thêm” thường sẽ liên hệ với phép cộng, hay “ít hơn” sẽ giúp trẻ phần nào nhận biết được đây là phép trừ, hay “tích của” là dấu hiệu của phép nhân. Đây chính là lý do tại sao cha mẹ nên dạy con xác định các từ khóa này, để giúp con bớt “vật lộn” với toán giải. Dưới đây là một vài từ khóa thường gặp:

  • Addition – Combined, increased, a total of, sum, added to, together, plus
  • Phép trừ (Subtraction) – Lấy đi, ít hơn, bớt, giảm đi, nhiều hơn, kém hơn (less, less than, fewer than, difference, decreased, take away, more than)
  • Multiplication – Multiplied, the product of, times, of
  • Division – Divided by, into, per, the quotient of, percent, out of, the ratio of

Cha mẹ có thể viết những từ khóa và cụm từ thường gặp trong các bài toán đố lên những mảnh giấy để con tập ghi nhớ. Ví dụ, một mảnh giấy có từ “tổng cộng” bên cạnh dấu “+”. Một mảnh giấy khác có từ “tất cả” viết bên cạnh dấu “+”. Khi con làm bài tập về nhà, hãy khuyến khích con tập thói quen nối các mảnh giấy chứa từ khóa tương ứng với các phép tính sử dụng để giải bài.

>> Để giúp con nhanh chóng làm quen với các thuật ngữ toán học bằng tiếng Anh, phụ huynh có thể tải về bộ flashcard đơn giản tại đây , được biên soạn bởi các giáo viên dạy toán tại Everest Education.

Tải về flashcards từ vựng Toán

4. Sử dụng các dụng cụ trực quan và sơ đồ hình vẽ

Đôi khi, việc minh họa bài toán mang lại hiệu quả rất lớn giúp trẻ nhanh chóng giải được bài toán. Đối với những bài toán có số lượng ít, bạn có thể sử dụng các đồ vật thực tế để giúp con hình dung được đề bài. Đối với những bài toán đo lường có số lượng lớn hơn, hãy dùng sơ đồ hình vẽ. Việc minh họa bài toán một cách trực quan sẽ khiến bài toán dễ hiểu, dễ hình dung, và giúp con nắm được đề bài dễ hơn.

 Bạn cũng có thể yêu cầu con thử nhắm mắt và tưởng tượng bài toán trong đầu: “Con thử tưởng tượng xem số bút chì con đang có được thêm vào một số bút chì nữa sẽ tạo thành một số lượng bút chì nhiều như thế nào.” Hoặc cha mẹ cũng có thể sử dụng đồng xu, tăm xỉa răng, hay những đồ vật cụ thể khác để minh họa. Dùng những đồ vật này để minh họa cho số lượng bút chì đầu tiên, sau đó cộng thêm một vài cây nữa. Đây cũng chính là một trong số những phương pháp rất hiệu quả mà các giáo viên của chúng tôi thường xuyên áp dụng trong lớp toán của mình. Chúng tôi sử dụng những giáo cụ trực quan như giấy, khối xếp hình (building blocks) như những đồ vật thực tế, hữu hình để giới thiệu cho học sinh các khái niệm toán học mới, giúp các em tiếp cận và tìm ra cách giải bài toán. Chìa khóa để giúp học sinh có thể giải được một bài toán đố là giúp học sinh hiểu được đề bài và định hướng cho các em hướng giải đúng đắn.

5. Giúp con cải thiện khả năng tập trung
Yêu cầu con đọc qua đề bài một lần, sau đó đọc thêm một lần nữa và khoanh tròn những từ khóa và cụm từ quan trọng. Phương pháp này được gọi là phương pháp “đọc chủ động” (active reading), giúp trẻ tập trung hơn và tránh đọc đề bài cẩu thả. Một biện pháp khác mà cha mẹ có thể áp dụng là dùng giấy trắng để che hết những câu hỏi khác, chỉ để lại câu hỏi mà con đang làm để con tập trung vào đúng bài tập đó. Hoặc bạn cũng có thể liệt kê ra những bước cần làm khi giải toán đố để trẻ đi theo từng bước và kiểm tra lại.

>> Ngoài ra, phụ huynh có thể tìm hiểu thêm các bài viết về 3 lý do khiến trẻ không tập trung khi học, cũng như tìm thấy Bí quyết dạy con học tập trung hiệu quả của chúng tôi. Khi đã thử áp dụng một vài những phương pháp được gợi ý ở đây, cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn về những vấn đề mà con đang thực sự gặp phải khi làm quen với toán đố.

6. Luyện tập, luyện tập, luyện tập!
Làm thế nào để nuôi dạy trẻ trở thành một người-giải-quyết-vấn-đề tốt hơn? Dĩ nhiên, là bằng cách luyện tập giải quyết thật nhiều vấn đề. Để giúp con thực sự thành thạo giải các bài toán đố, trẻ cần phải được luyện tập nhiều. Nhằm để con làm quen với các bước giải toán, cha mẹ có thể trò chuyện, thảo luận với con về hướng giải của bài toán trước khi con tự cố gắng tìm ra câu trả lời. Hiện nay có rất nhiều trang web dạy toán that offer free sample problems for your child to tackle.  If she needs additional help, you can come to visit us at Everest Education,  where we help students strategize and solve equations with confidence. We offer a lộ trình học tập cá nhân cho từng em học sinh để đảm bảo các em luôn được theo sát và hỗ trợ ngay khi cần.

Toán đố có thể xem là một bước chuyển tiếp lớn hơn hẳn từ những bài toán thông thường, đòi hỏi học sinh phải có một loạt các kỹ năng mà có thể trẻ vẫn còn chưa nắm vững. Tuy vậy, bằng cách luyện tập mỗi ngày và dần dần xây dựng cho con nền tảng kiến thức vững chắc, toán đố sẽ sớm không còn là vấn đề với con nữa. Chúng tôi hy vọng rằng nhờ áp dụng những phương pháp đơn giản trên đây, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển được kỹ năng tư duy logic cũng như khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn.

Nguồn tham khảo:
https://www.understood.org/en/learning-thinking-differences/child-learning-disabilities/math-issues/trouble-with-math-word-problems
http://www.sylvanlearning.com/blog/index.php/help-child-word-math-problems/
https://hellothinkster.com/blog/making-math-word-problems-accessible-for-fourth-graders/

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí