Cho con học tiếng Anh giao tiếp hay tiếng Anh học thuật?

Với sự phổ biến của tiếng Anh ngày nay và làn sóng du học ngày càng mạnh mẽ ở Việt Nam, có rất nhiều em học sinh đã có thể giao tiếp bằng tiếng Anh một cách lưu loát ở độ tuổi rất nhỏ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các em đã nắm vững tiếng Anh và ngôn ngữ học thuật được áp dụng trong lớp học, đặc biệt là các lớp học ở môi trường quốc tế.


Tiếng Anh học thuật và tiếng Anh giao tiếp: khác biệt ở chỗ nào?

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về sự khách biệt giữa tiếng Anh học thuật và tiếng Anh giao tiếp. Xét một cách bao quát, tiếng Anh giao tiếp được sử dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, trong khi đó tiếng Anh học thuật lại được dùng trong những ngữ cảnh trang trọng hơn. Hãy nhìn vào bảng so sánh dưới đây để phân biệt cách sử dụng khác nhau giữa tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật:

Tiếng Anh giao tiếp Tiếng Anh học thuật
Định nghĩa Ngôn ngữ tự nhiên đơn giản, không trang trọng, là tiếng Anh được sử dụng trong các cuộc đối thoại hằng ngày với gia đình, bạn bè Ngôn ngữ trang trọng hơn, phức tạp hơn trong việc sử dụng từ vựng và cách thể hiện
Mục đích sử dụng Sử dụng trong giao tiếp hằng ngày Sử dụng trong môi trường chuyên nghiệp, mang tính học thuật
Bối cảnh Tương tác hằng ngày dưới hình thức nói hay viết Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, hội nghị, dưới hình thức nói hay viết
Từ vựng Từ vựng đơn giản, quen thuộc, thường hay bắt gặp trong các cuộc đối thoại hằng ngày Từ vựng đa dạng, phức tạp hơn, ít gặp trong ngữ cảnh giao tiếp thông thường
Từ lóng Có thể dùng từ lóng hoặc các cách nói tắt Không dùng từ lóng hay nói tắt
Đối tượng Dành cho người chỉ cần kĩ năng giao tiếp, không có ý định học hay làm việc trong các lĩnh vực mang tính học thuật Cần thiết cho người đang tìm kiếm cơ hội làm việc ở nước ngoài hoặc theo đuổi các chương trình học quốc tế
Ngữ pháp Các câu nói không nhất thiết phải theo cấu trúc ngữ pháp đúng (ví dụ: “You’re hungry?”) Các câu phải được bắt đầu và có sự chuyển tiếp phù hợp (ví dụ như các từ “moreover”, ”in addition”), chú trọng nhiều vào từ vựng và ngữ pháp

 

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Bạn có thể chỉ ra đâu là tiếng Anh học thuật không?

Giờ chúng ta đã nắm được những sự khác biệt cơ bản nhất giữa tiếng Anh học thuật và tiếng Anh giao tiếp, hãy nhìn vào bảng dưới đây và thử tự đoán xem những câu nói nào là tiếng Anh học thuật:

Let’s examine the table on page 65. Let’s sit at that table, over there.
Went to the store and bought a few things like bread, milk, and peanut butter. Didn’t have enough. Wanne let me borrow a dollar? The character proceeded to the grocery store where she purchased a few necessary items. However, she did not have enough money.

 

Bạn có thể chỉ ra đâu là tiếng Anh học thuật không?
Nếu có, chúc mừng bạn đã nắm vững những khái niệm cơ bản về tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật.
→ Để có thể giao tiếp tốt ở mọi ngữ cảnh, học sinh cần phải nắm vững kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cả tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật. Một học sinh giỏi không chỉ có khả năng giao tiếp xã hội lưu loát, mà còn biết cách sử dụng tiếng Anh học thuật thành thạo, nhất là khi gia đình có nhu cầu cho con đi học ở môi trường quốc tế.

Tiếng Anh học thuật – Ngôn ngữ của trường học

Như chúng ta đã thấy, tiếng Anh học thuật rất cần thiết cho những ai muốn thành công trong học tập cũng như làm việc ở môi trường quốc tế. Chúng ta sử dụng tiếng Anh học thuật để tiếp thu kiến thức mới; đọc hiểu, mô tả và truyền đạt các khái niệm phức tạp, tư duy trong các lĩnh vực học thuật. Học sinh được nghe, đọc, viết và nói về các môn học, chủ đề bằng thứ ngôn ngữ nặng tính học thuật. Do vậy có thể nói, tiếng Anh học thuật chính là ngôn ngữ của trường học.

Khi một em học sinh Việt Nam bước vào một ngôi trường quốc tế mà chưa từng tiếp xúc qua tiếng Anh học thuật, em sẽ gặp nhiều bất lợi hơn so với bạn bè đồng lứa và đối mặt với khó khăn trong việc nghe và hiểu tiếng Anh học thuật được sử dụng ở trường. Lấy ví dụ, khi học môn Nghiên cứu Xã hội, học sinh bản xứ sẽ có nhiều lợi thế hơn so với học sinh quốc tế, do đã có kiến thức cơ bản cũng như nhiều vốn từ vựng. Do đó, học sinh Việt Nam nên bắt đầu chuẩn bị cho mình tiếng Anh Học thuật càng sớm càng tốt vì chẳng lâu sau, đây sẽ là những kiến thức vô cùng cần thiết để hiểu bài và bắt kịp với các bạn trong lớp, tự tin giao tiếp và tự do truyền đạt ý tưởng khi đi du học.

Do vậy, nếu bạn đang có ý định cho con đi du học, hãy giúp con chuẩn bị sẵn sàng bằng cách trang bị cho em kĩ năng tiếng Anh học thuật cần thiết sớm nhất có thể, bên cạnh việc phát triển khả năng giao tiếp thông thường.

Tiếng Anh học thuật đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực

Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay học sinh có thể tự học tiếng Anh giao tiếp bằng cách nhiều cách như xem video hướng dẫn, thực hành trực tuyến, tương tác và trò chuyện với bạn bè quốc tế để nâng cao khả năng phản xạ. Nhiều em đã có thể tự tin giao tiếp với người bản xứ dù chưa từng tham gia một khoá học tiếng Anh bên ngoài nào.

Tiếng Anh học thuật, ngược lại, đòi hỏi và phức tạp hơn nhiều. Các ngôn ngữ học thuật vốn khô khan và không có tính ứng dụng trong đời sống hằng ngày, do đó, học sinh cần có sự hướng dẫn trực tiếp thật rõ ràng, cụ thể mới có thể ghi nhớ lâu. Ví dụ, trong tiếng Anh học thuật, trường hợp rất dễ gặp là học sinh không quen thuộc hoặc hiểu rõ ý nghĩa câu hỏi, dẫn đến làm bài sai, lạc đề, dù em thừa kiến thức để hoàn thành câu hỏi đó. Vì vậy, học sinh nên được dạy dỗ, chỉ dẫn trực tiếp các ngôn ngữ học thuật để có thể ghi nhớ, đảm bảo hiểu chính xác từ ngữ và cách sử dụng phù hợp.

Nhẩm tính, một người học tiếng Anh trung bình mất khoảng 3 tháng đến một năm để thành thạo tiếng Anh giao tiếp, nhưng phải mất tận 7 năm để nắm vững tiếng Anh học thuật. Đó là lý do tại sao học sinh nên bắt đầu chuẩn bị kỹ năng tiếng Anh học thuật càng sớm càng tốt.

Tiếng Anh học thuật cần được phát triển trong môi trường học thuật

Như chúng ta đã biết, các từ ngữ sử dụng trong tiếng Anh học thuật hầu hết đều là những từ ít gặp và không được áp dụng hằng ngày, học sinh cần tìm kiếm một môi trường cho phép em làm quen và sử dụng các từ ngữ học thuật, thực hành và thực hành càng nhiều càng tốt. Điều đáng mừng là ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều em học sinh đã có những kĩ năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản như nói, đọc, ghi nhớ, tổng hợp thông tin và viết các mẫu câu, đoạn văn ngắn. Tất cả những gì các em cần là trau dồi và mở rộng vốn từ nâng cao để ăng khả năng tiếp thu kiến thức và diễn đạt ý tưởng của mình.

Tiếng Anh học thuật có thể đạt được bằng cách khơi gợi niềm đam mê học tập, trí tò mò của học sinh qua các chủ đề học hấp dẫn, bổ ích và nhiều hoạt động luyện tập, thực hành thường xuyên.

Hãy để chúng tôi giúp bạn.

Thấu hiểu sự cần thiết của tiếng Anh học thuật, Everest Education đã mở chương trình Ngữ Văn Anh - chương trình nhằm mục đích tạo ra một môi trường Anh ngữ thuần học thuật – nơi các em có thể tiếp cận, học hỏi và luyện tập tiếng Anh học thuật như những người bản xứ thực thụ. Chương trình chính là bước chuyển tiếp phù hợp cho các em học sinh từ trình độ tiếng Anh giao tiếp cơ bản sang trình độ tiếng Anh học thuật. Với khoá học này, E2 hy vọng có thể trang bị cho học sinh những kĩ năng Anh ngữ học thuật cần thiết để các em tự tin hơn, bản lĩnh hơn, cởi mở hơn và thành công hơn trên con đường du học và bước vào môi trường quốc tế trong tương lai.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Để lại ý kiến