E2 Talk – Phỏng vấn học sinh E2: Chia sẻ kinh nghiệm vào các trường đại học hàng đầu (Phần 1)

Hiện nay, xu hướng du học từ Trung học phổ thông và Đại học ngày càng trở nên phổ biến hơn. Johnny Trịnh, cựu học sinh của Everest Education, đã được nhận vào một trong số những trường Đại học mang tính cạnh tranh rất cao với quá trình “Nộp hồ sơ sớm có ràng buộc” (Early Decision). Em ấy đã đạt được thành tích đó như thế nào? Chúng tôi đã có một buổi phỏng vấn ngắn với Johnny về hành trình cá nhân của em và đây là một dung của phần đầu tiên:

  • Cách gây ấn tượng với các trường Đại học xuất sắc với thành tích học tập “tốt”?
  • Làm thế nào để tìm được những ý tưởng hay cho bài luận của mình?

Chia sẻ đôi nét về Johnny, em hiện đang là sinh viên của trường Northwestern University, bang Illinois, Mỹ. Johnny từng học tại Everest Education ("E2") vào năm 2014-2015 và tốt nghiệp Trường quốc tế Nam Sài Gòn (SSIS). Em đã đạt điểm tuyệt đối hai môn trong kỳ thi AP và đạt 2260 điểm SAT.

Bên dưới video chính là nội dung đã được chúng tôi viết lại để phụ huynh và học sinh có thể dễ theo dõi hơn.


Tony:  Chào Johnny, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi một số vấn đề xoay quanh các kinh nghiệm của cá nhân em, những vấn đề liên quan đến quá trình nộp hồ sơ du học cũng như những trải nghiệm của em trong suốt thời gian sinh sống và học tập tại Mỹ. Nhìn chung, em là một trong số những học sinh giỏi dù không phải lúc nào cũng đạt điểm số tuyệt đối trong các môn học. Và kết quả là em đã được nhận vào một trong những trường Đại học có yêu cầu đầu vào cao nhất ở Mỹ. Em có thể chia sẻ cảm nghĩ của bản thân về điều đó cũng như việc em đã làm thế nào để khắc phục những điểm có thể gọi là khá bất lợi cho bản thân em trong quá trình nộp hồ sơ du học không?

Johnny:  Ngay từ đầu, em hiểu rằng thành tích học tập và kết quả các bài thi không phải là thế mạnh của mình. Cả em và E2 đều ý thức được điều này. Tuy nhiên, em cũng biết rằng trong quá trình xem xét hồ sơ du học Mỹ, hội đồng xét duyệt sẽ coi các thành tích học tập như là những thông tin nền tảng. Sau đó, họ sẽ tiến hành cân nhắc các thành tích ngoại khóa của học sinh. Do đó, bên cạnh việc cố gắng để đạt được kết quả học tập cũng như điểm SAT tốt, em đã rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Và em cũng đã cố gắng hết sức để thể hiện những thành tích đó trong hồ sơ du học của em.

Tony:  Nghĩa là em đã tập trung chia sẻ nhiều hơn về các trải nghiệm ngoại khóa của mình. Đối với hội đồng xét duyệt, đó là những điều mà họ muốn tìm thấy từ các bài luận cũng như thư giới thiệu. Thành tích hoạt động ngoại khóa đóng một vai trò rất quan trọng, tuy nhiên, đa số các em học sinh lại chưa thể hiện được điều đó trong các bài luận của mình.

Sẵn tiện nhắc đến bài luận, em có thể chia sẻ một ít về quá trình viết bài luận của em được không? Cụ thể, em đã làm thế nào để có nhiều ý tưởng hay và đưa nó vào bài viết của mình? Theo thầy thấy, rất nhiều bạn học sinh gặp khó khăn trong việc viết luận. Các bạn chưa biết phải giải quyết những câu hỏi hóc búa của các trường Đại học như thế nào, chẳng hạn như: “Dự định cho tương lai của em là gì?”, “Em mong muốn được theo đuổi điều gì nhất trong cuộc sống của mình?”. Rất nhiều bạn học sinh đã chia sẻ với thầy rằng các bạn ấy chưa biết phải trình bày những gì trong bài luận. Vậy hôm nay em có thể chia sẻ một vài bí quyết của mình trong quá trình viết luận không?

Johnny: Thật sự thì em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, những lời góp ý từ các thầy cô tư vấn ở trường cấp ba, cũng như các thầy cô của Everest về vấn đề quản lý thời gian cũng như làm thế nào để giúp bản thân bớt căng thẳng. Nhờ vậy, em đã nảy ra được rất nhiều ý tưởng cho bài viết của mình, bắt đầu từ những trải nghiệm của em khi đang học học kỳ hai của lớp 11.

Thật ra, nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô mà em đã có được khoảng 40 đến 50 ý tưởng cũng như nhiều hướng tiếp cận khác nhau cho bài viết. Ở độ tuổi còn rất trẻ khi ấy, em không nghĩ là mình có đủ sự sâu sắc để nhìn nhận rõ ràng các vấn đề đó. Dù vậy, em thường không chỉ ngồi yên mà cố gắng suy nghĩ, hồi tưởng lại những việc em đã làm cũng như nhận thức, đánh giá để hiểu bản thân mình hơn. Và từ 50 ý tưởng ban đầu, em đã bắt đầu phác thảo dàn ý và tiến hành viết bài luận. Em nhận thấy rằng việc đó rất hữu ích đối với em, nó giúp em có thể hiểu rõ hơn về bản thân mình.

Lời khuyên của em dành cho các bạn học sinh chính là: Nếu như các bạn đang trong quá trình viết bài luận để nộp hồ sơ du học, các bạn đừng nên quá căng thẳng. Thay vào đó, hãy cố gắng thư giãn và tận dụng cơ hội trao đổi với mọi người xung quanh, đặc biệt là những người có nhiều kinh nghiệm hơn bạn cũng như những người sẵn sàng giúp đỡ, cho bạn những lời khuyên hữu ích.

Tony: Cụ thể thì em có thể cho thầy biết em đã liên hệ với những ai không?

Johnny: Có thể nói, thầy là người đã hướng dẫn em rất nhiều trong suốt quá trình làm hồ sơ đi du học. Bên cạnh đó, em còn chủ động liên lạc với các thầy cô tư vấn từ trường cấp ba của em, cũng như các thầy cô từ Everest. Hơn thế nữa, em còn trao đổi và xin thêm ý kiến từ các anh chị, các bạn đạt thành tích tốt trong trường em mà em rất ngưỡng mộ.

Còn tiếp…

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí