Maria: Khác với Việt Nam hay các nước khác trên thế giới, hệ thống trường công lập và tư thục ở Mỹ không hoàn toàn giống nhau.
Tony: Vậy thì chúng khác nhau như thế nào nhỉ Maria?
Maria: Với kinh nghiệm làm việc của tôi tại Trung Quốc, học sinh thường nghĩ rằng trường công lập lúc nào cũng là trường tốt nhất. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục giữa các trường công lập và tư thục ở Mỹ không nhất thiết phải hoàn toàn khác nhau. Chất lượng đào tạo của trường không phụ thuộc vào loại cũng như quy mô trường.
Tôi nghĩ một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của các em học sinh chính là học phí. Nhìn chung, theo học tại các trường công lập sẽ tiết kiệm hơn các trường tư thục. Tuy nhiên, hầu hết các trường đại học công lập thường không hỗ trợ các quỹ học tập cho sinh viên quốc tế. Nguyên nhân chính là do họ muốn tập trung các quỹ giáo dục này để hỗ trợ cho sinh viên địa phương. Tôi nghĩ đó chính là điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa trường công và trường tư.
Nếu bạn chú ý thì tổng chi phí theo học tại hai hệ thống trường nay không phải lúc này cũng có sự khác biệt. Cho nên các em học sinh không nên quá lo lắng trong việc chọn trường.
Tony: Vậy Maria đã bao giờ thấy bất kỳ trường công lập nào cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế chưa?
Maria: Vâng, có chứ Tony. Một vài trường do muốn thu hút sinh viên quốc tế chất lượng cao nên cấp một số loại học bổng.
Tony: Oh, vậy à? Tony mới biết đấy! Như Maria biết, thường thì học sinh, sinh viên quốc tế phải đóng học phí cao hơn sinh viên bản xứ rất nhiều.
Maria: Theo tôi thấy, một vài trường đại học công lập có các quỹ hỗ trợ cho sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, giá trị các loại học bổng này không quá lớn, chủ yếu chỉ để công nhận thành tích học tập và khuyến khích các em học sinh.
Tony: Theo Tony biết thì Hệ thống Trường Đại học California, hệ thống quy tụ các trường đại học danh tiếng trên thế giới lại đang gặp khó khăn trong vấn đề ngân quỹ. Chính vì thế, học phí tại các trường này trong những năm gần đây đã gia tăng đáng kể, từ vài nghìn đô một năm tăng lên thành 20 đến 30 nghìn đô một năm. Những trường này quy định mức học phí của học sinh quốc tế cao hơn học sinh bản xứ để bù đắp lại các khoảng ngân quỹ khác.
Maria: Tôi nghĩ lý do là bởi vì ở số tiền thuế mà công dân Mỹ phải đóng cho ngành giáo dục ngày càng giảm dần trong những năm qua. Một số nguồn quỹ và tài trợ khác được dành để chi trả cho các trường công lập, do vậy những học sinh không phải là công dân Mỹ, đặc biệt là học sinh quốc tế, vì vậy phải đóng tiền nhiều hơn học sinh bản xứ.
Còn tiếp…
Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn
được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng