Sự khác nhau giữa hai chương trình AP và IB

Những điểm nổi bật của AP và IB:

APIB là các chương trình giáo dục trung học quốc tế danh tiếng, giúp học sinh tích lũy tín chỉ đại học ngay từ cấp 3.

- Lệ phí thi IB đắt hơn so với lệ phí thi AP.

- Học sinh không theo học chương trình AP từ đầu vẫn có thể thi AP. Tuy nhiên, để được tham dự kỳ thi IB, học sinh phải hoàn thành chương trình học IB tại một đơn vị được cấp phép giảng dạy IB.

- Chương trình IB mang tính toàn diện hơn chương trình AP.

- Chương trình AP sẽ là lựa chọn lý tưởng cho những em học sinh đã có “lịch học dày đặc”. Trong khi chương trình Tú tài Quốc tế IB có bắt buộc học sinh phải tham gia ngoại khóa, thì chương trình AP chỉ chú trọng vào các nội dung học thuật thuần túy.

- Các trường đại học đánh giá AP và IB như nhau.

Cụm từ AP và IB đang dần trở nên quen thuộc với nhiều gia đình, đặc biệt là giai đoạn khi con bước vào trung học. AP và IB cũng là hai trong số các chương trình quốc tế nổi tiếng toàn cầu, giúp học sinh mài giũa kỹ năng và chuẩn bị tốt hơn cho đại học. 

Các chương trình này được thiết kế dựa theo mức độ đại học sao cho phù hợp với học sinh trung học; bao gồm nhiều môn học như: Ngữ văn Tây Ban Nha, Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Khoa học Máy tính, Khoa học Môi trường. Tham gia các kỳ thi từ hai chương trình này giúp học sinh tích lũy tín chỉ đại học hoặc trang bị kiến thức đại cương ngay từ khi còn ngồi ghế trung học.

Sự khác nhau giữa hai chương trình AP và IB

Để lựa chọn giữa chương trình AP và chương trình IB, học sinh cần chọn chương trình phù hợp với năng lực và mục tiêu của học sinh. Cả hai chương trình AP và IB đều là những lựa chọn tốt, mang lại cho học sinh môi trường học tập đầy thử thách tương tự như môi trường giáo dục đại học.

Mặc dù cả AP và IB đều là những chương trình giáo dục đòi hỏi tính học thuật cao và có thể tích lũy tín chỉ đại học từ sớm, vẫn có sự khác biệt rõ rệt giữa hai chương trình này. Sự khác biệt đó là gì? Liệu IB có nổi trội hơn AP? Chương trình nào giúp con tăng cơ hội vào các trường đại học hàng đầu? 

Bài viết này sẽ giúp gia đình giải đáp những thắc mắc trên, nhất là giải thích hai chương trình AP, IB và cách để lựa chọn chương trình phù hợp.

Cùng bắt đầu thôi!


I. Chương trình Tú tài Quốc tế (International Baccalaureate – IB)

1. Tổng quan chương trình

Sự khác nhau giữa hai chương trình AP và IBChương trình Bằng Tú tài Quốc tế (IBDP) là một chương trình đánh giá năng lực dành cho học sinh độ tuổi từ 16 đến 19 tuổi. IBDP được công nhận rộng rãi bởi nhiều trường đại học trên toàn cầu. Học sinh phải chọn học 3 môn thuộc trình độ Nâng cao (High Level) và 3 môn ở trình độ Cơ bản (Standard Level) trong 6 lĩnh vực cốt lõi bắt buộc: Ngôn ngữ & Văn học (Language & Literature), Tiếp thu Ngôn ngữ (Language Acquisition), Khoa học (Sciences), Toán (Maths), Khoa học Xã hội (Social Sciences), và Nghệ thuật (Arts).

Ngoài ra, học sinh còn phải hoàn thành các học phần bổ sung, bao gồm Lý thuyết Kiến thức (Theory of Knowledge – TOK), nhằm phát triển kỹ năng tư duy phản biện, đồng thời tham gia các hoạt động cộng đồng, thể thao hoặc sáng tạo ít nhất 3 giờ thuộc học phần Sáng tạo, Hành động và Phục vụ (Creativity, Action, Service – CAS). Học sinh cũng buộc phải hoàn thành khóa Viết luận Chuyên sâu (Extended Essay), một bài nghiên cứu độc lập 4.000 chữ về một chủ đề mà các em tự chọn.

2. Vì sao nên chọn chương trình Tú tài Quốc tế (IB)?

Chương trình Tú tài quốc tế cung cấp một nền tảng giáo dục toàn diện. Do đó, chương trình thích hợp với những em học sinh có hứng thú học nhiều môn học khác nhau, nhưng lại chưa quyết định được ngành học cụ thể em muốn theo đuổi trong tương lai.

Phần bài luận và Lý thuyết Kiến thức trong chương trình IB cũng giúp xây dựng nền tảng tốt cho học sinh, giúp các em phát triển kỹ năng tư duy phản biện và nghiên cứu độc lập để thành công trong môi trường đại học sau này.

3. Các trường quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh giảng dạy chương trình IB

  • American International School (AISVN) – Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam
  • Australian International School (AIS) – Trường Quốc tế Việt Úc
  • British International School (BIS) – Trường Quốc tế Anh quốc
  • The Canadian International School (CIS) – Trường Quốc tế Canada
  • International Schools of North America (SNA) – Trường Quốc tế Bắc Mỹ
  • International German School Ho Chi Minh City (IGS) – Trường Quốc tế Đức TP.HCMInternational German School Ho Chi Minh City (IGS) – Trường Quốc tế Đức TP.HCM
  • International School Ho Chi Minh City (ISHCMC) – Trường Quốc tế TP.HCM
  • European International School (EIS) – Trường Quốc tế Châu Âu
  • Renaissance International School – Trường Quốc tế Renaissance
  • Saigon South International School (SSIS) – Trường Quốc tế Nam Sài Gòn
  • Western Australian International School System (WASS) – Trường Quốc tế Tây Úc

II. Chương trình Xếp lớp Nâng cao (AP)

1. Tổng quan chương trình

Sự khác nhau giữa hai chương trình AP và IBAP (Advanced Placement) là chương trình học tại Mỹ và Canada được thiết kế bởi College Board – tổ chức chuyên cung cấp các chương trình giảng dạy bậc đại học và các kì thi cho học sinh trung học. Tương tự như SAT có các kì thi cho từng môn học (SAT Subject Tests), chương trình AP cũng bao gồm nhiều bài thi cho nhiều môn học khác nhau, từ Sinh học, Lịch sử Châu Âu cho đến Lý thuyết Âm nhạc. Hiện nay có đến khoảng 38 môn thi AP khác nhau, mặc dù rất ít trường có đủ tất cả các lớp AP cho tất cả các môn học.

Học sinh theo học chương trình AP thường sẽ học khoảng 3 đến 4 môn mỗi năm, năm cuối cùng có thể học đến 7 môn AP khác nhau. Chương trình học được phát triển bởi đội ngũ giáo viên dạy AP và giảng viên đại học, nhằm cố gắng lồng ghép những kiến thức, kỹ năng, thông tin, bài tập phù hợp để học sinh có thể ứng dụng khi học tiếp môn học đó khi lên đại học.

2. Vì sao nên chọn chương trình Xếp lớp Nâng cao (AP)?

Hầu hết các trường đại học tại Mỹ và Canada đều chấp nhận kết quả thi AP khi xét tuyển, cũng như nhiều trường đại học quốc tế khác trên thế giới. AP sẽ là một lựa chọn đúng đắn nếu như con không có nhiều thời gian để theo học các chứng chỉ quốc tế: không giống như kỳ thi IB đòi hỏi học sinh phải có thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa, AP chỉ đơn thuần là một chương trình học.

Một điểm khác đáng để cân nhắc là, tương tự với kì thi A Levels, học sinh có thể tham gia thi AP mà không nhất thiết phải đăng ký theo học một lớp AP cụ thể. Nếu học sinh muốn theo học một ngôn ngữ khác mà trường em không có lớp dạy, hoặc em muốn tự học một môn học nào đó hơi đặc biệt một chút, như Lịch sử nghệ thuật chẳng hạn, kỳ thi AP sẽ linh hoạt hơn và cho em nhiều lựa chọn hơn.

3. Các trường quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp chương trình AP

  • American International School (AISVN) – Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam
  • APU International School (Trường quốc tế APU)
  • International School Ho Chi Minh City – American Academy (Trường Quốc tế TP.HCM)
  • Saigon South International School (SSIS) – Trường Quốc tế Nam Sài Gòn
  • The American School (Trường Quốc tế Mỹ)

III. Sự khác nhau giữa hai chương trình IB và AP

  • Khả năng đáp ứng

IB và AP đều mang đến cho học sinh trung học cơ hội thử thách bản thân với cấp độ kiến thức cao các chương trình giáo dục khác. Không thể phủ nhận rằng, hội đồng tuyển sinh của các trường đại học sẽ có sự quan tâm nhất định đến những sinh viên tương lai từng theo học chương trình IB hoặc AP. Theo Hiệp hội tư vấn tuyển sinh đại học quốc gia (National Association of College Admissions Counselors), điểm số từ các chương trình dự bị đại học như AP và IB được 3/4 cán bộ tuyển sinh xem xét như một thông tin quan trọng trong hồ sơ ứng tuyển.

So với chương trình AP, chương trình IB chỉ chiếm một phần nhỏ trong chương trình giáo dục ở Mỹ. Có dưới 1.000 trường học ở Hoa Kỳ cung cấp chương trình IB, trong khi đó, có hơn 20.000 trường trung học có sẵn chương trình AP như một khóa tự chọn. Tuy nhiên, ở cấp độ toàn cầu, chương trình IB lại phổ biến hơn AP. Theo Tổ chức IB, hơn 5.000 trường học tại 158 quốc gia cung cấp chương trình IB. Điều này cũng có nghĩa là, ở Mỹ, học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận chương trình AP hơn IB, còn chương trình IB lại phổ biến trong cộng đồng học sinh quốc tế.

  • Nội dung và cấu trúc chương trình

Chương trình AP và IB được thiết kế khác nhau, và có một số đặc điểm khác biệt rõ rệt. Chương trình AP có 38 môn học theo chủ đề cụ thể và được thiết kế cá nhân hóa. Chương trình IB có 56 môn học (tính riêng bậc Nâng cao và Cơ bản), nội dung thường rộng hơn và được thiết kế toàn diện hơn.

Cấu trúc chương trình IB đòi hỏi học sinh chọn lựa 6 môn học để theo học trong thời gian 2 năm, và phải hoàn thành các môn học (bao gồm nghiên cứu và thuyết trình) trong suốt quá trình học tập. Các học phần bổ sung bắt buộc bổ sung của chương trình IB gồm tham gia các hoạt động ngoại khóa tập trung vào tính sáng tạo, hành động và cộng đồng (CAS); Lý thuyết kiến thức (TOK); và Bài luận mở rộng. TOK khuyến khích học sinh suy ngẫm về tính đa dạng trong nền văn hóa địa phương, và nền văn hóa nhân loại. Học phần này trang bị cho các em học sinh tư duy phản biện như những nhà tư tưởng thực thụ. Bài luận Mở rộng là một dự án nghiên cứu độc lập về môn học IB do học sinh lựa chọn, thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Quá trình này nhằm thúc đẩy các kỹ năng nghiên cứu và viết luận ở cấp độ cao hơn, khai phá tri thức và sức sáng tạo.

Nguyễn Hải Nam – một trong những học sinh của chúng tôi tại chương trình College Compass – là một ví dụ điển hình về một em học sinh Việt Nam đã có kinh nghiệm học chương trình IB 2 năm tại Trường Liên kết Thế giới Đông Phi (UWCEA). Trong tập podcast của em với Chuyện du học podcast, em đã chia sẻ nhiều thông tin giá trị về chương trình IB. Nếu phụ huynh đang quan tâm đến chương trình IB, đừng bỏ lỡ podcast Chuyện du học cùng Hải Nam tại:

Ngược lại, tuy không phải là một chương trình giáo dục mang tính toàn diện như IB, AP phù hợp với các em học sinh đã xác định rõ ràng môn học cụ thể để theo đuổi và nhận kết quả đánh giá thành tích qua kỳ thi cuối khóa. Bất kỳ thí sinh nào cũng có thể đăng ký và tham gia kỳ thi AP, mà không cần hoàn thành khóa học trước đó. Vì thế, nếu học sinh không có điều kiện tham gia chương trình AP tại trường nhưng có nhu cầu thi lấy bằng AP, các em hoàn toàn có thể tự ôn luyện và đăng ký dự thi như một thí sinh tự do.

Chương trình giảng dạy của IB Chương trình giảng dạy của AP
- Chú trọng vào tư duy phản biện
- Học sinh chọn 6 môn học để theo học trong 2 năm (3 môn thuộc trình độ Nâng cao và 3 môn ở trình độ Cơ bản)
- Kỳ thi IB được tổ chức sau khi học sinh kết thúc chương trình học 2 năm của IB
- Hoạt động dịch vụ cộng đồng, thể thao hoặc sáng tạo (CAS), Lý thuyết Kiến thức (TOK) và Bài luận mở rộng là các thành tố nổi bật.
- Chú trọng nội dung kiến thức
- Kỳ thi AP được tổ chức sau khi học sinh kết thúc chương trình học 1 năm của AP
- College Board cung cấp 38 khóa học AP và các kỳ thi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
- Học sinh có thể học bao nhiêu môn học tùy thích có thể liên kết hoặc không liên kết với nhau

Tóm lại, chương trình IB và AP xác định mục tiêu học tập khác nhau. IB tập trung nhiều vào việc phát triển các kỹ năng viết và tư duy phản biện cho học sinh, - chứ không chỉ là kỳ thi đơn thuần. Ngược lại, AP là chương trình tập trung vào việc giảng dạy học sinh những môn học học thuật cụ thể và kiểm tra kiến thức thông qua các kỳ thi.

  • Điều kiện tốt nghiệp
Chương trình giảng dạy của IB Chương trình giảng dạy của AP
Trong chương trình IB, học sinh sẽ phải làm bài thi được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 7 (7 là điểm cao nhất) cho mỗi môn học mà em đã tham dự. Để nhận được bằng Tú tài quốc tế, học sinh phải đạt ít nhất 24 điểm cũng như đạt được số điểm yêu cầu tối thiểu cho mỗi môn học trình độ Nâng cao hoặc Cơ bản mà em đã theo học, cũng như hoàn thành các yếu tố bổ sung khác. Để tốt nghiệp, học sinh phải tham gia thi các môn AP mà mình đã học. Kết quả kỳ thi AP được đánh giá trên thang điểm từ 1–5. Dù mỗi trường đại học sẽ có những yêu cầu khác nhau dành cho học sinh, nhưng nhìn chung các trường đều yêu cầu điểm AP của học sinh phải đạt ít nhất 4 điểm.
  • Lệ phí thi

Một điểm khác biệt giữa AP và IB đó là: lệ phí thi IB của học sinh Hoa Kỳ đắt hơn lệ phí thi AP. Cụ thể, 94 đô la cho kỳ thi AP, theo College Board, trong khi đó, học sinh trả 119 đô la cho mỗi môn thi trong chương trình IB.

Tuy nhiên, nhiều trường học có chương trình hỗ trợ tài chính và miễn lệ phí thi cho học sinh, vì thể, lệ phí thi thực tế có thể thấp hơn con số ở trên. Phụ huynh nên lưu ý rằng, tuy lệ phí thi của các chương trình giáo dục này khá cao, nhưng tính ra vẫn ít hơn nhiều so với chi phí học tín chỉ tương đương ở đại học.

IV. Lời khuyên từ chuyên gia đến từ Everest Education

Sự khác nhau giữa hai chương trình AP và IBKhi bàn đến việc nộp đơn vào đại học, cũng giống như các kỳ thi chuẩn hóa SAT / ACT, các trường đại học không dành sự “ưu ái” đặc biệt cho bất kỳ chương trình giáo dục phổ thông nào. Hội đồng tuyển sinh từ các trường đại học hiểu rằng, các sinh viên “tương lai” của họ đến từ nhiều chương trình giáo dục khác nhau trên khắp thế giới, và họ sẽ đánh giá ứng viên dựa theo bối từng trường hợp cụ thể. Do đó, để lựa chọn giữa chương trình AP và chương trình IB, học sinh cần chọn chương trình phù hợp với năng lực và mục tiêu của các em. Cả hai chương trình AP và IB đều là những lựa chọn tốt, mang lại cho học sinh môi trường học tập đầy thử thách tương tự như môi trường giáo dục đại học.

Tại các lớp học của Everest Education ("E2"), chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn các học sinh trường quốc tế đang theo học nhiều chương trình giáo dục khác nhau, từ AP, IB đến A-level, v.v. “Nhìn một cách bao quát, chương trình IB sẽ giúp học sinh phát triển một cách toàn diện nhất. Lí do là vì IB được thiết kế như một chương trình giáo dục toàn diện với tính học thuật chuyên sâu. Không chỉ tập trung vào từng môn học cụ thể, chương trình IB yêu cầu học sinh phải hoàn thành các học phần cốt lõi khác. Chương trình IB sẽ là nền tảng cho nhu cầu theo đuổi chương trình giáo dục khai phóng tại đại học, cũng như đảm bảo học sinh có được nền giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng và mục đích tham gia các ngoại khóa của học sinh, chương trình AP vẫn được đánh giá ngang bằng chương trình IB về năng lực học tập của các em học sinh. Lựa chọn chương trình AP không có nghĩa là học sinh không thể chủ động tham gia các hoạt động ngoại khóa để nâng cao kỹ năng.

Cần lưu ý rằng, mặc dù có rất nhiều trường đủ tiêu chuẩn để dạy các chương trình A Levels, AP hay IB, không phải tất cả các môn học đều có trong chương trình dạy. Sẽ có những môn học chỉ được dạy ở một vài trường, vì vậy cần nghiên cứu kĩ để chắc chắn rằng môn học học sinh muốn học có trong chương trình giảng dạy của trường mà bạn chọn.”, cô Shannon Rybacki, Giám đốc điều hành của Everest Education chia sẻ.

Everest Education có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy các chương trình luyện thi và dạy kèm cho học sinh giáo dục tại gia và học sinh từ các trường quốc tế hàng đầu tại TP.HCM (như BIS, ISHCMC, SSIS, AIS, …). Đội ngũ giáo viên của chúng tôi là những chuyên gia về toán học, khoa học và tiếng Anh – tất cả các môn học mà học sinh cần phải nắm vững nếu có dự định thi SAT, IELTS, AP hoặc IB. Các khóa học luyện thi của chúng tôi cung cấp kế hoạch học tập được tùy chỉnh linh hoạt theo trình độ từng học sinh, nhằm giúp các em tối đa hoá điểm số của mình. Tham gia khóa học tại Everest Education, học sinh sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng trước những kỳ thi đầy thử thách và đẳng cấp này.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.shemmassianconsulting.com/blog/ib-vs-ap

https://www.usnews.com/education/blogs/high-school-notes/2014/09/02/discover-the-difference-between-ap-and-ib-classes

https://www.ivywise.com/blog/

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí