Tết ta có vị gì? Món ăn nào sẽ khiến em nghĩ ngay đến ngày Tết?

Trong bài viết này, hãy cùng Everest Education ("E2") (“E2”) đi tìm phong vị ngày Tết qua những món ăn truyền thống xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết!

Các bạn nhỏ cũng có thể tham khảo những từ vựng đặc sắc này khi giới thiệu hương vị ngày Tết với bạn bè quốc tế đấy.

Món ăn yêu thích của em là gì? Đừng quên chia sẻ với E2 phía dưới comment nha!


Bánh chưng (Square sticky rice cake – Chung cake – Savory sticky rice cake) là loại bánh truyền thống của dân tộc Việt, nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Nguồn gốc của bánh chưng bắt nguồn từ truyền thuyết về hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6 đã sáng tạo ra bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho trời và đất.

Bánh tét (Cylindrical glutinous rice cake) là loại bánh làm từ gạo nếp gói bằng nhiều lớp lá chuối thành hình trụ dài (còn được gọi là đòn bánh, hai đòn thường có một quai bánh chưng bằng gân lá chuối tạo thành một cặp), nhân làm từ đậu xanh và thịt lợn rồi nấu lên. Chữ “tét” trong tên bánh là hành động cắt bánh, tay phải cầm đầu dây khoanh tròn đòn bánh đã lột (vỏ), “tét” từng khoanh một, vì vậy tên gọi “bánh tét” rất có thể xuất phát từ cách thức cắt bánh này.

Chả giò (Fried spring roll) ở miền Bắc được gọi là nem, người miền Trung gọi là ram và chả giò là tên gọi ở miền Nam. Chả giò / nem / ram là món ăn phổ biến ở Việt Nam. Một cuốn chả giò thường gồm thịt lợn hoặc tôm, cua, gà băm nhỏ, ốc (thường ở miền Bắc, và đậu hủ dành cho cuốn chả giò chay, nấm mèo, miến và một số gia vị thông dụng của ẩm thực Việt như hành lá, tiêu, nước mắm, được cuốn bằng bánh đa nem và chiên ngập dầu đến khi vàng giòn.

Chả lụa (có nhiều cách gọi trong tiếng Anh: Lean pork pie, Vietnamese Salami, Vietnamese Ham, Vietnamese Pork Sausage, Lean pork pie, Pork paste, Pork Pate in Banana Leaf) hay giò lụa là tên gọi của món ăn được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt nạc thăn lợn xay nhuyễn kết hợp với nước mắm ngon và các gia vị khác, gói trong lá chuối và luộc chín.

Nem chua (Fermented pork) là món ăn sử dụng thịt lợn, lợi dụng men của lá chuối (hoặc lá ổi, lá sung v.v.) và thính gạo để ủ chín, có vị chua , ngọt mặn và cay vì có thêm một lát tỏi mỏng, ớt và quấn quanh bởi lá cây chùm ruột (hoặc lá khác), thường có dạng cuộn tròn hoặc hình vuông.

Thịt đông (Jellied meat, Pork jelly) là món ăn quen thuộc, đặc trưng của miền Bắc Việt Nam. Thịt đông có nguyên liệu chủ yếu là thịt lợn, chủ yếu dùng thịt chân giò, mộc nhĩ và hạt tiêu ngoài ra còn có da heo, và có thể có sương đông.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Thịt kho hột vịt (nước dừa) (Braised pork belly and eggs (in coconut juice), Caramelized pork and eggs) còn gọi là thịt kho tàu là một món ăn phổ biến tại miền Nam Việt Nam. Nước dùng để kho thịt và trứng vịt là nước dừa (ở miền Bắc, món này không nấu với nước dừa và trứng luộc). Thịt heo thường là thịt ba chỉ, hoặc thịt có cả nạc lẫn mỡ. Thịt được thái thành miếng vuông, to, trứng vịt được luộc, bóc vỏ và bỏ chung vào kho cùng thịt. Gia vị sử dụng gồm có: tiêu, nước mắm, ớt, đường ăn, và một số gia vị khác. Thịt, trứng ngập vừa trong nước dừa, được kho bằng lửa nhỏ cho đến khi thịt mềm.

Canh khổ qua nhồi thịt (Stuffed bitter melon soup) là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết của người Nam Bộ, với ý nghĩa những điều không may trong năm cũ sẽ qua và những điều may mắn, tốt đẹp trong năm mới sẽ đến. Nguyên liệu chính của món ăn là trái khổ qua, nhân nhồi phổ biến là thịt heo xay hoặc cá cùng các loại gia vị.

Lạp xưởng (Chinese sausage) và Củ kiệu ngâm (Pickled small leeks) là bộ đôi không thể thiếu mỗi dịp Tết đến. Lạp xưởng có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam từ lâu. Lạp xưởng là món ăn đặc trưng dịp Tết của người Việt. Lạp xưởng hương vị thuần Việt khó có món ăn nào thay thế được. Kết hợp giữa hương thơm đặc trưng của thịt, tỏi, tiêu, các loại gia vị và được chế biến rất đơn giản và không cầu kỳ, lạp xưởng trở thành món ăn đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.

Nhắc đến củ kiệulà nhắc đến Tết. Củ kiệu là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Nam. Người ta dùng những đầu kiệu rửa sạch rồi ngâm với đường và giấm để tạo thành món củ kiệu ngâm giòn dai chua ngọt đậm đà. Củ kiệu là món ăn kèm với nhiều món Tết khác như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng…

Cuối cùng, khi nhắc đến các thức ăn chơi ngày Tết, không thể không nhắc đến bộ 3 Khô bò (Beef Jerky), Hạt dưa (Red roasted watermelon seeds) và những loại Mứt Tết (Dried fruit candy). Người Việt Nam dùng các món này để giết thời gian khi chơi các trò chơi Tết. Bộ 3 này là món ăn mong đợi nhất dịp Tết của trẻ em (và thậm chí có cả người lớn).

___
tổng hợp từ wiki
#keeponlearning #keeponlearningwithE2

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí