2 câu nói quen thuộc cha mẹ không nên nói với con

Cùng con nuôi dưỡng đam mê học tập suốt đời

Ông Tony Ngo – Chủ tịch và đồng sáng lập của Everest Education – chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong việc nuôi dạy con, đồng thời nhấn mạnh 2 câu nói quen thuộc mà cha mẹ nên ngừng nói với trẻ.


1. “Con giỏi lắm”

Là một người làm cha, một trong những bài học mà Tony học được là chúng ta nên hết sức lưu ý mỗi khi dùng lời khen “Con giỏi lắm”.

Dĩ nhiên chúng ta chỉ muốn thể hiện sự động viên với con, tuy nhiên điều này có thể đặt áp lực lên những đứa trẻ, cho rằng chúng ta luôn kỳ vọng chúng phải “hoàn hảo”. Thật tốt nếu trẻ có thể trả lời đúng mọi câu hỏi, tuy nhiên một trải nghiệm học thực sự cũng cần phải có thử và sai. Khi trẻ bị áp lực rằng mình luôn phải hoàn hảo, con sẽ vô thức hình thành nỗi sợ bị mắc sai lầm. Hãy nghĩ đến những nhà tư tưởng, những người nghệ sĩ, những nhà phát minh vĩ đại. Einstein vĩ đại bởi ông luôn tự do khám phá mọi điều mà không hề sợ đến thất bại. Ông cho rằng mọi phát minh của mình đều là những “trò chơi”. “Chơi chính là hình thức cao nhất của nghiên cứu”. Elon Musk, cha đẻ của ngành công nghiệp xe hơi điện, khám phá không gian, và hệ thống giao thông đường ngầm cho ô tô và tàu điện Hyperloop… đã từng thất bại rất nhiều lần. Thế nhưng, ông chính là nhà sáng tạo đồng thời là nhà kinh doanh lỗi lạc nhất thời đại chúng ta đang sống. Elon Musk từng nói “Thất bại chính là một sự lựa chọn. Nếu không có sự thất bại, tức là chúng ta chưa đủ đột phá.” Những người tư duy và những người thực thi lỗi lạc luôn tìm cách đẩy giới hạn của bản thân đi xa hơn những gì “có thể”. Họ không cố gắng để trở nên “hoàn hảo” ở những lĩnh vực mà họ đã biết.

Vậy, thay vào đó, chúng ta nên nói với con như thế nào?

Hãy tập trung đề cao nỗ lực và công sức của con, đưa ra các ví dụ thật cụ thể. Chẳng hạn, khi con gái về nhà và khoe bài kiểm tra được điểm cao ở trường, hãy hỏi con về cách con đã ôn tập cho bài kiểm tra đó, và khen ngợi cho sự cố gắng mà con đã bỏ ra khi chuẩn bị bài. Hoặc ví dụ như khi con trai khoe một bức tranh rất đẹp do chính con vẽ, đừng nói “Bức tranh đẹp quá!”. Thay vào đó hãy hỏi tại sao con lại chọn màu sắc này, hình dạng này, bố cục này. Tony đã thử áp dụng cách này vào việc chơi thể thao của con trai, phụ huynh có thể tìm xem video về “Dạy trẻ tự đánh giá nỗ lực và chiến lược của bản thân”. Nhờ vậy, Tony đã dạy được Ian, con trai Tony, rằng, điều quan trọng không phải là con đã ghi được bao nhiêu bàn thắng, mà là con đã bỏ ra bao nhiêu nỗ lực.

2. “Để bố/ mẹ giúp con nhé”

Là cha mẹ, chúng ta thường muốn giúp đỡ con làm tất cả mọi điều, và thỉnh thoảng Tony nhận ra rằng sự giúp đỡ của mình dường như nhiều hơn mức cần thiết. Khi con của Tony bị “bí” một vấn đề nào đó, Tony bắt đầu thấy mất kiên nhẫn và nhảy vào làm giúp con để giải quyết cho xong. Nhưng khi nói chuyện với những phụ huynh khéo léo và thông minh hơn (ví dụ như vợ của Tony), Tony nhận ra mình nên học cách kiểm soát phản ứng của mình. Nếu Tony nhảy vào giúp con quá sớm, hay làm giùm con mọi thứ, những đứa trẻ sẽ mất tính độc lập, và có xu hướng phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Tony. Thay vì cố gắng suy nghĩ tìm ra cách giải quyết vấn đề, Ian và Estelle sẽ trông chờ bố mẹ chúng đưa ra câu trả lời. Dĩ nhiên là chúng tôi không muốn điều đó xảy ra!

Vậy nên, Tony đã học cách hướng dẫn các con giải quyết vấn đề của mình, chứ không làm tất cả cho chúng. Đối với những câu hỏi Toán học, chúng ta cũng không nên nói ra ngay đáp án, hãy lần lượt cùng con ôn lại phương pháp để giải bài tập. Với Toán Singapore, chúng ta có thể quay lại từ bước Concrete (cụ thể) nếu trẻ chưa hiểu được các công thức. Quá trình bao giờ cũng quan trọng hơn kết quả. Những giáo viên giỏi luôn biết cách để hỗ trợ mỗi học sinh một cách vừa đủ, dựa trên kiến thức mà các em đã có trước đó – đây được gọi là scaffolding (phương pháp dạy học tạo bước đệm gợi ý). Dù là ở lớp hay ở nhà, chúng tôi luôn khuyến khích trẻ cố gắng nhiều hơn những gì mà các em có thể làm được, và đẩy giới hạn của bản thân các em đi xa hơn.

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí