Làm gì khi vào “danh sách chờ” của các trường Đại học?

Rơi vào “danh sách chờ” (waitlist) của một trường đại học vốn không phải là một điều xấu – bởi nó nghĩa rằng hồ sơ của học sinh vẫn tốt đủ để không bị từ chối – nhưng dĩ nhiên, “waitlist” không phải là một vị trí dễ chịu. Suy cho cùng, việc bị rơi vào “waitlist” vẫn khiến nhiều em học sinh lo lắng và bối rối, bởi các em vẫn không chắc có được nhận vào trường hay không.

May mắn thay, có rất nhiều việc các em có thể làm để gia tăng cơ hội “thoát khỏi” waitlist. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết các trường đại học lên “waitlist” như thế nào, học sinh cần phải làm gì khi rơi vào “waitlist”, và làm thế nào để tận dụng “waitlist” để có thể được nhận vào trường các em mơ ước.


“Waitlist” là gì và các trường đại học lên “waitlist” như thế nào?

Việc rơi vào “waitlist” thực chất là gì?

“Waitlist” là danh sách các ứng viên mà trường đang cân nhắc chấp nhận hoặc từ chối nhận vào học.  Những ứng viên này sẽ phải chờ một thời gian và có thể sẽ được nhận vào học nếu trường còn suất trống. Số lượng ứng viên nằm trong “waitlist” tuỳ thuộc vào từng trường và sẽ thay đổi qua mỗi năm.

Khi nhận được thư thông báo “waitlist” của một trường đại học, học sinh có thể chấp nhận lời mời đó để được thêm tên vào “waitlist”, hoặc từ chối nếu các em không muốn phải chờ quá lâu, hoặc đã quyết định theo học tại một trường khác.

Thông thường, ứng viên sẽ nhận được kết quả “waitlist” bắt đầu từ ngày 1 tháng 5, hoặc thời gian sau khi các em học sinh đã được nhận vào trường gửi đi quyết định có theo học tai trường không, kèm với một khoản phí đặt cọc (không được hoàn lại). Các trường đại học thông thường sẽ nhận thêm học sinh nằm trong “waitlist” nếu họ cần thêm học sinh cho đủ chỉ tiêu các lớp năm nhất. Do vậy, một khi thời hạn ngày 1 tháng 5 đã trôi qua mà nhiều học sinh được nhận vào học vẫn chưa trả lời thư mời nhập học của trường, trường sẽ bắt đầu nhận thêm học sinh từ “waitlist” với hy vọng rằng những em này sẽ chấp nhận thư mời nhập học của trường. Kết quả “waitlist” sẽ được gửi đi trong tháng 5, 6, 7 và thậm chí tháng 8, ngay trước khi năm học mới bắt đầu.

Dĩ nhiên, không phải tất cả các em nằm trong “waitlist” đều được cho phép nhập học. Thực tế, nhiều trường đại học chỉ nhận thêm một vài em hay thậm chí là không nhận thêm em nào trong suốt cả năm!

Cuối cùng, một số trường cũng sắp xếp thứ hạng những em học sinh nằm trong “waitlist”. Do đó, những em được xếp hạng càng cao thì khả năng các em được nhận vào học càng lớn. Tuy vậy, không phải tất cả các trường đều xếp hạng học sinh trong “waitlist”. Họ nhận học sinh vào học dựa trên những tiêu chí khác, ví dụ như những khối ngành nào đang được họ ưu tiên hơn, những ứng viên nào có khả năng sẽ chấp nhận thư mời nhập học cao hơn nếu các em được nhận.

Cơ hội để các em “thoát khỏi” waitlist?

Nếu bị rơi vào “waitlist” của một trường đại học mà học sinh mơ ước, các em có thể tự hỏi làm thế nào để có thể “thoát khỏi” vị trí này và chính thức nhận được thư nhập học. Cơ hội để các em “thoát khỏi” waitlist chủ yếu sẽ phụ thuộc vào năm yếu tố dưới đây:

  • Tiêu chí tuyển sinh năm nhất của trường năm nay là bao nhiêu.  Trường càng tuyển ít học sinh, thì cơ hội để các em “thoát khỏi” waitlist càng thấp. Và ngược lại, càng có nhiều suất, thì cơ hội được vào học của các em sẽ càng lớn.
  • Học sinh ở những khối ngành, địa phương… nào đang được trường ưu tiên ở năm nhất.  Ví dụ, nếu trường còn đang thiếu sinh viên khối ngành kỹ thuật, thì những em học sinh ở ngành này sẽ có cơ hội được nhận lớn hơn.
  • Quyết tâm theo học tại trường của học sinh nếu được nhận.  Yếu tố này chủ yếu tuỳ thuộc vào mức độ yêu thích của học sinh dành cho trường và cách các em thể hiện quyết tâm này như thế nào để cho thấy em rất muốn theo học tại trường đó. Ví dụ, Đai học  Carnegie Melloncó cả danh sách ưu tiên của học sinh nằm trong “waitlist”, ghi lại tên những ứng viên có nguyện vọng một là Đại học Carnegie Mellon.
  • Chất lượng hồ sơ của học sinh, đặc biệt là khi so sánh với những ứng viên khác trong waitlist.  Mặc dù rất khó để học sinh xác định được cơ hội cạnh tranh của mình so với những ứng viên khác, nếu các em sở hữu những tiêu chí như điểm SAT có thứ hạng phần trăm (SAT percentile) cao hơn 75% điểm trung bình của trường, chứng tỏ cơ hội cạnh tranh của các em là rất lớn.
  • Thứ hạng của học sinh trong waitlist (nếu trường các em đăng ký thực sự có phân loại học sinh trong waitlist)

Suy cho cùng, cơ hội được nhận từ waitlist của học sinh phần lớn phụ thuộc vào trường mà các em đăng ký. Những ngôi trường nổi tiếng và có tỷ lệ chọi cao nhận được hàng nghìn hồ sơ mỗi năm – rất nhiều em trong số đó sẽ bị xếp vào “waitlist” – khiến việc xác định được cơ hội cạnh tranh của mình trong số những học sinh waitlist khác cũng khó khăn hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, năm học mà học sinh đăng ký nhập học cũng ảnh hưởng lớn đến số lượng học sinh waitlist mà trường sẽ nhận thêm. Lí do là bởi số lượng cũng như chất lượng ứng viên của các trường sẽ có sự thay đổi nhỏ qua mỗi năm, cùng với nhu cầu cụ thể của từng trường (ví dụ, có những trường trong năm nay quyết định nhận thêm nhiều sinh viên năm nhất hơn so với những năm trước).

Hãy cùng điểm qua một vài ví dụ thực tế. Tại Dartmouth, một trong những ngôi trường nổi tiếng và cực kì khắt khe thuộc khối Ivy League, “số lượng học sinh được nhận thêm từ waitlist sẽ thay đổi linh hoạt, có một vài năm không nhận thêm em nào, cũng có những năm nhận thêm hàng tá học sinh.”

Tương tư, đây là những gì Đai học California - University of California phát biểu: “Số lượng học sinh được nhận thêm từ waitlist sẽ thay đổi tuỳ theo mỗi năm, mỗi cơ sở. Chúng tôi không thể nào nói chính xác số lượng học sinh được nhận thêm là bao nhiêu, nếu có nhận, điều này phụ thuộc vào hội đồng tuyển sinh theo từng năm.”

Như các em đã thấy, nhìn chung, không có cách nào để xác định chính xác cơ hội được nhận vào học từ “waitlist”. Số lượng này có thể thay đổi rất khác biệt qua từng năm, hầu như tuỳ thuộc vào tiêu chí tuyển sinh từng năm của trường.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Rơi vào “waitlist”? 4 bước học sinh cần làm

Trường hợp bị rơi vào “waitlist”, thay vì ngồi yên, học sinh làm cố gắng làm hết tất cả những gì mình có thể để có thể tận dụng cơ hội được nhận vào trường. Dù các em có chọn chấp nhận để tên mình trong “waitlist” hay không, dưới đây là một số bước mà học sinh cần làm, nếu nhận được thư thông báo “waitlist” từ một trường đại học nào đó.

Bước 1: Cân nhắc và quyết định từ chối hay chấp nhận “waitlist”
Hãy suy nghĩ xem em có muốn nằm trong danh sách “waitlist” của trường hay không, với hy vọng sẽ được nhận vào trường, hay em sẽ từ chối và theo học ở một trường đại học khác?

Khi nhận được thông báo “waitlist”, hãy dành thời gian cân nhắc xem em thực sự có muốn nằm trong “waitlist” của trường đại học đó hay không.

  • Đây có phải là trường em mơ ước được theo học hay không?
  • Em có thấy thoải mái với việc có thể sẽ không được phản hồi sớm từ trường và rơi vào trạng thái không chắc chắn suốt cả mùa hè không?
  • Em có thấy ổn với khả năng sẽ phải mất phí đặt cọc (không được hoàn lại) đã đóng ở một trường khác và cuối cùng lại được nhận vào học không?

    Khi đã quyết định được nên đồng ý hay từ chối thư mời “waitlist”, đây là lúc để các em chuyển sang bước thứ 2.

Bước 2: Chính thức đồng ý hoặc từ chối thư mời “waitlist”

Khi nhận được thư báo “waitlist”, đừng quên rằng điều này không có nghĩa là tên của học sinh sẽ được tự động đưa vào “waitlist” – học sinh sẽ phải chính thức đồng ý để xác nhận tên mình trong danh sách. Thông thường, học sinh phải phản hồi trước một thời điểm cụ thể, thường là giữa tháng 4 hoặc trước ngày 1 tháng 5. Các em có thể kiểm tra thời hạn này với trường hoặc đọc kỹ thư thông báo “waitlist” để xác định rõ thời hạn trả lời là lúc nào.

Trường hợp học sinh không trả lời trước thời hạn đã định, tên của em sẽ không được đưa vào “waitlist” và điều này cũng đồng nghĩa với việc em đã từ chối “waitlist” từ trường. Nếu học sinh đã quyết định sẽ từ chối lời mời “waitlist” của trường, hãy cố gắng thông báo cho trường biết về lựa chọn của mình trước thời hạn, lý tưởng nhất là càng sớm càng tốt.

Bước 3: Quyết định chọn một trường và nộp phí đặt cọc

Dù quyết định có chấp nhận “waitlist” hay không, học sinh cũng cần phải quyết định chọn ra một trong những trường đã nhận em vào học, dù đó có thể không phải là nguyện vọng 1 của em và em vẫn đang hy vọng được nhận vào từ “waitlist” của một số trường khác.

Hãy điểm lại tất cả những trường đã nhận em vào học (không phải waitlist), và với từng trường, hãy cân nhắc kỹ các yếu tố quan trọng, như trường có những ngành học nào, đội ngũ giáo sư tại đó như thế nào, trường ở đâu, có các hoạt động ngoại khoá nào, cuộc sống ở trường ra sao… Các em có thể nghiên cứu thêm về những trường này bằng cách tìm hiểu thêm thông tin trên website của họ, trao đổi thêm với sinh viên và cựu sinh viên tại đây, hoặc đến tham quan trường nếu có thể. Khi đã quyết định chọn ra được một trường trong số đó – đây là lúc các em nên gửi thư xác nhận theo học cũng như đóng phí đặt cọc cho trường. Cả thư chấp nhận theo học lẫn phí đặt cọc (không hoàn lại) được phải được gửi đi trước thời hạn ngày 1 tháng 5.

Bước 4: Chờ kết quả “waitlist” từ các trường

Sau khi đã quyết định được một trường để theo học, việc còn lại là chờ đợi thêm kết quả “waitlist” từ các trường. Thời điểm nhận được kết quả “waitlist” từ các trường có thể sẽ dao động rất khác biệt, từ đầu tháng 5 đến tận cuối tháng 8, và không có cách nào để biết được chừng nào học sinh sẽ nhận được kết quả (dù là kết quả tích cực hay tiêu cực). Nếu học sinh nhận được kết quả trúng tuyển từ “waitlist”, chúc mừng em! Giờ đây, em cần phải quyết định sẽ chấp nhận thư mời “waitlist” và rút đơn nhập học từ trường em đã đăng ký, hay sẽ từ chối thư mời này và vẫn quyết tâm theo học tại trường em đã chọn. Trường hợp em nhận lời nhập học ở trường mới, lưu ý rằng em sẽ không thể lấy lại được khoản phí đặt cọc ở trường cũ. Nếu học sinh bị trường đã “waitlist” các em từ chối, vẫn không sao cả. Em vẫn có trường mà đăng ký theo học làm “phương án dự phòng” cho bản thân mình!

5 bí quyết để nâng cao cơ hội được nhận vào học từ “waitlist”

Bị rơi vào “waitlist” không có nghĩa là chỉ ngồi và chờ đợi (theo nghĩa đen của từ “wait”). Thay vào đó, có những việc mà học sinh có thể làm trong giai đoạn này để nâng cao cơ hội được nhận vào học từ trường đã “waitlist” các em.

Dưới đây là 6 bí quyết giúp học sinh chuyển từ trạng thái “waitlisted” sang cơ hội được nhận vào học ở trường mà các em mơ ước:

#1: Viết thư thể hiện niềm đam mê của em dành cho trường

Một trong những điều tốt nhất mà các em có thể làm tại thời điểm này là gửi một bức thư cho trường đã cho em vào “waitlist”, nhấn mạnh quyết tâm theo học tại trường của em và lí do vì sao em mong muốn học tại trường này. Đừng quên rằng những trường đại học sẽ có xu hướng trao cơ hội cho những em có khả năng lớn sẽ chấp nhận thư mời nhập học của trường. Do vậy, bằng cách xác nhận 100% với trường rằng em chắc chắn sẽ theo học nếu được nhận, các em sẽ gia tăng cơ hội đưa bản thân rời khỏi “waitlist”. (Lưu ý rằng những lá thư này không mang tính ràng buộc, các em vẫn có quyền thay đổi nếu sau này muốn thay đổi).

Học sinh có thể gửi thư thể hiện quyết tâm của mình đến hội đồng tuyển sinh hoặc giám đốc học thuật theo khu vực, hay thậm chí bằng cách trả lời lại trong mẫu đơn phản hồi thư mời “waitlist” (một số trường sử dụng một mẫu đơn để học sinh qua đó xác nhận có chấp nhận “waitlist” hay không).

#2: Gửi một số cập nhật mới (về thành tích)

Trường hợp học sinh đạt được thêm thành tích nào nổi bật từ thời gian nhận được thư báo “waitlist”, em hoàn toàn có thể củng cố thêm thành tích đó cho hồ sơ của mình bằng cách gửi thư chia sẻ về những thành tựu này cho những trường đã “waitlist” em. Nhìn chung, những thành tựu này nên liên quan với thành tích trong hồ sơ trước mà em đã nộp. Ví dụ, nếu học sinh không đăng ký theo học ngành khoa học, vậy việc gửi thư cập nhật về một dự án khoa học thành công của em sẽ không mang nhiều ý nghĩa. Học sinh có thể cập nhật cho trường những thành tích mới qua mẫu đơn xác nhận “waitlist” (thường được đa số trường gửi trực tuyến) hoặc qua thư hay email.

Ngay cả khi học sinh không đạt được thêm thành tích gì nổi bật, các em cũng có thể cố gắng lôi kéo sự chú ý của trường bằng cách nêu rõ những thay đổi tích cực của em trong cuộc sống, ví dụ như những giải thưởng nhỏ em đạt được, điểm số ở trường của em được cải thiện ra sao,… Một số trường, như Đại học Johns Hopkins, cho phép học sinh gửi hồ sơ mới để cập nhật nếu các em muốn nhấn mạnh thêm những thay đổi hay thành tựu nào mà các em có qua các hoạt động ngoại khoá.

Tuy nhiên, một số trường đại học không cho phép học sinh gửi thêm thông tin hay hồ sơ nào khác ngoài hồ sơ ứng tuyển mà các em đã nộp. Trong những trường hợp này, học sinh sẽ không thể cập nhật hay gửi thêm thành tích gì mới, vì vậy đừng cố gắng gửi thêm gì bởi nó cũng sẽ không giúp ích gì cho các em có thể cơ hội được nhận vào trường!

#3: Giữ vững điểm số tốt

Mặc dù ở thời điểm nhận được thư báo “waitlist”, học sinh chỉ còn lại một hay hai tháng nữa là kết thúc năm học, các em vẫn cần cố gắng duy trì điểm sốt tốt ở tất cả các môn học ở trường. Rất nhiều trường cho phép (thậm chí khuyến khích) những em học sinh trong “waitlist” cập nhật những thay đổi tích cực mà các em đạt được trong bảng điểm GPA. Đó có thể là kết quả cải thiện điểm số của một môn học cụ thể nào đó hoặc bảng điểm chính thức gần nhất (chính xác hơn bảng điểm được gửi đi giữa học kỳ). Ví dụ, Đại học Vanderbilt khuyến khích rằng những em học sinh nằm trong “waitlist” nên “cân nhắc nộp thêm bất kỳ thông tin mới nào có liên quan (ví dụ như bảng điểm mới).” Học sinh có thể gửi đi bản học bạ gần nhất hoặc soạn một email tóm gọn những thay đổi của em trong khoảng thời gian gần nhất.

#4: Giữ liên lạc

Một số trường sẽ dành ưu tiên nhỏ dành cho những em học sinh “waitlist” đã nỗ lực giữ liên lạc với nhà trường, đặc biệt là với hội đồng tuyển sinh hay giám đốc khu vực. Điều này có nghĩa là học sinh chỉ cần giữ liên lạc thông qua email, thỉnh thoảng gửi một vài email cho trường/ hội đồng tuyển sinh về những thành tích mới của mình hoặc thể hiện quyết tâm và mong muốn được theo học tại trường.

Ví dụ, trên website của mình, Đại học Franklin & Marshall College khuyến khích học sinh “tiếp tục giữ vững thái độ và cố gắng đạt được nhiều kết quả nổi bật, cũng như thỉnh thoảng gửi email cập nhật cho giám đốc khu vực (Regional Dean), sẽ chứng tỏ quyết tâm theo học tại trường của học sinh”.

#5: Tham gia phỏng vấn (nếu có thể)

Hầu hết các trường đều không hay làm điều này, nhưng nếu có một trường đại học nào sẵn sàng phỏng vấn những ứng viên nằm trong “waitlist” hay cho phép các em được đến tận trường để thực hiện phỏng vấn, đây là cơ hội tốt mà học sinh không nên bỏ lỡ. Hãy cố gắng chuẩn bị thật kỹ cho buổi phỏng vấn, đảm bảo bản thân em có thể vượt qua những câu hỏi quan trọng như tại sao em mong muốn học tại trường này hay em có dự định sẽ làm gì trong tương lai với những kiến thức đã học được ở đây.

Tóm lại: Những việc học sinh cần làm khi rơi vào “waitlist”

“Waitlist” là danh sách những em học sinh nằm trong danh sách chờ của một trường đại học, có thể được nhận hoặc không được nhận vào trường. Các trường thường sẽ bắt đầu nhận thêm học sinh từ “waitlist’ sau ngày 1 tháng 5 và cứ tiếp tục nhận thêm cho đến khi họ tuyển đủ số lượng học sinh cho năm nhất. Những yếu tố quyết định trường có nhận thêm học sinh từ “waitlist” không tuỳ thuộc vào:

  • Tiêu chí tuyển sinh năm nhất của trường
  • Trường đang ưu tiên những học sinh thuộc khối ngành, ở địa phương nào…
  • Quyết tâm theo học tại trường của học sinh nếu được nhận
  • Chất lượng hồ sơ của học sinh
  • Thứ hạng của học sinh trong “waitlist” (nếu trường có phần loại học sinh trong “waitlist”)

4 bước học sinh cần làm khi rơi vào “waitlist”:

  1. Cân nhắc và quyết định từ chối hay chấp nhận “waitlist”
  2. Chính thức đồng ý hoặc từ chối thư mời “waitlist”
  3. Quyết định chọn một trường và nộp phí đặt cọc
  4. Chờ kết quả “waitlist” từ các trường

Cuối cùng, dưới đây là 5 bí quyết giúp học sinh nâng cao cơ hội được nhận vào trường và “thoát khỏi’ waitlist:

  • Viết thư thể hiện niềm đam mê của em dành cho trường
  • Gửi một số cập nhật mới (về thành tích)
  • Giữ vững điểm số tốt
  • Giữ liên lạc, đặc biệt là với hội đồng tuyển sinh
  • Tham gia phỏng vấn (nếu có thể)

Tiếp theo cần làm gì?

Mong muốn xây dựng một bộ hồ sơ du học hoàn chỉnh và thành công?

Everest Education có thể giúp.  College Compass là một chương trình tư vấn du học đại học dành cho những em học sinh chuẩn bị vào lớp 12 tại Sài Gòn, với mục đích hướng dẫn cho các em trong suốt quá trình ứng tuyển vào các trường đại học hàng đầu. Chương trình được dẫn dắt bởi hai nhà sáng lập của Everest Education, Tony Ngô và Don Lê, cả hai đều tốt nghiệp từ đại học Stanford và hiện đang hoạt động dưới tư cách là phỏng vấn viên cho đại học Stanford. College Compass kết hợp những nhà tư vấn hàng đầu với các chiến lược làm hồ sơ, viết luận đặc biệt. Chúng tôi hiểu rõ những nhà tuyển sinh tìm kiếm điều gì nơi các em học sinh, và chúng tôi hy vọng có thể giúp các em được theo học tại trường mà các em mơ ước.

Tìm hiểu thêm về chương trìnhPhụ huynh và học sinh có tìm hiểu thêm về College Compass để nâng cao cơ hội được nhận vào các trường đại học hàng đầu. Chương trình hiện tại đang trao học bổng tài trợ 100% học phí, với mỗi suất học bổng trị giá $3.500.

Nguồn tham khảo: PrepScholar Admissions

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí