4 “Gạch Đầu Dòng” Cần Lưu Ý Trước Khi Chọn Chuyên Ngành | Chuyện Du Học 101

Chọn chuyên ngành chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng!

Chọn chuyên ngành là cột mốc quan trọng khi vào đại học, nó quyết định phần lớn quỹ đạo sự nghiệp của em trong tương lai. Thế nhưng, có đến 3 trên 5 sinh viên đã tốt nghiệp nói rằng nếu có thể quay ngược thời gian, họ chắc chắn sẽ đổi chuyên ngành, kết luận này được trích từ nghiên cứu vào năm 2020 của Best Colleges. Để không phải rơi vào tình huống này, em hãy nghiêm túc cân nhắc đến nhiều yếu tố trong suốt quá trình chọn chuyên ngành.

Bài viết này sẽ đề cập đến 4 yếu tố lớn nhất mà mọi sinh viên tương lai nên thêm vào “checklist” để có thể chọn được chuyên ngành phù hợp với nhu cầu, đam mê và giá trị bản thân.

4 Yếu Tố Khi Chọn Chuyên Ngành


1. Đam mê và Sở thích

“You can do anything as long as you have the passion, the drive, the focus, and the support.” – Sabrina Bryan.

Để bắt đầu công cuộc đi tìm chuyên ngành phù hợp, hãy bắt đầu với những bước mang tính cá nhân và không kém phần quan trọng nhất - sở thích và đam mê! Không mấy ngạc nhiên khi các báo cáo chỉ ra rằng sinh viên thường có biểu hiện học tập tốt hơn khi được học đúng với đam mê của mình.

“Đam mê của em là gì?” có thể là một câu hỏi lớn mà không phải ai cũng trả lời được, nhưng em luôn có thể bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản, và cụ thể như: Em thường làm gì khi rảnh rỗi? Em thích làm việc với con số hay văn bản? Chăm sóc động vật là có phải là niềm đam mê lớn nhất của em? Lĩnh vực nào khiến em thích thú? Kinh doanh hay luật hay lập trình?

Hiểu được sở thích và đam mê của bản thân sẽ không mấy dễ dàng với nhiều bạn học sinh. Một trong các bí quyết để xác định được 2 yếu tố này đó chính là tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa - Các hoạt động ngoại khóa không chỉ xuất hiện chỉ để làm “đẹp” hồ sơ du học mà còn kết nối các em với các câu lạc bộ hoặc sáng kiến ​​mà em tâm đắc, từ đó em có thể cảm nhận rõ hơn về đam mê của mình. Sau khi đã “đọc hiểu” đam mê của mình, hãy tiếp tục học hỏi và phát triển chúng. Em cũng cần dành thời gian nghiên cứu xem đam mê của mình khi áp dụng vào các ngành nghề sẽ như thế nào.

 >> Niềm đam mê lĩnh vực giáo dục mãnh liệt đã giúp Nguyễn Văn Chiến kết nối bản thân với lý tưởng của ĐH Princeton như thế nào? Lắng nghe podcast Chuyện du học nghe Chiến chia sẻ về quá trình này nhé!

2. Năng lực bản thân

“Anything you’re good at contributes to happiness.” – Bertrand Russell

Tiếp theo, đã đến lúc nghĩ về những giây phút tỏa sáng nhất của bản thân! Môn học hay lĩnh vực nào mà em luôn tự hào khi học và tham gia? Đó có thể là toán, khoa học, kỹ năng thuyết trình, hoạt động thể thao, hội họa hoặc bất kỳ năng khiếu nào.

Nếu chưa có được những cái tên tiềm năng, hãy xem xét đến điểm số trên lớp cũng như các thành tích nổi bật khi tham gia bất kỳ hoạt động nào. Nếu em vẫn chưa tìm thấy tài năng của mình, đừng lo lắng! Rất nhiều học sinh cuối cấp vẫn đang tìm kiếm tài năng của mình và thậm chí, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục khám phá năng lực của bản thân khi học đại học.

Cũng giống như sở thích và đam mê, tài năng cũng cần được mài dũa và thử thách. Các hoạt động ngoại khóa một lần nữa lại phát huy tính ứng dụng của nó, em hoàn toàn có thể tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động xuyên suốt từ trung học đến đại học để nâng cao và bồi dưỡng năng lực của mình.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

3. Mục tiêu sự nghiệp và phong cách sống

“With goals, you can create the future in advance.” – Tony Robbins. 

Đến đây, chắc hẳn em đã có những ý tưởng ban đầu cho những việc mình sẽ theo đuổi trong tương lai. Hãy lưu ý rằng đích đến của chuyên ngành tại trường đại học không hẳn là các ngành nghề tương ứng đang có mặt trên thị trường. Việc tìm hiểu mối liên hệ giữa ngành - nghề là điều hết sức cần thiết. Và mục tiêu sự nghiệp sẽ là yếu tố tiếp theo để em cân nhắc và nghiên cứu. Những mục tiêu sự nghiệp dễ thấy nhất ở học sinh sinh viên là thu nhập cao, lý tưởng sống và phong cách sống mơ ước. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, một lần nữa, lại là một câu chuyện phức tạp. Em có thể có công việc với thu nhập “khủng” nhưng lại không nhiều thời gian cho bản thân, gia đình. Hoặc công việc mơ ước lại không có sẵn tại địa phương của em, do vậy em phải chuyển đến các thành phố lớn.

Hãy lên một danh sách những khía cạnh quan trọng nhất đối với em, sau đó đối chiếu với các lựa chọn nghề nghiệp có thể biến “ước mơ thành sự thật” và cuối cùng tìm đến chuyên ngành phù hợp nhất.

>> Khám phá 5 kênh podcast chất lượng để tìm hiểu về Ngành - Trường - Nghề.

4. Đừng vội vàng!

“Be quick, but don’t hurry” – John Wooden.

Trước khi đọc bài viết này, có thể em đã có những ý tưởng ban đầu cho việc lựa chọn chuyên ngành. Cũng có thể sau hai yếu tố đầu tiên là đam mê và tài năng, em cũng đã tìm ra những lựa chọn tiềm năng. Từ đây, em đã có thêm động lực và tự tin để chọn trường đại học phù hợp.

Tất nhiên, vẫn sẽ có nhiều học sinh vẫn mơ hồ trong việc tìm kiếm. Đừng vội vàng! Điều em cần là thêm thời gian để đánh giá và khám phá thế giới. Một gợi ý khác có thể hiệu quả với em trong thời điểm này đó là: cân nhắc ghi danh vào một trường đại học Giáo dục Khai phóng. Các trường Khai phóng mang lại không gian để sinh viên khám phá về các kiến thức nền tảng từ nhiều chuyên ngành khác nhau trước khi sinh viên quyết định ngành học của mình.

Đại học khai phóng là gì và “khai phóng” khác với định nghĩa đại học thông thường như thế nào? Tìm đọc thêm bài viết 5 Điểm Khác Biệt Giữa Đại Học Quốc Gia (National University) và Đại Học Giáo Dục Khai Phóng (Liberal Arts College).

Chọn chuyên ngành phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Đây là những bước đầu tiên đánh dấu sự trưởng thành của mỗi cá nhân trên hành trình phát triển bản thân. Hãy nhớ rằng, em không nhất thiết phải đưa ra quyết định này một mình! Gia đình, cố vấn học tập và các cố vấn định hướng du học tại College Compass luôn sẵn sàng để hỗ trợ và đồng hành cùng em.

College Compass là chương trình định hướng du học của Everest Education ("E2"), hỗ trợ các bạn học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 ứng tuyển vào các trường đại học danh tiếng thế giới. College Compass được dẫn dắt bởi các cố vấn cao cấp giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp từ Harvard, Stanford, MIT… 

Học sinh College Compass đã được nhận vào nhiều trường đại học cạnh tranh hàng đầu thế giới, như Harvard, Stanford, Cornell, Duke, Williams, Amherst… Đồng hành cùng bạn từ bước chọn trường, thi chuẩn hóa, cố vấn hoạt động ngoại khóa, viết luận, nộp học bổng… 

Đồng hành cùng bạn từ bước chọn trường, thi chuẩn hóa, cố vấn hoạt động ngoại khóa, viết luận, nộp học bổng… College Compass có những khóa học thiết kế riêng phù hợp với độ tuổi và nhu cầu riêng của mỗi học sinh. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào College Compass với lộ trình toàn diện, giúp bạn vào được trường đại học tốt nhất, phù hợp nhất với sở thích, năng lực, và định hướng tương lai của mình.

>>> Tìm hiểu chương trình College Compass tại đây.

Nguồn tham khảo:

  1. The Student’s Guide to Choosing a Major, Best Colleges
  2. The Ultimate Career Planning Guide: Make Your Career a Reality, NCPLANFORCOLLEGE.ORG

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí