Làm thế nào để đạt điểm IETLS từ 7.0 trở lên?

IELTS Band 7 is the ultimate goal for most international students.  A score of IELTS 7.0 or 7.5 is evidence that your English is good enough to join any university course, even at elite Oxbridge and Ivy League institutions.  It is also determined by your level of comfort and fluency with the English language in general. A majority of prestigious universities and organizations acknowledge this achievement, which will open up a number of doors for your future education and career. 

Mặc dù để đạt được kết quả IELTS không dễ dàng, nhưng điều này hoàn toàn có thể đạt được. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những lưu ý mà học sinh cần ghi nhớ để có thể đạt được kết quả từ 7.0 ở cả bốn phần trong đề thi IELTS. 

THANG ĐIỂM IELTS

Trong kì thi IELTS, học sinh sẽ được tính điểm cho mỗi câu trả lời đúng, với tổng “điểm thô” (raw score) ở mỗi phần là 40. Để có thể đạt điểm từ 7.0 trở lên, kết quả từng phần thi của học sinh phải từ 7.0 hoặc 7.5, hoặc thậm chí nhỉnh hơn một chút, tuỳ vào yêu cầu của từng phần.

Tổng điểm IELTS cũng sẽ được làm tròn thành 7.0 hay 7.5 tuỳ thuộc vào số điểm trung bình cộng của cả bốn phần thi. Ví dụ, điểm Nghe 7 + điểm Đọc 8 + điểm Viết 8 + điểm Nói 7 = IELTS 7.5. Tham khảo cách tính điểm chi tiết của kỳ thi IELTS qua bài viết Những điều cần biết về kì thi IELTS.


PHẦN THI NGHE (LISTENING)

Phần thi Nghe IELTS sẽ kéo dài khoảng 30 phút gồm 4 đoạn băng. Để có thể đạt được 7.0 ở phần thi này, thí sinh sẽ phải trả lời đúng 30 trở lên trong tổng số 40 câu. Mức độ khó sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào từng câu hỏi. Sau đây là một vài bí quyết ôn tập và luyện thi để có thể đạt được kết quả từ 7.0 ở phần thi này:

  • Dự đoán câu trả lời trước khi làm bài nghe.  Ở phần nghe, thí sinh sẽ được cho một khoảng thời gian trống trước khi nghe để đọc trước câu hỏi. Trong thời gian này, học sinh nên cố gắng đọc lướt các câu hỏi và ghi chú trước các câu hỏi có câu hoặc cụm từ có chứa số liệu, thông tin quan trọng. Việc này sẽ giúp học sinh nhanh chóng xác định được dạng thông tin cần phải nghe và biết cách tập trung vào các phần quan trọng trong đoạn băng.
  • Xác định trước tình huống.  Cố gắng nhìn vào các câu hỏi được hỏi và hình dung trước tình huống của đoạn hội thoại.
  • Kiểm tra thật kỹ lỗi ngữ pháp.  Đối với các câu hỏi dưới dạng điền vào chỗ trống thành câu hoàn chỉnh, thí sinh có thể sẽ phải chỉnh lại các từ nghe được trong đoạn băng sao cho phù hợp với ngữ pháp của câu.
  • Luyện tập cách áp dụng nhiều kỹ năng khác nhau cùng một lúc.  Trong quá trình làm bài thi Nghe IELTS, sẽ có lúc học sinh phải áp dụng cả ba kỹ năng đọc, nghe và viết cùng một lúc. Một trong những cách đơn giản giúp các em làm quen với cách sử dụng tiếng Anh phức tạp này trước khi vào phòng thi, đó là luyện nghe các đoạn podcast, đọc báo, xem phim tài liệu bằng tiếng Anh… tất cả những nguồn tài nguyên học tập mà em có thể tìm thấy trên mạng. Học sinh cũng có thể chọc lọc các từ vựng các em chưa biết trong khi nghe và đọc, ghi chú và học cách sử dụng chúng. Dần dần, các em sẽ luyện cho mình được khả năng nghe rõ ràng và chính xác hơn.
  • Kiểm tra chính tả.  Thí sinh sẽ không được điểm nếu câu trả lời viết sai chính tả.

PHẦN THI VIẾT (WRITING) 

Phần thi Viết bao gồm hai câu hỏi lớn (tasks). Phần này sẽ đánh giá khả năng viết bằng tiếng Anh của học sinh, ngữ pháp, chính tả, vốn từ vựng cũng như cách các em thể hiện ý tưởng của mình. Học sinh phải trả lời trọn vẹn cả hai câu hỏi nếu muốn đạt điểm từ thang 7.0 trở lên. Dưới đây là một trong những bí quyết giúp học sinh có được sự chuẩn bị tốt để đạt kết quả cao ở phần này, bao gồm cả cách cấu trúc bài viết sao cho hợp lý:

  • Lập dàn ý trước khi viết. Cách tốt nhất để xây dựng dàn ý là đọc thật kỹ câu hỏi, phân tích đề bài và ghi chú. Học sinh cũng nên gạch chân những từ khoá quan trọng ở mỗi câu hỏi để có thể tập trung viết đúng trọng tâm đề bài. Bên cạnh đó, chú ý quản lý thời gian để đảm bảo kết quả tốt nhất, em nên dành khoảng 20 phút để làm Câu 1 (Task 1) và 40 phút làm Câu 2 (Task 2).
  • Cố gắng diễn đạt lại câu hỏi theo cách viết khác, dùng các từ vựng khác nhau càng nhiều càng tốt.

  • Ở Câu 1, đừng cố gắng giải thích ý nghĩa của các dữ liệu trong bảng biểu. Các em chỉ nên tập trung mô tả thông tin rút ra được từ dữ liệu.
  • Ở Câu 2, hãy nhớ rằng em vẫn có thể viết về ý kiến của người khác. Luyện tập cách viết các động từ tường thuật (reported verb) và các mẫu câu bị động để bài viết của em mang phong cách học thuật hơn.
  • Các lỗi ngữ pháp trong phần Viết sẽ dễ bị thấy hơn so với phần thi Nói. Do vậy, học sinh nên cố gắng luyện tập chăm chỉ để cải thiện ngữ pháp tiếng Anh của mình trước ngày thi IELTS. Đạt điểm IELTS cao đòi hỏi chính tả và ngữ pháp của các em phải thật vững vàng. May mắn là hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều trang web học tiếng Anh trên mạng để giúp các em ôn tập phần này. Ngoài ra, cũng có rất nhiều ứng dụng điện thoại hữu ích như ‘Practice English Grammar’‘Learn English Grammar’ (có cả tiếng Anh kiểu Anh và kiểu Mỹ) hay ‘Grammarly’.
  • Hãy chú ý đến số lượng chữ viết. Câu 1 yêu cầu thí sinh phải viết tối thiểu 150 chữ, và 250 chữ đối với Câu 2. Bên cạnh đó, các em nên thử tập viết nhiều lần trên giấy để nhắm chừng chữ viết của em sẽ chiếm khoảng bao nhiêu dòng so với yêu cầu tối thiểu, nhờ vậy em sẽ không mất thời gian đếm chữ trong lúc làm bài thi.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

PHẦN ĐỌC HIỂU (READING) 

Đọc hiểu trong IELTS được chia làm ba phần, với tổng cộng 40 câu hỏi. Thí sinh sẽ có một tiếng để hoàn thành phần thi này. Để đạt được 7.0 hoặc cao hơn, tương tự, các em cũng cần trả lời đúng tối thiểu 30 trên 40 câu hỏi. Sau đây là bốn bí quyết em nên ghi nhớ để có thể đạt được điểm số đó:

  • Sử dụng kỹ năng đọc lướt (skimming).  Cố gắng tìm ý chính của mỗi văn bản hay mỗi đoạn văn. Đừng đọc hết tất cả các chi tiết bổ nghĩa. Nếu có từ nào em không biết, hãy cứ bỏ qua. Học sinh nên dành thời gian luyện tập kỹ năng này, bởi các em sẽ phải tiếp nhận rất nhiều thông tin trong lúc đọc lướt. Sẽ rất khó để em có thể đọc hiểu hết một lượng lớn thông tin nếu không luyện tập tốt kỹ năng này. Phần thi Đọc sẽ kiểm tra khả năng sắp xếp các đáp án một cách hiệu quả trong khoảng thời gian cho phép, và khả năng nắm bắt ý chính của học sinh. Đây chính là lúc kỹ năng đọc lướt (skimming) phát huy tác dụng.
  • Xác định các từ khóa.  Đọc lướt qua đoạn văn cũng như các câu hỏi để tìm các từ khoá quan trọng như tên người, địa danh và ngày tháng.
  • Xác định cách diễn đạt.  Tìm kiếm sự tương đồng giữa nội dung văn bản và nội dung câu hỏi. Những em có vốn từ vựng lớn sẽ rất có lợi thế, và có nhiều khả năng đạt được 7.0 hoặc cao hơn. Lí do là bởi phần thi đọc hiểu IELTS được thiết kế để kiểm tra vốn từ vựng của thí sinh qua việc sử dụng chính xác các yếu tố sau trong câu:
    • Các từ đồng nghĩa – các từ hoặc cụm từ có nghĩa gần giống một từ hoặc cụm từ khác (ví dụ như “important” (quan trọng) – và “essential” (cần thiết), hay “tích cực”(positive) và “lạc quan”(optimistic))
    • Diễn giải (paraphrasing) – diễn giải từ/ câu bằng cách sử dụng các từ khác mà không làm thay đổi nghĩa của từ/ câu
    • Các danh từ số ít – chỉ một người, địa điểm hay đồ vật
    • Các danh từ số nhiều – chỉ người, địa điểm hay đồ vật có số lượng nhiều hơn một
  • Quản lý thời gian.  Sẽ có một số câu hỏi sẽ cực kỳ khó, do đó học sinh nên tập trung trả lời các câu dễ trước. Đừng dành nhiều hơn 60 giây cho một câu hỏi, nếu chưa biết câu trả lời, hãy cứ chuyển qua câu khác.
  • Trau dồi vốn từ vựng.  Các em sẽ thấy phần thi Đọc hiểu IELTS học thuật dễ hơn rất nhiều nếu nếu các em có vốn từ vựng tốt. Học sinh có thể bắt đầu học từ bằng danh sách từ vựng học thuật . Để cho mình sự chuẩn bị tốt nhất, các em nên dành thời gian đọc và nghiên cứu các từ, cách sử dụng các từ vựng tiếng Anh một cách toàn diện, từ đó giúp bản thân mở rộng vốn từ và biết cách sử dụng các từ trong ngữ cách thích hợp hơn. Có rất nhiều nguồn tài liệu trực tuyến hay các ứng dụng hữu ích hỗ trợ việc học từ vựng. The British Council - Hội Đồng Anh thường xuyên cung cấp các bài kiểm tra từ vựng học thuật trực tuyến rất hữu ích và hoàn toàn miễn phí.   Vocabulary.com cũng là một ứng dụng giúp học từ tuyệt vời, như một cuốn từ điển lớn nơi người dùng có thể vừa học từ, vừa lên danh sách những từ mới. Bên cạnh đó, học sinh cũng có thể ghi chú các từ mới, học cách sử dụng các từ này ở nhiều ngữ cảnh khác nhau qua các ví dụ hay hình ảnh sinh động.

PHẦN NÓI (SPEAKING)

Phần thi Nói sẽ chiếm tổng cộng khoảng 11-14 phút, bao gồm 3 phần. Phần thi này yêu cầu thí sinh phải nói trôi chảy và đủ dài để đạt điểm cao. Phần Nói là cơ hội để học sinh có thể chứng tỏ những nỗ lực và công sức các em đã bỏ ra học tiếng Anh của mình. Để nâng cao cơ hội đạt điểm 7.0 hoặc cao hơn, khi trao đổi với giám khảo, trước hết, các em hãy đảm bảo rằng mình nói nhiều hơn họ. Đồng thời, cố gắng nói diễn cảm và trôi chảy nhất có thể. Phần thi này sẽ tập trung đánh giá khả năng giao tiếp của thí sinh, do vậy, hãy chuẩn bị trước để có thể trả lời trôi chảy ngay lập tức:

  • Ghi nhớ trước một số câu hỏi “chữa cháy”. Trường hợp em không nghe hay hiểu rõ câu hỏi của giám khảo, em có thể dùng một số câu hỏi “chữa cháy” để hỏi lại họ, ví dụ như: “I didn’t catch that, sorry” (Xin lỗi tôi vẫn chưa nghe rõ ý đó..), “Are you asking…”(Có phải ý của bạn là…); “I’m not sure what you mean exactly” (Tôi không chắc mình có hiểu chính xác ý của bạn không)…
  • Tránh dùng lại những từ đã có trong câu hỏi.  Luôn luôn cố gắng dùng các từ/ câu khác để diễn đạt lại câu trả lời hoặc sử dụng các từ/ câu thay thế như “Yes, I do”.

  • Tránh im lặng hoặc do dự.  Khi thi Nói, im lặng còn tệ hơn là phạm sai lầm! Các em nên ghi nhớ trước một số mẹo để lấp đầy khoảng thời gian do dự của mình, trong trường hợp em chưa nghĩ ra ý gì để nói. Chẳng hạn như: “That’s an interesting question (Đó là một câu hỏi hay); “Let me think” (Để tôi nghĩ xem); “What I want to say is…” (Điều tôi muốn nói là…)
  • Đối với Phần 2 của bài thi Nói, hãy cố gắng nói trong hai phút. Điều này còn quan trọng hơn việc cố gắng trả lời hết các câu hỏi. Các câu hỏi được viết sẵn chỉ nhằm gợi ý cho thí sinh, không bắt buộc các em phải tuân theo đúng y như vậy.
  • Ở Phần 3, cố gắng so sánh các ý tưởng và ý kiến khác nhau. Mẹo này sẽ giúp học sinh có thể tiếp tục nói ngay cả khi các em không có quan điểm chắc chắn của riêng mình. Em cũng có thể luyện tập nói tiếng Anh giao tiếp với những người bản xứ, bạn bè, các thành viên trong gia đình, hay ai đó mà em biết cũng đang có dự định thi IELTS để cải thiện khả năng nói tự tin và lưu loát.

MỘT VÀI BÍ QUYẾT CUỐI CÙNG

Cuối cùng là một vài bí quyết chung dành cho học sinh, dù mục tiêu của em là bao nhiêu điểm…

  • Đừng hoảng loạn – Lo lắng trước và trong ngày thi IELTS là điều hoàn toàn bình thường. Trước ngày thi, hãy cố gắng nghỉ ngơi thật tốt để giữ tâm trí thật bình tĩnh và không bị căng thẳng. Vào ngày thi, nếu gặp câu hỏi nào em không trả lời được, đừng để tâm trí hoảng loạn làm mất thời gian của mình. Việc cố gắng hoàn thành và trả lời mọi câu hỏi rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu không biết, hãy cứ nhanh chóng chuyển qua câu hỏi khác để tránh mất thời gian và khiến bản thân căng thẳng hơn.
  • Đọc kỹ hướng dẫn – Hãy đọc thật kỹ và tuyệt đối tuân theo các hướng dẫn làm bài Nghe, Đọc, Viết. Đảm bảo bản thân em hiểu rõ mọi câu hỏi cũng như biết mỗi phần thi yêu cầu mình phải làm gì. Điều này vô cùng quan trọng nếu em muốn đạt điểm cao.
  • Làm các bài thi thử – Sau khi đã nắm được các bí quyết được nêu rõ ở bài viết này, các em nên thử đánh giá trình độ của mình bằng cách làm các bài thi thử, nhằm giúp bản thân sẵn sàng và tự tin hơn cho kì thi thật. Các em có thể tìm thấy một vài bài thi thử IELTS ở đây.

Nguồn tham khảo:
https://www.kaptest.co.uk/blog/ielts-blog/how-score-band-7
http://ieltsielts.com
https://ielts-academic.com/2012/06/29/how-to-get-a-band-7-score-in-academic-ielts/

Để lại ý kiến