Ẵm Trọn Học Bổng Full-ride Của Đại Học Harvard, Duke, Amherst, Lê Mỹ Hiền Đã Làm Điều Đó Như Thế Nào?

*Học bổng Full-Ride là học bổng bao gồm học phí, chỗ ở nội trú, sách giáo khoa, tài liệu học tập, và đôi khi cả chi phí sinh hoạt và học phí chuyển tiếp. 
Nhận được học bổng full-ride lên đến 1,3 triệu đô từ những trường Đại học hàng đầu như Harvard, Amherst và Duke và quyết định chọn Harvard để tiếp tục hành trình chinh phục tri thức, Lê Mỹ Hiền – cô trò nhỏ đến từ một ngôi trường chuyên ở tỉnh lẻ – đã làm điều đó như thế nào?


Từ một quyết định chớp nhoáng…

Lê Mỹ Hiền – sinh viên năm nhất Đại học Harvard, Hoa Kỳ – vừa hoàn thành kỳ học đầu tiên tại Harvard của mình. Cô bạn cũng là cựu học viên chương trình College Compass tại Everest Education ("E2") (“E2”) khóa 2019. Khi nói về Mỹ Hiền, chúng tôi nghĩ ngay đến một cô học sinh nhỏ nhắn nhưng mang nhiều hoài bão tri thức lớn lao, cùng những suy tư về việc học, cuộc sống  sau khi đã chinh phục được cột mốc quan trọng của bản thân – giảng đường đại học.

Nhưng có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết…

“Ban đầu em không có ý định du học, nên em đã nộp đơn vào các trường Đại học ở Mỹ khá muộn, khi kết thúc năm lớp 11. Mọi việc xảy ra chớp nhoáng, em vừa phải ôn tập cho các kỳ thi chuẩn hóa, vừa viết luận, vừa chuẩn bị hồ sơ tài chính vào các trường Đại học. Vào lúc đó, một người bạn của em đã giới thiệu cho em chương trình College Compass. Lúc đó em nghĩ, trong cuộc sống dù là bất cứ việc gì, khi mà mình có những người thầy, người đi trước, những mentors (người hướng dẫn) dẫn đường cho mình thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn một chút. Nhờ có College Compass là ngôi sao dẫn đường như vậy, em đã có thể đuổi kịp tiến độ của kỳ nộp đơn sớm nhất vào tháng 11 năm đó, tức là em đã mất 5 tháng để chuẩn bị hồ sơ của mình. Tất nhiên là em không bắt đầu từ con số 0, những năm tháng dưới mái trường cấp 3, em đã chuẩn bị cho mình nhiều kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kiến thức nền để biến những thứ đó thành tư liệu. Nhưng do em (ở thời điểm đó) không có bằng chuẩn hóa, bài luận nên em đã nhờ College Compass rất nhiều trong quá trình em nhận học bổng.”, Hiền kể lại trong podcast Chuyện du học.

College Compass là chương trình Định hướng Du học của Everest Education ("E2"), nơi chúng tôi cung cấp lộ trình phù hợp với từng học sinh từ những năm đầu trung học. Các cựu học viên của College Compass đã nộp hồ sơ thành công vào các trường Đại học cạnh tranh nhất thế giới (như Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học Cornell, Đại học Duke, Cao đẳng Williams, Cao đẳng Amherst, NYU, Cao đẳng Bates, Đại học Nam California, Minerva…). Chương trình được dẫn dắt bởi hai Nhà đồng sáng lập và các Cốvấn cấp cao của Everest Education, tốt nghiệp từ Đại học Stanford, Trường Kinh doanh Harvard, Trường Quản lý MIT Sloan, và từng là phỏng vấn viên cựu sinh viên của Stanford.

? Tìm hiểu thêm về chương trình College Compass tại website.

Xuất phát điểm là một học sinh Chuyên Anh, trường Trần Hưng Đạo của tỉnh Bình Thuận – ngôi trường tỉnh lẻ như nhiều người nhận định – có mang đến lợi thế hay bất lợi gì cho Mỹ Hiền không?

“Em nghĩ các trường Đại học ở Mỹ khi xem hồ sơ rất chú trọng một điểm gọi là diversity – tính đa dạng trong các sinh viên của mình. Có thể các trường đã quá quen với các sinh viên đến từ thành phố lớn như TP.HCM hay Hà Nội, có thể họ thấy mới mẻ khi có một cô gái nhỏ đến từ trường chuyên ở một tỉnh lẻ mà có thể họ còn chưa biết đến tên. Em nghĩ đó là một điểm cộng về mặt diversity ở hồ sơ của em.

Thêm nữa,, khi đánh giá hồ sơ, hội đồng tuyển sinh cũng xem xét đến những yếu tố tài nguyên mà em đang có. Ví dụ, khi nhìn vào bản đồ Việt Nam thì họ sẽ hiểu tỉnh Bình Thuận không có nhiều tài nguyên như các thành phố lớn. Họ sẽ xem xét rằng mặc dù có những hạn chế về mặt tài nguyên như vậy, nhưng mà em vẫn hoàn thành tốt việc học của mình, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa – hay gọi nôm na chính là biết ‘vượt qua nghịch cảnh’. Nhờ đó, em đã chứng tỏ được mình là một cô bé kiên trì, kiên cường và biết cách tận dụng tài nguyên có sẵn chứ không đổ lỗi cho hoàn cảnh.

Về khuyết điểm, lại phải quay về câu chuyện tài nguyên. Ở tỉnh của em không có trung tâm nào dạy ôn thi các kỳ thi chuẩn hóa như SAT, cũng không có các thầy cô chuyên môn về các kỳ thi đó cho nên hầu như em phải tự học bằng tài liệu trên mạng. Thêm nữa là, các hoạt động ngoại khóa cũng không đa dạng. Có rất nhiều cơ hội trao đổi nước ngoài, trao đổi văn hóa nhưng em đã không được tiếp cận với nguồn thông tin đó. Thêm một điều nữa, em học trường công lập nên khi nhập học đại học em nhận ra một điều là các bạn sinh viên quốc tế đến từ các trường cấp 3 quốc tế rất là nhiều như American School in Japan, American School in Korea, các bạn được học và lớn lên ở một môi trường song ngữ và các bạn nói tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ 2. Ngôn ngữ cũng là một rào cản đối với các bạn trường công lập như em – học chương trình cấp 3 hoàn toàn bằng tiếng Việt nên khi vào trường đại học lớn như trường em thì gặp khá là nhiều khó khăn.”

>> Một chiếc note “công phu” được Mỹ Hiền đăng tải lên Facebook của mình để miêu tả lại trọn vẹn hành trình đến với Harvard mà cô bạn đã đúc kết được từ những ngày chuẩn bị hồ sơ du học “chớp nhoáng” cho đến khi chạm tay vào học bổng full-ride. Các bạn có thể tìm đọc tại đây.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

… đến trải nghiệm thực tế khi chuẩn bị du học

“Điều trước tiên là “Don’t take it personally!” – Đừng đánh đồng kết quả đại học với giá trị bản thân […] một điều rất khó để làm được. Bởi vì trong quá trình nộp đơn các bạn sẽ trải qua rất nhiều khoảnh khắc tự nghi ngờ bản thân mình rằng “we’re not enough!” – mình chẳng có giá trị gì.

Thứ hai là “Be realistic!” – Cần phải thực tế. Thường sẽ có nhiều bạn muốn nộp các trường top đầu và các bạn chỉ nộp các trường top đầu thôi, tất nhiên khả năng được nhận rất là thấp. Em đồng ý sẽ có nhiều yếu tố quyết định việc chọn danh sách trường như là tài chính gia đình, nguyện vọng bản thân mà em nghĩ mọi người luôn phải tỉnh táo.

Và thứ ba, điều mà em tâm đắc nhất, điều đã giúp em vượt qua kỳ tuyển sinh đó – đó là lòng biết ơn. […] Khi em cảm thấy rất áp lực với quá trình nộp đơn của mình thì mỗi tối trước khi đi ngủ em sẽ lấy nhật ký ra và viết lại danh sách những thứ ngẫu nhiên trong ngày. Và em sẽ đi ngủ với niềm hạnh phúc như vậy. Em cực kỳ khuyến khích mọi người thói quen này, nó giúp ích rất nhiều về mặt “mental health” – sức khỏe tinh thần trong quá trình nộp đơn.”

Đôi lúc Mỹ Hiền cũng trải qua giai đoạn khó khăn

“Vẫn là về mặt tinh thần. Gia đình em không hiểu về những gì em đang làm. Mọi người rất ủng hộ em nhưng em không thể giải thích được hết những gì em đang làm với gia đình của em, mặc dù mọi người có suy nghĩ là em có thể tự do theo đuổi mọi thứ em muốn. Nhưng riêng bản thân em vẫn muốn tâm sự, chia sẻ với gia đình. Tuy nhiên, em cảm thấy việc đó khá khó khăn vì em không biết bắt đầu từ đâu. Gia đình em hoàn toàn không có khái niệm gì về du học Mỹ, thậm chí mẹ em còn không biết Harvard là trường như thế nào và nằm ở đâu.

Về mặt quá trình, em nghĩ khó khăn nhất vẫn là phần viết luận. Tụi em phải viết một số lượng rất nhiều các bài luận, ngoài bài luận chính còn có bài luận phụ rất là đa dạng. Tụi em không thể chỉ đặt bút viết mà có nhiều bài luận yêu cầu bỏ thời gian ra nghiên cứu về trường đó, điều này tốn rất nhiều thời gian, đòi hỏi các bạn phải có kỹ năng quản lý thời gian tốt. Bởi vì, về mặt ý tưởng thì viết không phải ngày một ngày hai. Đó là một quá trình.”

Trong podcast, chi tiết những mẩu chuyện Pháp văn chép tay từ ông ngoại gắn liền với thời thơ bé đã truyền cho Mỹ Hiền tình yêu tri thức rất lớn. Vậy Mỹ Hiền nói gì khi nói về việc học?

“Sự học với em là học làm người, học để biết đối nhân xử thế, học để hiểu trái tim của mình cũng như là của người khác, cho nên em rất là quan trọng sự học. Em yêu việc học chỉ vì em yêu nó thôi chứ không có lý do nào khác, từ việc học mình đã lớn lên rất nhiều về mặt con người, về mặt nhân cách, về mặt tâm hồn. Cho dù em không học trường đại học top cao nào đó em vẫn sẽ sống một cuộc đời ý nghĩa với những gì em đã học được.”

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Harvard thật sự rất hào phóng!

Harvard nổi tiếng với nguồn tài nguyên dồi dào và sự hào phóng trong hỗ trợ tài chính. Điều này chính xác đến mức nào?

“Trường Harvard có nguồn tài nguyên rất lớn về mặt học thuật, về mặt tài chính. Trường có quỹ engagement (Student Engagement Fund) […] nên trường hỗ trợ rất rộng rãi về mặt tài chính cho sinh viên. Ví dụ như khi tụi em đi thực tập, làm việc cho một công ty phi chính phủ và unpay (thực tập không lương) thì tụi em có thể nộp đơn xin hỗ trợ từ trường và trường rất rộng rãi trong việc đó. Trong kỳ winter break (kỳ nghỉ đông) này em sẽ thực tập cho một tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam, công việc unpaid (không lương) nhưng trường em đã tài trợ rất rộng rãi cho em đi làm trong 3 tuần đó. Em rất biết ơn trường em về khoản đó.

Còn về mặt học thuật, lấy ví dụ tiêu biểu là thư viện trường em. Có rất nhiều sách quý, hiếm mà rất nhiều học giả trên thế giới phải đến tận trường để được tiếp cận những tài liệu đó. Lấy một ví dụ là, trong quá trình nghiên cứu […] vấn đề liêm chính khoa học rất là quan trọng. Bài báo khoa học phải được mua, có bản quyền của tác giả. Trường Harvard có đăng ký rất nhiều tạp chí lớn và em được tiếp cận kho tàng bài báo khoa học. Trong một bài luận văn của em, em rất cần tham khảo một cuốn sách nhưng trường em không có. Thế là em chỉ cần điền vào đơn, và trường đã xử lý trong 24 tiếng, mua được cuốn sách đó và gửi đến cho em. Em cảm giác là trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để sinh viên học tập.”

Ngoài ra, Harvard còn có những trung tâm well-being and health development (chăm sóc sức khỏe cá nhân), tổ chức workshop hàng tuần về chế độ ăn uống và chế độ tập luyện. Hoặc trung tâm tài chính của trường sẽ tổ chức những buổi về quản lý tài chính cá nhân, về việc đầu tư.

Harvard còn có hệ thống tutoring (dạy kèm). Trường sẽ trả tiền cho các anh chị khóa trên để tutor lại cho các bạn đang gặp vấn đề về những lớp đang học. Những lớp này hoàn toàn miễn phí, nó được tính trong học phí rồi. Hoặc là hệ thống advising và mentoring (hướng dẫn) rất chi tiết […] em được nhận hỗ trợ toàn diện.”

>> Bạn có thể nghe toàn bộ số podcast Chuyện du học với Lê Mỹ Hiền tại:

“Chuyện du học” Podcast hiện cũng đã có mặt trên: Spotify, Google Podcast, Anchor

Vậy lời khuyên của Mỹ Hiền dành cho các bạn có dự định du học là gì?

“Đầu tiên, phải chuẩn bị một mindset thật tốt, không chỉ trong khoảng thời gian nộp đơn mà cả khi chính thức trở thành sinh viên đại học. Ở Mỹ hay ở bất kỳ quốc gia nào khác cần chuẩn bị một mindset tốt. Tùy định nghĩa và mục tiêu của bạn.”

Thứ hai là phải nuôi dưỡng tâm hồn của mình. Bạn có thể làm theo bất kỳ cái gì mình thích: âm nhạc, hội họa, nghệ thuật.

[…] chỉ với 2 điều này các bạn sẽ có thể sống một cuộc sống ý nghĩa cho dù không học trường top đi nữa.

“You have so much within you” – đây là câu nói từ một vị giáo sư trực tiếp giảng dạy Mỹ Hiền mà cô bạn muốn gửi gắm đến các bạn, với ý nghĩa là “Bạn có rất nhiều thứ trong nội tại cần được khám phá. Mỗi người đều xứng đáng có cơ hội học tập, phát triển chứ không chỉ đánh giá qua thành tích điểm số. Hãy tin vào bản thân của mình!

Chương trình College Compass và đội ngũ Everest Education rất cảm ơn Mỹ Hiền đã trở thành khách mời số thứ 2 của podcast Chuyện du học. Podcast với Hiền quả thật là một số podcast  truyền nhiều cảm hứng, và để lại nhiều suy tư. College Compass mong bạn, giống như Mỹ Hiền, luôn nhớ rằng, chúng mình có thật nhiều tiềm năng sâu thẳm.

“Chuyện du học” là kênh Podcast do chương trình College Compass của Everest Education thực hiện – nơi chia sẻ với bạn tất tần tật những kinh nghiệm liên quan đến quá trình chuẩn bị hồ sơ du học, chọn trường, viết luận, nộp học bổng…

? Tìm hiểu thêm về chương trình College Compass tại website.

Để lại ý kiến