Làm-và-Thử, chiến lược “đọc hiểu” bản thân của Vũ Huy Cường trong hành trình du học Mỹ

Khi được hỏi về những trải nghiệm cá nhân xoay quanh chuyện du học, chúng tôi nhận được chia sẻ cởi mở về “Làm và thử” – hai “hoạt động” xuất hiện với tần suất dày đặc trong hành trình của Vũ Huy Cường từ Việt Nam đến Đại học Lafayette, Mỹ.


Vũ Huy Cường – một gen Z chính hiệu

Là cựu học viên chương trình College Compass tại Everest Education ("E2") (“E2”) khóa 2019, Vũ Huy Cường gây ấn tượng với chúng tôi với hình ảnh về một gen Z “chính hiệu” – một cậu học sinh lớp chuyên Anh trường Lê Hồng Phong năng động, hoạt bát, dám nghĩ, dám làm, đầy hoài bão, và có chính kiến về mọi thứ.

Huy Cường hiện là sinh viên năm 2 Đại học Lafayette – một trường đại học khai phóng của Hoa Kỳ, nằm ở thành phố Easton, bang Pennsylvania. Chắc chắn bạn sẽ rất ấn tượng khi biết, hiện Cường đang theo học 2 chuyên ngành cùng lúc, đó là Khoa học máy tính (Computer Science) và Khoa học thần kinh (Neuroscience). Ngoài học tập, Cường cũng dành thời gian cho các môn thể thao như bóng rổ, bóng bầu dục và bóng đá (với đội bóng yêu thích là Manchester United!). Đặc biệt, nếu bạn cũng quan tâm đến chính trị, văn học, lịch sử, Cường sẽ là người bạn lý tưởng để cả hai cùng tranh biện, bày tỏ quan điểm đấy.

Lafayette College

College Compass là chương trình Định hướng Du học của Everest Education ("E2"), nơi chúng tôi cung cấp lộ trình phù hợp với từng học sinh từ những năm đầu trung học. Các cựu học viên của College Compass đã nộp hồ sơ thành công vào các trường Đại học cạnh tranh nhất thế giới (như Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học Cornell, Đại học Duke, Cao đẳng Williams, Cao đẳng Amherst, NYU, Cao đẳng Bates, Đại học Nam California, Minerva…). Chương trình được dẫn dắt bởi hai Nhà đồng sáng lập và các Cố vấn cấp cao của Everest Education, tốt nghiệp từ Đại học Stanford, Trường Kinh doanh Harvard, Trường Quản lý MIT Sloan, và từng là phỏng vấn viên cựu sinh viên của Stanford.

🔻 Tìm hiểu thêm chương trình College Compass tại đây

Lý do chọn học 2 ngành có-vẻ-không-liên-quan cùng lúc?

Không chỉ riêng bạn đâu, cả người thân và bạn bè của Cường cũng có cùng thắc mắc. Lý giải cho lựa chọn này của mình, Cường chia sẻ, tất cả đơn giản xuất phát từ sở thích cá nhân. Những ngày còn học cấp 3, Cường may mắn được tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến điện não đồ và các chủ đề về thần kinh. Quá trình tham gia này đòi hỏi Cường cũng như các thành viên phải trang bị kiến thức lập trình, thậm chí là trí tuệ nhân tạo (AI). Cơ duyên này đã giúp cậu học sinh cuối cấp Vũ Huy Cường có thêm niềm đam mê về khoa học máy tính. Những lý tưởng cũng từ đó mà hình thành, như ứng dụng hai lĩnh vực trên để tạo lợi thế trong việc phát hiện và chữa trị các bệnh về não bộ hay “táo bạo” hơn là “hiểu được bộ não con người, và trở thành một người như Elon Musk, dù nghe có vẻ viển vông” , Cường chia sẻ.

“Xin lỗi Kenyon (College), chúng ta đã không thuộc về nhau” hay kinh nghiệm “người thật, việc thật” lúc chọn trường Đại học của Vũ Huy Cường

Hồ sơ ấn tượng đã giúp Cường ghi điểm và nhận được thư chấp nhận từ không chỉ Lafayette College mà còn từ các trường đại học khác như Franklin & Marshall College, Kenyon College Knox College và University of Alberta. Đứng trước nhiều sự lựa chọn như thế, bản thân Cường cũng đã rất đau đầu khi đưa ra quyết định ngôi trường mình sẽ theo học và gắn bó. Những đầu mục dưới đây chính là yếu tố giúp Cường đặt các trường đại học trên lên bàn cân và đưa ra quyết định, (nếu bạn cũng đang có dự định du học, đây có thể sẽ giúp ích cho bạn đấy):

  • Giá trị học bổng: University of Alberta (Canada) là trường công lập, vì thế ngân sách hỗ trợ sinh viên cũng khá “khiêm tốn”, ngược lại Knox College (Mỹ) là ngôi trường có ngân sách hỗ trợ hào phóng nhất. Sau khi cân đối với khả năng tài chính của chính mình, Cường đã “gác lại” University of Alberta.
  • “Cảm tình” ban đầu với các trường đại học: Knox College không chỉ “hào phóng”, theo Cường chia sẻ, trường cũng rất tuyệt vời trong việc hỗ trợ tối đa ứng viên suốt quá trình nộp hồ sơ học bổng bằng những email “hỏi thăm” hàng ngày và những hỗ trợ khi cần thiết. Kenyon College (Mỹ) cũng chiếm “cảm tình” với Cường vì tác giả yêu thích John Green cũng là cựu sinh viên của trường; ngoài ra, báo chí (journalism) cũng là một chuyên ngành Cường yêu thích. Cường đã mường tượng hẳn tương lai theo học ngành báo chí và viết sách. Kenyon quả là ứng cử viên “nặng ký” trên bàn cân lúc này.  
  • Chuyên ngành theo học có phải thế mạnh của trường? Ở yếu tố này, cả Lafayette College, Franklin & Marshall College và Kenyon College đều có thế mạnh về lĩnh vực kỹ thuật và STEM. Tuy nhiên, Lafayette không chỉ “nhỉnh” hơn các trường còn lại mà còn có một điểm cộng lớn là khu đại học nằm gần thành phố lớn (chỉ cách New York hơn 1 giờ đi xe). 

Và thế là, sau khi cân đối mọi yếu tố, Cường đã quyết định điểm đến của mình trong hành trình tri thức tiếp theo đó là nước Mỹ – Lafayette College. Để có thể đặt các trường đại học lên bàn cân, Cường đã phải “đọc hiểu” bản thân, thấu hiểu tâm tư đồng thời giữ vững lý trí để tự đánh giá mọi yếu tố trên. Cường đã “đọc hiểu” bản thân như thế nào? Hãy cùng E2 theo dõi tiếp bài viết!

Hỏi nhanh Vũ Huy Cường: Bạn có phải là người bận rộn không?

“Từ khoảng cuối năm cấp 3 đến cuối năm nhất đại học, em khá bận rộn, không phải có quá nhiều thứ cần phải làm, mà là có quá nhiều thứ em nghĩ em muốn làm nhưng không chắc muốn làm […] Nếu vào lúc đó biết mình muốn làm gì, hoặc hiểu rõ niềm đam mê của mình thì có lẽ em bớt bận rộn hơn, nhưng đó là điều đương nhiên, vì lúc đó mình còn trẻ, mình học cấp 3 thì không biết được những điều đấy.”

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Không ngừng Làm-và-Thử để “đọc hiểu” bản thân

>> Cuốn hút và “dễ chịu”, podcast Chuyện du học cùng Vũ Huy Cường gom góp những mẩu chuyện xuyên suốt hành trình du học của cậu bạn sinh viên năm 2 đang thử sức với 2 chuyên ngành cùng lúc tại Lafayette. Hành trình du học này thú vị thế nào, cùng lắng nghe trọn vẹn podcast tại: YoutubeSpotifyGoogle Podcast và Anchor.

Trước khi xác định mục tiêu của mình là chinh phục hai chuyên ngành Khoa học máy tính và Khoa học thần kinh tại Lafayette, Cường đã có kha khá sở thích và niềm đam mê khác nhau trải dài từ những ngày học Trung học đến hiện tại. Sau khoảng thời gian không ngừng khám phá, “thử”, dấn thân, Cường đã “chắt lọc” lại những đam mê này để thật sự “chắc chắn mình hạnh phúc vì (được làm) điều đấy”.

Bạn có tìm hiểu về Triết học không? Đó là từ khi nào? Vì chắc chắn bạn sẽ bất ngờ khi biết Cường yêu thích việc tìm hiểu các vấn đề triết học từ khi còn là cậu học sinh cấp 2 đấy. Meditations on First Philosophy (Suy ngẫm về Triết học tiên khởi) của René Descartes, hay sách của Friedrich Nietzsche – những triết gia tài ba – là những tựa sách khiến Cường say mê dạo ấy. “Học đi đôi với hành”, Cường dấn thân vào một số hoạt động triết học, lịch sử,… Nếu không tham gia những hoạt động này, Cường cũng sẽ không nhận ra … thật ra, triết học không thật sự phù hợp với bản thân (ở thời điểm đó), và cậu bạn đã nhanh chóng khép lại hành trình triết học của mình tại đây.

Đam mê thứ hai của Cường đó là về giáo dục. Có vẻ cậu học sinh chuyên Anh – Lê Hồng Phong đã ấp ủ giấc mơ trở thành thầy giáo dạy tiếng Anh vào thời điểm ấy. Và lại một lần nữa, khi đã hết mình “thử” một vài khía cạnh của chủ đề giáo dục, Cường đã khép lại giấc mơ này vì “mưu cầu” sự đổi mới không ngừng trong công việc của mình.

Thế rồi cơ hội để Cường bén duyên với Khoa học máy tính và Khoa học thần kinh bắt đầu từ đây. Bạn còn nhớ giấc mơ “hiểu được bộ não” như Elon Musk của Cường chứ? Chính những lần tham gia vào các Nghiên cứu khoa học đã dẫn đường Cường đến Lafayette trong tương lai. Lên lớp 11, Cường thử sức cuộc thi khoa học và… cậu bạn đã thất bại. Đó là khoảng thời gian khá khó khăn với Cường vì chưa có căn bản lập trình, lại phải “tiêu thụ” một khối lượng lớn kiến thức lập trình, khoa học, tài liệu neuroscience (khoa học thần kinh) – cũng trong thời gian này, Cường hình thành niềm yêu thích dành cho neuroscience. Thành tích “để đời” của cậu học sinh Vũ Huy Cường đó là giải 3 quốc gia Nghiên cứu khoa học với đề tài “Eye tracking” – Giải pháp cho người liệt toàn thân trao đổi ngôn ngữ qua đôi mắt”. Từ đó, Cường đã suy nghĩ nghiêm túc hơn về lĩnh vực Khoa học máy tính. Quay lại với nghiên cứu khoa học bằng một đề tài mới vào năm lớp 12 đã giúp Cường khẳng định năng lực của mình về nghiên cứu khoa học và 2 mảng khoa học máy tính và thần kinh.

Riêng với E2, Làm-và-Thử – lần lượt trải nghiệm các hoạt động gắn liền với sở thích và đam mê là một cách khá hay ho để hiểu được nhu cầu và định vị bản thân trước khi phải đưa ra quyết định trước một vấn đề cá nhân quan trọng nào đó, chẳng hạn như đi du học. Gọi Cường là thế hệ gen Z chính hiệu, vì đối với Cường, quan trọng là “sự dũng cảm của bản thân để thử những điều mới […] tự tin và mạnh dạn tham gia vào những thứ mình chưa bao giờ làm” – điều mà thế hệ gen Z ở Việt Nam đang làm rất tốt.

Fun fact:

Bạn còn nhớ giấc mơ học ngành báo chí (journalism) và trở thành tác giả có sách best-seller (như John Green) của Cường tại Kenyon College mà E2 có đề cập ở trên không? Dù yêu thích là thế, Cường vẫn khép lại đam mê này vì lý do… “đến giờ em vẫn chưa hiểu.”

 

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Lên đường du học!

Đầu năm lớp 9, Cường nhen nhóm ý định du học. Cuối năm lớp 10, Cường xác định sẽ đến Mỹ để học tập. Bạn ấy đã sắp xếp mọi thứ như thế nào? Cần chuẩn bị tâm lý và hồ sơ thế nào để đi du học?

Hỏi nhanh Vũ Huy Cường: Nếu được miêu tả trải nghiệm du học ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ nói gì?

Đó là: thú vị, sóng gió và hữu ích.

 

Những gạch đầu dòng dưới đây được Cường đánh giá là rất quan trọng trong quá trình chuẩn bị đi du học!

  • Học tiếng anh. Chắc chắn tiếng anh phải là yếu tố tiên quyết cho bất kỳ ý định du học nào. Ngoài mục đích thi lấy chứng chỉ tiếng anh cần thiết hoặc theo yêu cầu của trường đại học, tiếng anh tốt giúp chúng ta tận dụng được kho tài nguyên kiến thức khổng lồ. Không chỉ dừng lại ở đó, học tiếng anh đối với Cường còn cần đi đôi với thực hành, như viết lách, hùng biện chẳng hạn.
  • Kỹ năng thuyết trình trước đám đông (Public speaking). Với tính chất lớp học giáo sư và sinh viên “on the same level” – tự do bày tỏ tiếng nói, Cường cảm thấy Public speaking là một kỹ năng khá quan trọng. Tính cách hoạt ngôn và xông xáo đã giúp Cường tham gia vào hai chương trình thú vị từ những năm trung học: Hội nghị mô phỏng Liên Hiệp Quốc (Model United Nations – viết tắt là MUN) và Foster Vietnam Congressional Debate. Những trải nghiệm từ các chương trình hùng biện này mang lại cho Cường nhiều kiến thức, kinh nghiệm và lối tư duy phản biện – những yếu tố cần thiết để “thích nghi” với môi trường giảng đường ở các nước phương Tây.
  • Hoạt động ngoại khóa (Extracurricular). Khi được hỏi Hoạt động ngoại khóa có quan trọng không, Cường đã chắc nịch trả lời rằng “rất quan trọng”. Từ kinh nghiệm tuyển sinh thực tế từ các trường đại học đã ứng tuyển, Cường nhận xét “có rất nhiều người tại đại học tuy điểm số không cao nhưng vẫn thành công […] hoạt động ngoại khóa kể câu chuyện về bản thân còn tốt hơn điểm số.” Điều quan trọng hơn là đừng chạy theo hoạt động ngoại khóa của người khác, bạn có thể tham khảo CV từ những anh, chị, bạn bè đi trước, nhưng đừng cố gắng để CV của bạn phải có chính xác những hoạt động đó. Hãy xuất phát từ những điều mình thích trước đã, sau đó thể hiện điều đó qua hồ sơ của mình.

“Chuyện du học” là kênh Podcast do chương trình College Compass của Everest Education thực hiện – nơi chia sẻ với bạn tất tần tật những kinh nghiệm liên quan đến quá trình chuẩn bị hồ sơ du học, chọn trường, viết luận, nộp học bổng…  

Bạn có thể đánh giá, góp ý, cũng như đặt bất kỳ câu hỏi nào cho “Chuyện du học” tại đây

Tìm hiểu thêm chương trình College Compass tại đây

 

“hãy cho đứa trẻ đó một khoảng trời để quyết định …”

“Mình có thể bận rộn một lúc, mình có thể bận rộn trong một khoảng thời gian nào đó khám phá, sau đó mình sẽ bớt bận rộn hơn vì mình đã biết thích cái gì, cần làm cái gì, sau đó mình sẽ “manage” (quản lý) được thời gian của mình.”

“hãy chắc chắn mình hạnh phúc vì (làm) điều đấy”

*Bài viết được tổng hợp và trích đoạn từ Chuyện du học Podcast số 1: Vũ Huy Cường, cơ duyên đến Lafayette và “giấc mơ Mỹ” dưới thời Covid

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí