Chuyện của Tết

Cũng giống như bao lễ hội khác, ngày Tết cũng có cho riêng mình một câu chuyện. Chỉ là những điều giản đơn như: những tên gọi khác của Tết, Tết diễn ra bao lâu, ý nghĩa của ngày Tết là gì,… nhưng lại tạo nên một truyền thống vô cùng tốt đẹp của người Việt.

Để nói về ý nghĩa ngày Tết, đó chắc hẳn là thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Mọi người rũ bỏ những mệt nhoài lại năm cũ để bước vào một năm mới tràn đầy hy vọng. Đó là lý do vì sao những ngày này bao giờ cũng khoác lên mình bầu không khí phấn khởi, rộn ràng và vui vẻ. Và nhắc đến Tết, chúng ta cũng không quên những phong tục mà gia đình nào cũng chuẩn bị tươm tất – không chỉ mang giá trị tinh thần mà còn mang giá trị văn hóa sâu sắc đối với người Việt.

Chuyện của Tết

Chẳng nhớ rõ Tết có từ bao giờ, nhưng ngày Tết là truyền thống lâu đời của người Việt. Hẳn ai cũng nhớ đến sự tích bánh chưng, bánh dày để rồi hai thứ bánh ý nghĩa này của Lang Liêu đã trở thành món ăn biểu trưng cho ngày Tết.

Hãy cùng Everest Education ("E2") (“E2”) tìm hiểu xem câu chuyện của Tết là gì nhé!


1. Tết có từ bao giờ?

Người ta không nhớ chính xác Tết có từ bao giờ nữa, nhưng ngày Tết là truyền thống lâu đời của người Việt chúng ta. Hẳn ai cũng nhớ đến Tết “góp mặt” trong sự tích Bánh chưng, bánh dày để rồi hai thứ bánh ý nghĩa này của Lang Liêu đã trở thành món ăn biểu trưng cho ngày Tết.

Tết còn có những cái Tết khác như Tết Nguyên Đán, Tết cổ truyền, Tết ta. Nhưng nhìn chung, Tết vẫn là tên gọi mộc mạc và gần gũi nhất.

Chuyện của Tết | Everest Education

2. Một điều rất thú vị về thời điểm diễn ra Tết

Tết sẽ không thể rơi vào trước ngày 21/01 Dương lịch và sau ngày 19/02 Dương lịch, mà chỉ diễn ra vào khoảng giữa những ngày này, vì sao thế?

Vì chúng ta có quy luật “năm nhuận” của Âm lịch (hay năm nhuần, nghĩa là có một tháng trong năm lặp lại thêm một lần nữa), nên Tết sẽ luôn diễn ra sau Năm mới 01/01 và cụ thể là nằm trong khoảng nêu trên.

Theo truyền thống, người ta bắt đầu tính Tết từ ngày 23 tháng Chạp (ngày Đưa ông Táo về trời) cho đến Mùng 7 Tết. Em cũng sẽ nghe thấy cụm “3 ngày Tết, 7 ngày Xuân” vào những dịp Tết. Trong đó, 7 ngày xuân được cho là rất quan trọng, là 7 ngày bắt đầu một năm và mọi người sẽ trong tâm thế vui xuân.

Chuyện của Tết | Everest Education

3. Ý nghĩa và những phong tục ngày Tết

Chuyện của Tết | Everest EducationĐể nói về ý nghĩa ngày Tết, đó chắc hẳn là thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Mọi người rũ bỏ những mệt nhoài lại năm cũ để bước vào một năm mới tràn đầy hy vọng. Đó là lý do vì sao ngày Tết bao giờ cũng khoác lên mình bầu không khí phấn khởi, rộn ràng và vui vẻ.

Trong truyền thống lâu đời của người Việt, dịp Tết còn là thời khắc con người bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần và cầu mong một năm mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. Như vậy, ngày Tết không chỉ mang giá trị tinh thần mà còn mang giá trị văn hóa sâu sắc đối với người Việt.

Và nhắc đến Tết, chúng ta cũng không quên những phong tục mà gia đình nào cũng chuẩn bị tươm tất. Đó là:

  • Dọn dẹp nhà cửa: Một năm với bao nhiêu bụi bẩn tích tụ sẽ được quét dọn sạch sẽ. Đây là hoạt động gia đình thú vị mà hầu như gia đình nào cũng tất bật thực hiện. Cũng đừng quên “dọn dẹp” chuyện cũ” để chuẩn bị tinh thần tươi mới đón Tết nhé!
  • Tảo mộ, Đưa ông Táo, Đón ông Táo: là ba hoạt động khác diễn ra vào những ngày tháng Chạp. Trong ngày tảo mộ, mọi người sẽ đi viếng và chăm nom mộ phần của ông bà tỗ tiên, thường diễn ra từ 20 tháng Chạp. Đưa ông Táo là hoạt động truyền thống được lưu truyền với câu chuyện ông Táo về lại thiên đình để báo cáo lại một năm vừa qua của gia đình này. Người ta thường chuẩn bị cá Chép để ông Táo cưỡi về trời với quan niệm “cá Chép hóa Rồng vượt vũ môn để đưa ông Táo về trời nhanh hơn.” Vào đêm giao thừa, người ta sẽ lập mâm cúng để rước ông Táo về lại.
  • Đón giao thừa: Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ trừ tịch diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới.
  • Chúc Tết và mừng tuổi: Theo truyền thống, người ta thường đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc tốt đẹp. Lì xì còn mang ý nghĩa trao điều may mắn đến mọi người trong dịp đầu năm
? TẾT NHÂM DẦN 2022 ĐÃ VUI NÀY CÒN THÊM Ý NGHĨA VỚI LÌ XÌ TẾT CỦA EVEREST

Tết là thời khắc để trao nhau những lời chúc tốt đẹp, và còn gì tuyệt vời hơn là lời chúc đón đầu tri thức, học tập tấn tới trong năm mới có đúng không nào! Hãy để LÌ XÌ TẾT của Everest Education trở thành “phong lì xì” ý nghĩa để gia đình dành tặng cho những người thân yêu.

Chuyện của Tết | Everest EducationChương trình diễn ra từ nay đến hết ngày 08/02/2022

? Đăng ký ngay để dành tặng cho những người thân yêu món quà ý nghĩa ?

Để lại ý kiến