Đã bao giờ em tự hỏi tại sao mình không thể học một thứ siêu dễ mà tất cả bạn bè đều thành thạo? Hoặc tại sao nhiều khi em cố giải thích, hướng dẫn bạn bè làm toán nhưng mãi vẫn không được? Đã bao giờ em muốn tìm lời giải đáp cho những câu hỏi tại sao ấy?
Trên thực tế, mỗi người sẽ có cách học tập và tiếp nhận thông tin khác nhau. Và đó cũng là lý do dù học cùng lớp, cùng thầy cô nhưng không phải bạn nào cũng nhận được kết quả tương tự.
Trong giáo dục ngày nay, chúng ta cần cập nhật các chiến lược và tài nguyên sẵn có để cung cấp trải nghiệm học tập được cá nhân hóa hơn cho học sinh hoặc có thể phân nhóm học sinh dựa trên một chủ đề cụ thể, một lĩnh vực quan tâm hoặc thậm chí dựa trên cùng mức độ hiểu nội dung bài học.
Khi mùa tựu trường đã đến thật gần, cũng là lúc em nên tìm hiểu xem phong cách học của bản thân là gì để từ đó lên kế hoạch học tập phù hợp và gặt hái được nhiều thành quả hơn. Trong bài viết này, đội ngũ Everest Education giới thiệu VARK – mô hình giúp em tự khám phá phong cách và xác định phương pháp học tập phù hợp nhất.
Trước hết, hãy cùng tìm hiểu mô hình VARK là gì và tại sao phương pháp này lại quan trọng.
Mô hình VARK là gì?
Vào những năm 70, khái niệm giáo dục cá nhân hóa (individualized learning) bắt đầu trở nên phổ biến, và sau nhiều năm nghiên cứu tại đại học Lincoln, New Zealand, Neil D. Fleming đã giới thiệu mô hình VARK.
Mô hình VARK cho rằng mỗi người có một phong cách học lý tưởng khác nhau, có thể chia thành 4 loại: Thị giác (Visual), Thính giác (Auditory), Đọc/Viết (Read/Write), Trải nghiệm (Kinesthetic). Một số học sinh không thấy mình thiên về một phong cách học cụ thể, mà là tổng hòa của hai, ba, hay cả bốn phong cách trên. Phong cách học này được gọi là tổng hợp (multimodal), yêu cầu em phải linh hoạt áp dụng phương pháp học tập trong từng giai đoạn khác nhau.
Tại sao em cần xác định phong cách học tập?
Hiểu được phong cách học tập của chính mình sẽ giúp em lên kế hoạch học tập chính xác và gặt hái được nhiều thành quả hơn. Thật tuyệt vời nếu các em xác định được mục tiêu học tập từ nhỏ, và còn tuyệt vời hơn nữa nếu một công cụ như VARK có thể giúp em đạt được thành quả nhanh hơn. Và vì mỗi học sinh sẽ có cách tiếp thu kiến thức khác nhau khác nhau, mô hình VARK là một công cụ tuyệt vời giúp em tự đánh giá và hoàn toàn chủ động trong quá trình học tập, tiến bộ trên trường.
Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn
được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng
Em có thể khám phá phong cách học tập thông qua rất nhiều yếu tố như thói quen hay các hoạt động thường ngày. Dưới đây là một vài đặc điểm và bí quyết mà các em có thể tham khảo để đánh giá và tự lên kế hoạch học tập.
1. Thị giác (Visual)
Em có biết Steve Jobs là một Visual Learner – học tập chủ yếu bằng cách tiếp nhận thông tin qua thị giác? Ông thường xử lý thông tin qua các hình ảnh, biểu đồ, phim ảnh,… Em có thể là một Visual Learner – thiên về phong cách học tập thị giác nếu em:
Xử lý thông tin qua biểu đồ, hình ảnh
Cần hình ảnh để mô tả các khái niệm và ý tưởng
Thích tiếp xúc với hình ảnh hơn các con chữ
Để bứt phá trong lớp, em có thể:
Đánh dấu, làm nổi bật tất cả các thông tin quan trọng trong sách giáo khoa, tài liệu học tập
Làm flashcard với hình ảnh mô tả từ ngữ hay công thức toán
Sử dụng giấy ghi chú
Vẽ bản đồ tư duy (mind map) hoặc các hình vẽ minh họa khi ôn tập
2. Thính giác (Auditory)
Em có biết cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton là một Auditory learner – tiếp thu thông tin qua thính giác? Là người theo phương thức học thính giác, ông thường xử lý thông tin qua việc lắng nghe các bài giảng, các cuộc thảo luận, tranh luận theo nhóm… Những người theo phương thức thính giác thích tiếp thu thông tin qua các bài giảng, hướng dẫn bằng lời nói. Em có thể là một Auditory Learner – thiên về phong cách học tập thính giác nếu em:
Tiếp thu thông tin tốt nhất khi nghe
Thích nghe giảng và thảo luận nhóm
Xử lý thông tin qua thảo luận với bạn bè, thầy cô
Để bứt phá trong lớp, em có thể:
Đọc lớn khi ôn bài
Thảo luận về kiến thức với nhóm bạn
Nghe podcast thường xuyên. Hãy tham khảo các podcast giúp học tiếng Anh hiệu quả mà đội ngũ Everest Education đã chọn lọc tại đây.
Ghi âm lại bài học qua điện thoại và bật lên nghe mỗi ngày
3. Đọc/ Viết (Read/Write)
Em có biết George Orwell (nhà văn chính trị vĩ đại nhất thế kỷ 20 – tác giả của cuốn tiểu thuyết 1984 nổi tiếng) là một Read / Write Learner – tiếp thu thông tin qua việc Đọc và Viết? Là người học theo phương thức Đọc / Viết, ông tiếp thu các thông tin tốt hơn dưới dạng bài viết như các báo cáo, hướng dẫn hay các đoạn văn… Những người thiên về phong cách học tập Đọc/ Viết thường thích đọc để tìm hiểu thông tin và viết lại theo ngôn ngữ của chính họ. Em có thể là một Read/ Write leaner – thiên về phong cách học Đọc / Viết nếu em:
Thích đọc để lấy thông tin
Tận hưởng các hoạt động đọc và viết
Xử lý thông tin bằng cách tự viết lại theo ngôn ngữ của chính mình
Để bứt phá trong lớp, em có thể:
Tự sắp xếp thông tin theo ngôn ngữ của chính mình
Tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa, tài liệu trước khi đến lớp
Chuyển những thông tin trong bảng biểu thành ghi chú
4. Thực hành (Kinesthetic)
Em có biết cầu thủ bóng đá Lionel Messi học qua quá trình thực hành (Kinesthetic learner)? Là người theo phong cách học thực hành, anh thường xử lý thông tin trực tiếp qua các trải nghiệm: chạm, cầm, nắm… Những người theo phong cách học Thực hành sẽ cho kết quả tốt nhất khi vừa làm vừa học. Em có thể là người thiên về phong cách thực hành nếu em:
Tiếp thu thông tin tốt nhất qua quá trình trải nghiệm
Thích tự tạo ra các trải nghiệm học tập cá nhân
Xử lý thông tin bằng cách thử và thực hành
Thích xử lý vấn đề và trực tiếp rút ra kinh nghiệm
Để bứt phá trong lớp, em có thể:
Áp dụng phương pháp Pomodoro và học trong khoảng thời gian ngắn (học 25 phút và nghỉ 5 phút)
Đi bộ hoặc di chuyển khi ôn tập
Giữ cho các ngón tay hoạt động khi học như ghi chép trên máy tính, chỉ vào các chữ cái hoặc viết lại các thông tin chính
Sau khi tìm hiểu tất cả những thông tin cần thiết, em hãy tự khám phá phong cách học tập của bản thân qua 10 câu hỏi trắc nghiệm dưới đây. Khi đã hiểu được phương thức lý tưởng cho bản thân, hãy cùng học nhiệt tình và vươn xa hết mình trong năm học mới!
Comment (2)
Tuyệt vời
Râtz nhiều thư bổ ích ạ