Mình đã vào Stanford như thế nào?

Nội dung

Một trong những em học sinh của chúng tôi, Linda Tong, đã được nhận vào Đại học Stanford, niên khoá 2020 cùng với một số trường đại học nổi tiếng khác, bao gồm Columbia, Berkeley, Wellesley, Georgetown và Barnard.

Chúng tôi đã có cơ hội phỏng vấn và có một cuộc trò chuyện thú vị với Linda, nghe em chia sẻ một vài bí quyết thú vị trong quá trình ứng tuyển vào Stanford, được đúc kết từ chính kinh nghiệm của mình.

Video dưới đây sẽ phân tích chiến lược nộp hồ sơ của Linda, bao gồm cả cách em đã gây ấn tượng với các nhà tuyển sinh như thế nào, những lý do đã khiến em quyết tâm lựa chọn “The Farm” (nickname của Stanford), và cách áp dụng phương pháp SOAR mà chúng tôi đã dạy để vượt qua vòng phỏng vấn.

Kéo xuống để đọc toàn bộ nội dung video.

Đọc nội dung video tại đây

Tony: Xin chào tất cả mọi người, hôm nay tôi có mặt ở đây cùng với Linda.

Linda: Xin chào!

Tony: Hôm nay thầy rất vui có được cơ hội trò chuyện với em.

Linda: Em cũng rất vui vì được gặp thầyl.

Tony: Linda ở đây để chia sẻ về kinh nghiệm của mình

Linda: Mm-hmmm!

Tony: khi nộp hồ sơ ứng tuyển vào Stanford. Tôi cực kì hào hứng; em ấy đang chuẩn bị cho hành trình mới của mình tại trường.

Linda: [cười lớn]

Tony: Nếu biết trước thì hôm nay thầy đã mang theo áo thun Stanford rồi! Vậy em có thể cho biết, lí do nào đã khiến em quyết định nộp hồ sơ vào Đại học Stanford không?

Linda: Em nghĩ rằng đối với em thì đó chắc hẳn là chương trình liên ngành đa dạng của Đại học Stanford. Khi còn học cấp 3, em học giỏi đều các môn. Em chưa bao giờ theo đuổi một môn học hay một sở thích duy nhất, nhưng điều khiến em thích thú là được khám phá nhiều điều mới mẻ. Em đã từng rất thích học lập trình, nhưng song song với đó em cũng yêu thích văn học Hy Lạp nữa. Vì vậy em đã chọn theo học tiếng Latin và tiếng Hy Lạp.  

Linda: Em thích học ngôn ngữ, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử. Em nghĩ rằng Đại học Stanford rất ủng hộ điều đó và chương trình học của họ còn tập trung phần lớn vào việc giúp chúng em tìm thấy điểm chung giữa rất nhiều lĩnh vực khác nhau, và tìm thấy mối liên hệ giữa các lĩnh vực đó. Vậy nên em nghĩ đó là điểm đã khiến em ấn tượng nhất về trường Stanford. 

Tony: Hmmmm………Stanford có thông tin chi tiết nào về chương trình có thể kết hợp và Lập trình và Ngôn ngữ không?

Linda: Em tin rằng Stanford vẫn có nhiều chuyên ngành khác nhau kết hợp những môn học khác nhau. Một trong những ví dụ đó là chương trình Symbolic Systems.

Tony: Yeah!

Linda: Đây là chương trình kết hợp môn Khoa học Máy tính với Ngôn ngữ học, Tâm lý học, và một số môn học khác. Hoặc cũng có chương trình MCS, là khóa học kết hợp Toán và Khoa học Máy tính. Hay một ví dụ khác là ngành Human Biology – Sinh học và Nhân văn.

Tony: Mm-hmmm!

Linda: Đây là một trong những điểm đặc biệt của Stanford mà chúng ta không thể tìm thấy ở nơi nào khác.

Tony: Ồ vậy sao? Thầy không biết điều này đấy.

Linda: Well, thầy có thể kiểm tra thử nếu muốn. *cười*

Tony: [lcười lớn] Well, khi thầy còn học ở đó, họ có một ngành học gọi là BioX, là một chương trình học cực kỳ nặng, kết hợp hai ngành Sinh học và Kỹ sư.  

Linda: Đúng vậy.

Tony: Thầy nghĩ rằng đó chắc hẳn là một trong những chương trình kết hợp đầu tiên như vậy.

Linda: Yeah.

Tony: Em có nói là em có rất nhiều sở thích khác nhau khi còn học cấp 3, nhưng thầy nghĩ rằng khi những em học sinh như vậy khi nộp hồ sơ ứng tuyển vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn. Chẳng phải các em vẫn thường được khuyên là: “Này, học giỏi toàn diện cũng không có nhiều lợi thế khi nộp hồ sơ du học đâu” hay sao.

Linda: Đúng vậy.

Tony: Em có thể chia sẻ một chút về vấn đề này được không, vậy nên học sinh nên cố gắng để giỏi toàn diện, hay chỉ nên theo đuổi một lĩnh vực nhất định?

Linda: Em nghĩ rằng với em, đó nên là sự kết hợp của cả hai điều trên. Điều thầy vừa nói cũng là một trong những điểm yếu của em khi nộp hồ sơ dự tuyển. Em đã từng rất sợ khi nhận ra mình không hề có một sở thích cụ thể nào, sợ là mình không đủ sức cạnh tranh với nhiều bạn ứng viên giỏi khác.

Tony: Uh-huh.

Linda: Especially, I think this year Stanford had…………well, last year, Stanford’s acceptance rate was around 4.3% and they stopped publishing it. [laughs] 

Tony: [cười lớn] Thầy chắc rằng năm nay cũng không lớn hơn 4% đâu.

Linda: Đặc biệt là, em nghĩ năm nay Stanford có…………well, năm ngoái, tỷ lệ đậu vào Stanford chỉ có khoảng 4.3% và họ đã ngừng công bố những thông tin này.

Tony: Mm-hmmm!

Linda: Chính xác ạ, và điều đó đã khiến em suy nghĩ rất nhiều. Ở trường nội trú của mình, em đã được khuyến khích theo đuổi nhiều sở thích khác nhau, được trao cơ hội cũng như có nhiều điều kiện học hỏi. Em đã cố gắng tận dụng mọi cơ hội và điều kiện có được khi học tại trường. Thầy cũng đã từng khuyên em là Đại học Stanford rất coi trọng tinh thần học hỏi. 

Tony: Thầy hiểu. Đối với thầy, khi đọc hồ sơ ứng tuyển của các em học sinh, thầy vẫn luôn nhấn mạnh rằng các em phải tìm cách thể hiện bản thân của mình sao cho rõ ràng nhất có thể.

Linda: Đúng vậy!

Tony: Thầy đã cùng các học sinh xây dựng nên một phương pháp mà, còn được gọi là, bài viết định vị bản thân.  

Linda: Vâng.

Tony: Chúng ta vẫn chưa bàn về vấn đề này, nhưng khi nộp hồ sơ, em có tìm cách để thể hiện ngắn gọn, “Linda là ai” không?

Linda: Hẳn rồi ạ, với em thì đó chính là sự đa dạng trong sở thích cũng như kiến thức của mình, bên cạnh đó là kiến thức về các môn học xã hội nữa. Trong bài luận chính của mình, em đã viết về quá trình học ngôn ngữ của mình như thế nào khi trưởng thành. Em đã đến Mỹ, học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. Qúa trình đó thực sự không dễ dàng, nhưng nó đã dạy em biết kiên trì hơn cũng như dần dần khiến em yêu thích việc học.

Tony: Mm-hmmm!

Linda: Khi còn học cấp 2, em bắt đầu học tiếng Pháp và tiếng Latin. Giờ thì em đang học tiếng Hy Lạp và ngôn ngữ lập trình Python.

Tony: Tất cả các thứ tiếng khác nhau?

Linda: Đúng vậy ạ, em cũng bắt đầu học tiếng Việt từ mùa hè vừa qua.

Tony: Tuyệt vời!

Linda: Vâng! Em rất thích học ngôn ngữ. Tuy vậy bên cạnh đó, em nghĩ một trong những phần nổi bật nhất trong suốt quá trình trưởng thành của mình, đó là được trải nghiệm nhiều môi trường học khác nhau. Em đã từng học ở trường công lập, trường tư thục, trường nội trú, trường quốc tế ở Trung Quốc và ở Mỹ. Nhờ vậy, em được gặp gỡ nhiều người đến từ nhiều hoàn cảnh sống khác nhau, và học cách kết nối với họ. Đó cũng là một trong những trải nghiệm thú vị nhất mà em có được.

Tony: Mm-hmmm! Thầy hiểu, vậy thầy có thể tóm tắt lại như thế này không? Nghĩa là em cho rằng điểm khiến em nổi bật không chỉ là kiến thức đa dạng của mình, bởi thầy tin là vẫn có những ứng viên có thể biết cả 2,3 hay thậm chí là 4 ngôn ngữ khác nhau.

Linda: Đúng vậy ạ!

Tony: Những em đã có thể thể hiện bản thân mình một cách rõ ràng bằng cách liên hệ kiến thức với những kinh nghiệm thực tế về con người, văn hóa mà em tiếp xúc.

Linda: Vâng ạ, trong bài luận chính của mình em cũng đã thể hiện tất cả những điều đó, như mình là một “con mọt sách” chính hiệu, em không tính nói dối đâu.

Tony: [cười lớn]

Linda: Chủ đề bài luận em đã chọn là “wandering” – sự lang thang tìm kiếm. Trong tiếng Latin, từ wander (lang thang) xuất phát từ từ errowaray, cũng là từ nguyên thủy của từ “error” (lỗi) mà chúng ta có trong tiếng Anh ngày nay.  

Tony: Hmmm!

Linda: Thông thường, trong tiếng Anh, khi chúng ta nói về lỗi lầm, nó thường mang lại cảm xúc tiêu cực bởi điều đó có nghĩa là chúng ta đã làm sai và thất bại. Nhưng đối với em, em yêu thích cả quá trình thất bại đó. Em đã học được cách yêu mến sự vô định, yêu mến thất bại và quá trình tìm cách khắc phục. 

Tony: Điều đó thật tuyệt vời! Thầy tin rằng nhiều em học sinh khác cũng gặp phải áp lực lớn tương tự khi nộp hồ sơ du học. 

Linda: Vâng.

Tony: Các em cho rằng để vào được Stanford mình phải có những thành tích cực kì xuất sắc. 

Linda: [cười]

Tony: Tuy nhiên thực tế là, với tư cách là người phỏng vấn, thầy hiểu rằng đó không chỉ là về việc “Em đã giành được huy chương Olympics” hay “em đã được giải nhất trong kì thi nọ.”

Linda: Đúng vậy.

Tony: Nhưng quan trọng hơn là quá trình học hỏi. 

Linda: Đúng vậy! Em tin rằng với số lượng ứng viên khổng lồ như vậy, có rất nhiều bạn có những thành tích “khủng”.

Tony: Mm-hmmm!

Linda: Với em, em cũng đã từng nhận được học bổng AP quốc gia, khi tham gia kỳ thi tiếng Latin và tiếng Hy Lạp quốc gia.

Tony: Nhưng em không cần phải đưa nó vào bài luận.

Linda: Chính xác! Em không cho rằng những thành tích này có thể khiến bản thân đủ nổi bật. Cá nhân em khi lớn lên và sống ở một quốc gia Châu Á, em hiểu rằng người Châu Á rất coi trọng thành tích và những con số.  

Tony: Yep!

Linda: Chúng em thường hay nói về điểm SAT, điểm GPA và các kỳ thi khác. Chúng em thường đặt nặng phần này bởi chúng em đã phải cố gắng rất nhiều cho chúng. Tuy nhiên, một lần nữa, quá trình theo học trường nội trú tại Mỹ như em có chia sẻ, đã dạy em hiểu rằng những gì mà các trường đại học tìm kiếm ở chúng ta không thể phản ánh qua thành tích.

Tony: Chính xác. Vậy có đúng không khi thầy nói rằng, để khiến hồ sơ của mình có thể được chú ý, học sinh vẫn cần phải có điểm GPA và SAT cao.  

Linda: Đúng vậy.

Tony: Nhưng để khiến bản thân mình nổi bật, chúng ta cần có một câu chuyện đủ sức thuyết phục.

Linda: Vâng, em cũng nghĩ rằng thành tích tốt vẫn rất có ích, nhưng chưa đủ.

Tony: Tuyệt vời. Vậy một lần nữa, có rất nhiều học sinh có điểm số hoàn hảo nhưng vẫn không được nhận vào trường, bởi vẫn còn những yếu tố quan trọng khác.  

Linda: Đúng vậy.

Tony: Vậy, bàn về quá trình phỏng vấn, thầy và em đã từng thảo luận về cách làm thế nào để có thể thể hiện câu chuyện của mình một cách rõ ràng và thuyết phục, đặc biệt là trong phần phỏng vấn. Vậy cảm giác của em khi phỏng vấn tại Stanford như thế nào? 

Linda: Em thực sự rất thích cuộc phỏng vấn của mình, người phỏng vấn em, thầy ấy cũng đã từng tốt nghiệp Stanford chuyên ngành Hóa học. Em nộp đơn vào ngành Văn học Hy Lạp và Khoa học Máy tính, nhưng nhờ những bí quyết mà thầy đã dạy, em đã có thể tự tin giao tiếp và tạo ra kết nối với người phỏng vấn của mình.  

Tony: Mm-hmmm!

Linda: Bí quyết là hãy cẩn thận lắng nghe, đặt đúng câu hỏi, đúng lúc, và nếu phải chia sẻ về trải nghiệm của mình, phải cố gắng làm sao để liên hệ trải nghiệm đó với giá trị của bản thân. Chúng ta cũng có thể hỏi về trải nghiệm của chính họ để từ đó tìm được điểm chung.

Tony: Ồ xin lỗi em, để thầy tóm tắt lại.

Linda: Okay!  [Laughs]

Tony: Hãy là một người biết lắng nghe và biết đặt câu hỏi đúng dựa trên những gì mình nghe được, đúng không? 

Linda: Vâng ạ!

Tony: Okay.

Linda: Còn một điều nữa, đó là phương pháo mà thầy đã dạy cho em, S.O.A.R. Situation (Tình huống), Obstacles (Khó khăn), Actions (Hành động), và Results (Kết quả).

Tony: Mm-hmmm!

Linda: Em nghĩ rằng có một câu chuyện là điều rất quan trọng, bởi là một ứng viên, bạn sẽ muốn thể hiện con người mình cũng như khiến hình ảnh của chúng ta gần gũi hơn bằng một câu chuyện. Em nghĩ đây cũng là lí do tại sao kỹ năng kể chuyện lại rất quan trọng.

Tony: Chính xác! Thầy đã làm việc với rất nhiều học sinh và nhận thấy rằng, nhiều em có xu hướng liệt kê thành tích của mình thành một danh sách dài, thống kê mọi hoạt động, thành tích như một bản lý lịch vậy. Mặc dù những điều này hoàn toàn đã được thể hiện trong phần còn lại của hồ sơ rồi.  

Linda: Vâng.

Tony: Hoặc có thể các em đó muốn thể hiện qua một câu chuyện, nhưng nó lại chưa đủ rõ ràng.

Linda: Mm-hmmm.

Tony: Vậy nên thầy đã đề xuất một phương pháp, S.O.A.R, như thầy và em đã có nói qua.

Linda: Mm-hmmm.

Tony: “Situation,” (Tình huống), để mô tả lại hoàn cảnh của câu chuyện. Và sau đó, vấn đề nào đã xuất hiện? Đó là khi mâu thuẫn, hay “Obstacle” (Khó khăn) xuất hiện buộc em phải vượt qua để có được thành công? 

Linda: Right. Mm-hmmm.

Tony: “A” là Action (Hành động). Những “hành động” nào em đã thực hiện đã giải quyết vấn đề đó?  

Linda: Mm-hmmm.

Tony: Đôi khi, một trong những sai lầm của học sinh là kể lại câu chuyện của mình một cách quá thụ động. Mọi thứ cứ tự nhiên xảy đến và các em chỉ có việc nghĩ về nó. Nhưng thầy tin điều quan trọng hơn là mô tả lại quá trình, nhấn mạnh những việc các em đã chủ động làm.

Linda: Mm-hmmm.

Tony: Và cuối cùng, Result (Kết quả), chữ “R” cuối cùng. Kết quả ở đây, một lần nữa, không phải là thành tích như em đã đạt giải quán quân ở kỳ thi nọ, mà quan trọng hơn là bài học em rút ra được. Bài học ở đây là gì? Nó đã giúp em trưởng thành như thế nào? Vì sao trải nghiệm này lại có ý nghĩa đối với em, phải không?  

Linda: Mm-hmmm. 

Tony: Nếu không ngại, em có thể chia sẻ về một câu chuyện em đã kể trong quá trình phỏng vấn hay trong bài luận của mình được không?

Linda: Vâng, đây là một câu chuyện kể về trải nghiệm của em trong một ngày hội thông tin của trường nhân dịp kỉ niệm Martin Luther King. Đối với em, em rất thích học về lịch sử cổ đại, nhưng điều khiến em thích thú hơn là mối liên hệ giữa lịch sử với những vấn đề bình đẳng xã hội trong thời hiện đại.

Tony: Hmmm!

Linda: Điều thú vị nhất khi nghiên cứu về lịch sử ở thế kỷ 21 là dù nghe rất xa xôi, nhưng lại hoàn toàn phù hợp với xã hội hiện đại.  

Tony: Chắc chắn rồi.

Linda: Trong lớp học của em, chúng em bàn về Ovid và liên hệ những câu chuyện này đến làn sóng Me Too của thời hiện đại.

Tony: Wow! Điều đó thật sâu sắc, em đã viết nó trong bài luận?

Tony: Thực ra, khi áp dụng phương pháp này với một số học sinh, nhiều em đã làm theo một cách rất máy móc. “Chuyện này đã xảy ra, tôi đã làm như thế này và đây là kết quả”. Tuy nhiên, thực tế, các nhà tuyển sinh muốn thấy được bài học em đã học được trong hoàn cảnh đó, em đã nghĩ gì, cảm thấy như thế nào.

Tony: Cuối cùng, em có lời khuyên nào dành cho các bạn để có thể tối đa hóa cơ hội được nhận vào Stanford không?

Linda: Em nghĩ một trong những điều quan trọng nhất là hiểu được lý do tại sao bạn ứng tuyển vào trường. Hầu như trường nào cũng yêu cầu bài luận cũng như một số bài luận bổ sung khác. Đó có thể là, “Bạn mong đợi điều gì nhất khi theo học tại đây? hay “Lí do bạn ứng tuyển vào trường này?”. Bên cạnh đó, bạn nên biết rõ tại sao mình lại muốn vào trường đó. Em nghĩ đối với một ứng viên đến từ Châu Á, một trong những lí do là áp lực phải được nhận vào một trường có “tên tuổi”.

Tony: Chắc chắn rồi.

Linda: Điều đó cũng áp dụng đối với những trường đại học hàng đầu. Em có quen nhiều bạn đã vội vàng nộp một hồ sơ đi nhiều trường đại học khác nhau, những trường đại học lớn, mặc dù những trường này có tính chất hoàn toàn khác biệt so với các trường còn lại. Vậy nên em nghĩ, điều quan trọng nhất là bạn hiểu rõ bản thân mình muốn gì cũng như biết rõ bạn muốn học được gì khi ứng tuyển vào trường mà bạn chọn.

Tony: Đúng vậy, Stanford và Harvard hoàn toàn khác biệt! 

Linda: Đúng vậy.

Tony: Khi nghĩ lại về trải nghiệm của chính mình, thầy nhận thấy, khi còn học cấp 3, thầy không hề biết rằng giữa các trường lại có sự khác biệt lớn đến vậy. Đó cũng là lý do sau này thầy làm việc rất chặt chẽ với học sinh để đảm bảo rằng các em đã nghiên cứu thật kỹ

Linda: Chắc chắn rồi!

Tony: không chỉ là về những con số, mà còn là trải nghiệm thực sự khi học tại trường sẽ như thế nào?

Linda: Chính xác!

Tony: Em mong muốn được học trong một môi trường như thế nào? Em muốn tham gia vào những hoạt động nào khi đã được nhận vào trường? Em có thể mường tượng bản thân mình ở trong môi trường đó không?

Linda: Vâng, em nghĩ mặc dù bản thân em đã từng trải qua quá trình nộp đơn nhiều lần, em cũng đã không tự mình đưa ra được câu hỏi đúng cho bản thân,

Tony: Mmmm!

Linda: Chỉ có đến khi tự hoàn thành quá trình nộp hồ sơ vào đại học em mới hiểu.

Tony: Yeah!

Linda: Bất ngờ có một điều gì đó lóe lên và đó là lúc em nhận ra, em ước rằng bản thân mình đã biết vấn đề nằm ở đâu sớm hơn.

Tony: Lời khuyên vô cùng hữu ích, well cảm ơn em rất nhiều!

Linda: Em cảm ơn thầy!

Tony: Cảm ơn em vì đã đến!

Linda: Em thực sự rất biết ơn thầy, vì tất cả sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình. Em không nghĩ là mình sẽ làm được nếu không có thầy.

Tony: Thầy rất mong đợi được nhìn thấy con đường học tập và nghề nghiệp của em sẽ phát triển như thế nào trong tương lai, hy vọng chúng ta sẽ giữ liên lạc.

Linda: Chắc chắn rồi!

Tony: Hãy cho thầy biết bất cứ khi nào em cần giúp đỡ nhé!

Linda: Cảm ơn thầy!

Theo dõi kênh Youtube của chúng tôi


Để lại ý kiến