5 bí quyết để nâng cao cơ hội được nhận vào học từ “waitlist”
Bị rơi vào “waitlist” không có nghĩa là chỉ ngồi và chờ đợi (theo nghĩa đen của từ “wait”). Thay vào đó, có những việc mà học sinh có thể làm trong giai đoạn này để nâng cao cơ hội được nhận vào học từ trường đã “waitlist” các em.
Dưới đây là 6 bí quyết giúp học sinh chuyển từ trạng thái “waitlisted” sang cơ hội được nhận vào học ở trường mà các em mơ ước:
#1: Viết thư thể hiện niềm đam mê của em dành cho trường
Một trong những điều tốt nhất mà các em có thể làm tại thời điểm này là gửi một bức thư cho trường đã cho em vào “waitlist”, nhấn mạnh quyết tâm theo học tại trường của em và lí do vì sao em mong muốn học tại trường này. Đừng quên rằng những trường đại học sẽ có xu hướng trao cơ hội cho những em có khả năng lớn sẽ chấp nhận thư mời nhập học của trường. Do vậy, bằng cách xác nhận 100% với trường rằng em chắc chắn sẽ theo học nếu được nhận, các em sẽ gia tăng cơ hội đưa bản thân rời khỏi “waitlist”. (Lưu ý rằng những lá thư này không mang tính ràng buộc, các em vẫn có quyền thay đổi nếu sau này muốn thay đổi).
Học sinh có thể gửi thư thể hiện quyết tâm của mình đến hội đồng tuyển sinh hoặc giám đốc học thuật theo khu vực, hay thậm chí bằng cách trả lời lại trong mẫu đơn phản hồi thư mời “waitlist” (một số trường sử dụng một mẫu đơn để học sinh qua đó xác nhận có chấp nhận “waitlist” hay không).
#2: Gửi một số cập nhật mới (về thành tích)
Trường hợp học sinh đạt được thêm thành tích nào nổi bật từ thời gian nhận được thư báo “waitlist”, em hoàn toàn có thể củng cố thêm thành tích đó cho hồ sơ của mình bằng cách gửi thư chia sẻ về những thành tựu này cho những trường đã “waitlist” em. Nhìn chung, những thành tựu này nên liên quan với thành tích trong hồ sơ trước mà em đã nộp. Ví dụ, nếu học sinh không đăng ký theo học ngành khoa học, vậy việc gửi thư cập nhật về một dự án khoa học thành công của em sẽ không mang nhiều ý nghĩa. Học sinh có thể cập nhật cho trường những thành tích mới qua mẫu đơn xác nhận “waitlist” (thường được đa số trường gửi trực tuyến) hoặc qua thư hay email.
Ngay cả khi học sinh không đạt được thêm thành tích gì nổi bật, các em cũng có thể cố gắng lôi kéo sự chú ý của trường bằng cách nêu rõ những thay đổi tích cực của em trong cuộc sống, ví dụ như những giải thưởng nhỏ em đạt được, điểm số ở trường của em được cải thiện ra sao,… Một số trường, như Đại học Johns Hopkins, cho phép học sinh gửi hồ sơ mới để cập nhật nếu các em muốn nhấn mạnh thêm những thay đổi hay thành tựu nào mà các em có qua các hoạt động ngoại khoá.
Tuy nhiên, một số trường đại học không cho phép học sinh gửi thêm thông tin hay hồ sơ nào khác ngoài hồ sơ ứng tuyển mà các em đã nộp. Trong những trường hợp này, học sinh sẽ không thể cập nhật hay gửi thêm thành tích gì mới, vì vậy đừng cố gắng gửi thêm gì bởi nó cũng sẽ không giúp ích gì cho các em có thể cơ hội được nhận vào trường!
#3: Giữ vững điểm số tốt
Mặc dù ở thời điểm nhận được thư báo “waitlist”, học sinh chỉ còn lại một hay hai tháng nữa là kết thúc năm học, các em vẫn cần cố gắng duy trì điểm sốt tốt ở tất cả các môn học ở trường. Rất nhiều trường cho phép (thậm chí khuyến khích) những em học sinh trong “waitlist” cập nhật những thay đổi tích cực mà các em đạt được trong bảng điểm GPA. Đó có thể là kết quả cải thiện điểm số của một môn học cụ thể nào đó hoặc bảng điểm chính thức gần nhất (chính xác hơn bảng điểm được gửi đi giữa học kỳ). Ví dụ, Đại học Vanderbilt khuyến khích rằng những em học sinh nằm trong “waitlist” nên “cân nhắc nộp thêm bất kỳ thông tin mới nào có liên quan (ví dụ như bảng điểm mới).” Học sinh có thể gửi đi bản học bạ gần nhất hoặc soạn một email tóm gọn những thay đổi của em trong khoảng thời gian gần nhất.
#4: Giữ liên lạc
Một số trường sẽ dành ưu tiên nhỏ dành cho những em học sinh “waitlist” đã nỗ lực giữ liên lạc với nhà trường, đặc biệt là với hội đồng tuyển sinh hay giám đốc khu vực. Điều này có nghĩa là học sinh chỉ cần giữ liên lạc thông qua email, thỉnh thoảng gửi một vài email cho trường/ hội đồng tuyển sinh về những thành tích mới của mình hoặc thể hiện quyết tâm và mong muốn được theo học tại trường.
Ví dụ, trên website của mình, Đại học Franklin & Marshall College khuyến khích học sinh “tiếp tục giữ vững thái độ và cố gắng đạt được nhiều kết quả nổi bật, cũng như thỉnh thoảng gửi email cập nhật cho giám đốc khu vực (Regional Dean), sẽ chứng tỏ quyết tâm theo học tại trường của học sinh”.
#5: Tham gia phỏng vấn (nếu có thể)
Hầu hết các trường đều không hay làm điều này, nhưng nếu có một trường đại học nào sẵn sàng phỏng vấn những ứng viên nằm trong “waitlist” hay cho phép các em được đến tận trường để thực hiện phỏng vấn, đây là cơ hội tốt mà học sinh không nên bỏ lỡ. Hãy cố gắng chuẩn bị thật kỹ cho buổi phỏng vấn, đảm bảo bản thân em có thể vượt qua những câu hỏi quan trọng như tại sao em mong muốn học tại trường này hay em có dự định sẽ làm gì trong tương lai với những kiến thức đã học được ở đây.