Thang Đo Lexile: Công Cụ “Quyền Lực” Giúp Cha Mẹ Đánh Giá Năng Lực Đọc Hiểu Của Con

Nhiều bậc phụ huynh vẫn thường thắc mắc rằng “năng lực đọc hiểu của con đang ở mức nào?” 

Để giúp con cải thiện kỹ năng đọc, bước đầu tiên là phải hiểu được trình độ của con đang ở đâu. Nắm được năng lực đọc hiểu của con sẽ giúp cha mẹ biết cách nuôi dưỡng thói quen đọc, từng bước nâng cao năng lực này và tránh việc con trở nên nản lòng khi phải đọc các tài liệu quá khó. Tuy nhiên, nếu phụ huynh đã tìm hiểu qua các công cụ đánh giá mức độ đọc hiểu hiện nay, chắc hẳn sẽ khá bất ngờ vì sự tốn kém, khó sử dụng của các bài kiểm tra này. 

Tại Everest Education, chúng tôi sử dụng hệ thống Lexile như một công cụ đáng tin cậy để đánh giá mức độ đọc hiểu của học sinh và theo dõi sự tiến bộ của các em. Cha mẹ có biết, khả năng đọc hiểu của một đứa trẻ, đặc biệt là đọc bằng tiếng Anh, không thực sự phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Do đó, một công cụ “đo lường” như thang đo Lexile sẽ đánh giá khả năng đọc hiểu ở trẻ chính xác hơn là phán đoán qua độ tuổi hoặc cấp lớp.

Vậy thang đo Lexile là gì, và nó được sử dụng thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cách thức và vai trò quan trọng của Lexile trong việc hỗ trợ sự phát triển khả năng đọc hiểu của con.


Vậy, Thang đo Lexile là gì và vì sao Lexile lại hữu ích với phụ huynh?

The Lexile Framework for Reading là một thang đo khả năng đọc hiểu, cho biết người đọc đang ở trình độ đọc hiểu nào. Thang đo này có thể được dùng để đánh giá trình độ của người đọc, cũng như đánh giá độ khó của văn bản. Khung điểm Lexile được phát triển bởi MetaMetrics©, một nhóm nghiên cứu và đánh giá giáo dục được tài trợ bởi Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Hoa Kỳ (National Institute of Child Health and Human Development). 

Dựa trên cơ sở khoa học, cách tiếp cận của thang đo Lexile cho phép chúng ta nhanh chóng xác định được văn bản nào sẽ phù hợp để phục vụ cho việc cải thiện kỹ năng đọc hiểu.

Thang đo Lexile có thể áp dụng cho cả người đọc và văn bản:

  • Thang đo Lexile dành cho văn bản cho biết mức độ dễ đọc của từng cuốn sách dựa trên phân tích số lần xuất hiện của từ, độ dài câu và độ phức tạp của văn bản.
  • Thang đo Lexile dành cho người đọc cho biết khả năng đọc văn bản của trẻ đang ở mức nào.

Khi biết được “số đo” Lexile của trẻ, phụ huynh sẽ có thể chọn được những cuốn sách vừa sức với con: không quá dễ, không quá khó. Bởi vì, những cuốn sách khó đọc dễ khiến trẻ chán nản, ngược lại, những cuốn sách đơn giản khiến trẻ thấy nhàm chán và nhanh chóng tìm kiếm những sách khác để đọc.

Điểm Lexile có ý nghĩa gì?

Kết quả “số đo” Lexile thường có được qua hai cách: sau khi làm bài kiểm tra Scholastic Reading Inventory (SRI) - được thiết kế đặc biệt để đo lường Lexile/khả năng đọc HOẶC sau khi làm bài kiểm tra đọc tiêu chuẩn để chuyển đổi kết quả sang thang đo Lexile. 

“Số đo” Lexile sẽ luôn được biểu diễn dưới dạng một số + “L”, ví dụ: 770L = 770 Lexile. Số đo Lexile càng cao có nghĩa là năng lực đọc hiểu càng tốt. Số đo Lexile hiển thị theo bội số của 5, với 5L là điểm thấp nhất và cao nhất là 2000L. Dưới 5L sẽ được đánh giá là mức BR - hoặc Beginning Reader (Người mới tập đọc).

Một học sinh đạt 550L nghĩa là em học sinh đang ở cấp 550 trên thang đo Lexile. 550L là số đo biểu thị năng lực đọc hiểu của học sinh này. Cũng cần lưu ý, phụ huynh không nên đánh giá những con số này như là điểm số, vì ý nghĩa của nó chỉ là một số liệu nhằm khích lệ sự nỗ lực của học sinh trong việc đọc hiểu. 

Bảng dưới đây sẽ đối chiếu Thang đo Lexile với các hệ thống xác định năng lực đọc hiểu khác:

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Thế nào là những cuốn sách phù hợp với “số đo” Lexile của con?

Thang đo Lexile được xác định một cách khoa học và có tính toán xác đáng, dựa trên độ khó và mức độ dễ đọc của một cuốn sách. “Điểm” Lexile của một cuốn sách được phân tích bởi MetaMetrics©. Sau khi đánh giá một văn bản, nó sẽ được đưa ra một “số đo” tương tự như “số đo” mức độ đọc hiểu của một học sinh, ví dụ 600L. Một cuốn sách hoặc tạp chí chỉ 500L có nghĩa là văn bản này ở cấp 500 trong thước đo Lexile. MetaMetrics© dự đoán và đánh giá mức độ khó hiểu của một văn bản đối với người đọc qua hai tiêu chí chính là số lần xuất hiện của từđộ chặt chẽ của câu. Thước đo Lexile dành cho văn bản hiển thị theo bội số của 10, với 10L là mức thấp nhất. Các cấp dưới 10L được phân loại là BR hoặc Beginning Reader.

Trọng tâm của hệ thống Lexile là tìm ra tài liệu phù hợp với năng lực đọc hiểu của học sinh. Sự phù hợp được quyết định bởi khả năng đọc hiểu chứ không phải cấp lớp. Sau khi biết cấp độ Lexile của con, phụ huynh có thể tìm kiếm những cuốn sách phù hợp với cấp độ này để khuyến khích con đọc tại nhà.  

Phụ huynh cũng có thể tìm hiểu số đo Lexile của con trong báo cáo học tập tại trường hoặc hỏi giáo viên chủ nhiệm. Nếu con chưa có, phụ huynh có thể tạm xác định tại trang Find a Bookcủa Lexile. Biết số đo Lexile của con sẽ dễ dàng giúp con chọn những cuốn sách phát triển khả năng đọc mà không khiến con chán nản. Nếu con đang ở mức 50L - 100L, con không nên nản lòng, những từ vựng và cấu trúc câu mới giúp thúc đẩy sự phát triển của khả năng đọc của con. Số đo Lexile dành cho sách đôi khi được in trên một số cuốn sách. Một số tựa sách khác có thể tìm thấy số đo Lexile bằng cách tìm kiếm trên trang Find a Book, hoặc tại các hiệu sách nổi tiếng như Amazon.

Dưới đây là một số tựa sách, văn bản nổi tiếng với "số đo" Lexile tương ứng:

  • The Cat in the Hat – 260L
  • Clifford the Big Red Dog – 330L
  • Charlotte’s Web (Mạng nhện của Charlotte) – 680L
  • Harry Potter and the Sorcerer's Stone (Harry Potter và Hòn đá phù thủy) – 880L
  • The Hobbit (Người Hobbit) – 1000L
  • Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và định kiến) – 1100L
  • Walden – 1340L
  • The Declaration of Independence (Tuyên ngôn độc lập) – 1480L

Tạm kết

Thước đo Lexile có thể cho biết khả năng đọc hiểu của trẻ. Nhưng nó không nên được sử dụng với mục đích so sánh năng lực với con với những đứa trẻ khác cùng tuổi. Ngoài ra, số đo này chỉ mang yếu tố tham khảo, mang chưa tính đến những yếu tố khác thúc đẩy trẻ hứng thú với một cuốn sách - như các yếu tố động lực, sở thích và kiến ​​thức nền tảng.

Kỹ năng đọc và viết tốt là yếu tố quan trọng để thành công khi con bước ra môi trường quốc tế. Đó là lý do tại sao tại Everest Education, các lớp Ngữ văn Anh của chúng tôi tập trung mạnh mẽ vào những kỹ năng này. Chúng tôi đưa trẻ từ tiếng Anh giao tiếp cơ bản sang tiếng Anh học thuật.

Trong các lớp học của chúng tôi, tiếng Anh được dạy thông qua ngữ cảnh. Thay vì chỉ học từ vựng và ngữ pháp cơ bản, học sinh sẽ tiếp cận các phương pháp phân tích văn học và phát triển các kỹ năng nghiên cứu và trình bày trong môi trường 100% tiếng Anh bản ngữ. Học sinh có thể tự viết bài luận và học cách diễn đạt ý tưởng của mình một cách thuyết phục và hấp dẫn hơn. Đây là những kỹ năng cần thiết cho những học sinh có dự định học tập tại môi trường quốc tế trong tương lai.

>> Tìm hiểu các lớp Ngữ Văn Anh

Nguồn tham khảo:

  1. Understood, “Lexile Levels: What you need to know.”
  2. Outschool, “Lexile levels: How to use this tool to understand your child’s reading skills.”
  3. Scholastic, “Lexile levels: What parents need to know.”

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí