Du học từ những năm cấp 3, Lincoln đã có kha khá những trải nghiệm học tập và cuộc sống đa dạng tại xứ cờ hoa. Theo chân Everest Education (“E2”) trong podcast Chuyện du học số thứ 3 để được truyền động lực từ câu chuyện du học của Lincoln và hiểu được vì sao lại có lời khuyên “Đừng lười nữa!”
Nguyễn Việt Hoan (Lincoln) hiện là sinh viên năm nhất của Đại học USC (University of Southern California), Hoa Kỳ. Lincoln cũng là cựu học viên chương trình College Compass tại Everest Education ("E2") (“E2”) khóa 2019. Những trải nghiệm đa dạng mà em có được từ những ngày còn là một cậu học sinh cấp 3 sang Mỹ du học là một điểm sáng của cuộc trò chuyện này. Hãy cùng E2 khám phá câu chuyện của Lincoln trong bài viết này nhé.
College Compass là chương trình Định hướng Du học của Everest Education ("E2"), nơi chúng tôi cung cấp lộ trình phù hợp với từng học sinh từ những năm đầu trung học. Các cựu học viên của College Compass đã nộp hồ sơ thành công vào các trường Đại học cạnh tranh nhất thế giới (như Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học Cornell, Đại học Duke, Cao đẳng Williams, Cao đẳng Amherst, NYU, Cao đẳng Bates, Đại học Nam California, Minerva…). Chương trình được dẫn dắt bởi hai Nhà đồng sáng lập và các Cố vấn cấp cao của Everest Education, tốt nghiệp từ Đại học Stanford, Trường Kinh doanh Harvard, Trường Quản lý MIT Sloan, và từng là phỏng vấn viên cựu sinh viên của Stanford.
“Em đã đi du học từ những năm cấp 3, năm lớp 10. Em học tại trường Windermere Prep. Em đã rất vui khi học trường này, trường nằm ở ngoại ô Orlando. Từ khi du học Mỹ, em đã có trải nghiệm về cuộc sống độc lập hơn, trưởng thành hơn. […] Ấn tượng đầu tiên của em khi du học từ năm lớp 10 đó là thầy cô và bạn bè đều rất thân thiện và tự nhiên cũng như đối xử với em rất tốt. Mặc dù vậy, lúc đầu em cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là sự cô đơn. Vì lúc đấy em tiếp xúc với văn hóa mới em vẫn chưa tiếp thu kịp. Có những lúc em diễn đạt các bạn không thể hiểu hết được. Dần dần em quen với bầu không khí này, em tiếp thu và diễn đạt ý của mình tốt hơn. Em trở nên năng động hơn và có cuộc sống rất vui bên đấy.”
Có nên đi du học sớm?
“Lúc nào em cũng khuyên rằng các phụ huynh hãy cho con của họ đi du học sớm. Vì khi đó, các bạn sẽ có tầm nhìn bao quát hơn, rộng hơn. Các bạn còn có khả năng sống tự lập cũng như rèn luyện bản thân.
Nhưng du học sớm cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nếu các bạn đến đất nước khác mà không có tính độc lập, tự chủ cũng như không biết tiết chế bản thân hay thiếu kiên nhẫn sẽ dễ bị “cuốn theo” những điều không tốt. Như, các bạn có thể trở nên lười đi tại vì các môn học bạn lựa chọn quá dễ hoặc các bạn cố tình sắp xếp môn học ít đi để chơi nhiều hơn và quên mất công việc chính của mình là gì.
Khi ở Việt Nam, các phụ huynh nên “huấn luyện” các bạn khả năng tự học cũng như khả năng tìm hiểu bản thân nhiều hơn. Tại vì khi du học, các thầy cô không phải lúc nào cũng cận kề, uốn nắn như khi ở Việt Nam (có thầy cô dạy kèm, và kiểm tra điểm số trên lớp hằng ngày). Ở Mỹ, chỉ có một cuộc thi theo tuần/tháng, điểm số từ những cuộc thi này mang tính quyết định. Khi đấy, các bạn cần có khả năng tự học, độc lập bản thân cả về cuộc sống, việc học, việc chơi cũng vậy, các bạn sẽ phát triển bản thân và trưởng thành lên rất nhiều.”
“Môn kinh tế mà em học từ cấp 3 đó là môn học thuộc chương trình IB (chương trình Bằng Tú tài quốc tế). Khi học bằng này (IB) thì em được giảm bớt tín chỉ môn kinh tế khi lên đại học. Vì những lớp Kinh tế như Vĩ mô, Vi mô, những lớp căn bản này em không cần học trên đại học nữa vì nó đã có trong chương trình IB rồi.”
>> “Bức tranh” toàn cảnh về đời sống du học tại Windermere Prep sẽ được phác họa bởi cậu bạn Lincoln – một du học sinh từ năm lớp 10 trong podcast Chuyện du học số thứ 3. Nghe trọn vẹn podcast tại:
Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn
được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng
Bật mí quá trình trang bị hoạt động ngoại khóa của Lincoln để làm nổi bật hồ sơ du học
“Em nghĩ, đó cũng là một trong những quá trình em được dạy ở College Compass. Khi các bạn có những hoạt động mình đã làm rồi thì bạn sẽ thấy điểm chung là nó thể hiện tính cách gì của bạn. Ví dụ, (nét tính cách) của em là về giao tiếp, biện luận. Khi em viết một bài luận, College Compass đã chỉ dẫn em thể hiện tố chất bản thân, từ đấy em mới gắn kết các hoạt động lại với nhau và viết ra.”
Bề dày kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa giúp Lincoln có lợi thế gì?
“Theo em thấy, hoạt động ngoại khóa đóng góp ít nhất 50% quan trọng trong hồ sơ. Mặc dù điểm thi, các hồ sơ khác cũng quan trọng, nhưng với em hoạt động ngoại khóa rất quan trọng, vì nó là câu chuyện của bản thân mình, thể hiện tính cách và sở thích của mình. Có một số bạn tham gia rất nhiều hoạt động, nhưng cuối cùng các bạn ấy vẫn không biết mình thích gì, thì đấy là một lỗi lớn, gây phí thời gian, chỉ nhận lại những trải nghiệm mà không biết điều mình thích, muốn làm gì. Những hoạt động em tạo ra đều dựa trên sở thích của em và qua những hoạt động đấy em phát triển bản thân hơn và biết tại sao mình học ngành đấy và viết được những câu chuyện trong bài luận giới thiệu bản thân cũng như khi phỏng vấn với các giáo sư.”
Lincoln nói gì khi nói về bài luận du học?
“Nó giống như là mình đang vẽ một bức tranh về bản thân mình vậy. Lúc đầu mình chỉ vẽ những cái chính thì mình sẽ không thấy được hết. Sau đấy, khi phát hiện thiếu chỗ này, chỗ nọ mình mới thêm vào, chỉnh sửa, để hoàn thiện bức tranh hoàn hảo nhất.”
Nghe trọn vẹn “Chuyện du học” Podcast để khám phá những đặc điểm, hoạt động thú vị thường xuyên diễn ra tại Đại học USC. “Chuyện du học” đã có mặt trên: Spotify, Google Podcast,Anchor
Lincoln nói gì khi nói về nước Mỹ?
“Em muốn miêu tả nước Mỹ như một đất nước có rất nhiều cơ hội. Em có cái nhìn rất positive (tích cực) về nước Mỹ. Nước Mỹ là nơi em có thể phát triển bản thân một cách tự do mà không có sự ràng buộc nào hết. Khi qua đến đây, em mới thấy được sự đa dạng của nước Mỹ, kể cả về ngành học lẫn con người, em tiếp thu được nhiều thứ từ các nền văn hóa khác. Điều đó khiến em có một tầm nhìn “quốc tế” và bao quát hơn.
Theo trải nghiệm và quan sát cá nhân, Lincoln nhận thấy ngành nghề nào “hot” nhất tại Mỹ?
“Ngành kỹ sư công nghệ. Những ngành này hiện tại có rất nhiều bạn theo học nhưng các công ty bên Mỹ vẫn đang thiếu người làm trong các ngành này. Tại vì, để đạt được những vị trí này trong các công ty trên thì các bạn phải thật xuất sắc, gần như là biết mọi thứ về ngành đấy. […] Những ngành đấy kiếm được nhiều tiền và giúp các bạn cơ hội định cư.”
Vậy lời khuyên của Lincoln dành cho các bạn có dự định du học là gì?
“Lời khuyên chân thành nhất đó là ‘Đừng lười biếng nữa’, vì em cũng trải qua tuổi đó rồi. Em cũng tốn nhiều thời gian vào việc chơi game, có những lúc em chơi game hoặc ra ngoài đi chơi với các bạn rất nhiều. Nhưng mà việc nào ra việc nấy, ‘work hard, play hard’, mình phải đặt ra mục tiêu để đạt được điều mình muốn. Lúc em viết essay (bài luận) cho hồ sơ của em, em đã nghĩ: chỉ là essay thôi mà, viết những điều về bản thân nên chỉ cần viết phát là xong thôi. Cho đến khi gần deadline (hạn nộp hồ sơ) em mới tập trung hơn và chợt nhận ra những gì cần làm và phải làm cho xong. Em nghĩ nếu em có nhiều thời gian thì đã có thể phát triển bản thân nhiều hơn. Vì vậy mà, đừng lười nữa!”
—
Rất cảm ơn Lincoln đã trở thành khách mời tiếp theo của podcast Chuyện du học. Mang nhiều màu sắc vui tươi và cởi mở, podcast với Lincoln là cuộc trò chuyện đưa chúng ta đi từ trải nghiệm du học cấp 3 đến những kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ du học từ cậu bạn Lincoln. Và nếu bạn đang có ý định du học, hãy nhớ ‘Đừng slack nữa’!
“Chuyện du học” là kênh Podcast do chương trình College Compass của Everest Education thực hiện – nơi chia sẻ với bạn tất tần tật những kinh nghiệm liên quan đến quá trình chuẩn bị hồ sơ du học, chọn trường, viết luận, nộp học bổng…