Nâng Tầm Bài Luận Bằng Phương Pháp Viết S.O.A.R Độc Đáo | Chuyện Du Học 101

Để nộp đơn vào các trường Đại học, sẽ có rất nhiều việc em cần làm, như thi các kì thi chuẩn hóa, chuẩn bị bộ hồ sơ thể hiện bản sắc qua các hoạt động ngoại khóa, bài luận cá nhân và một kế hoạch rõ ràng. Thế nhưng, trong số đó, nhiều em học sinh thường đánh giá thấp việc viết các bài luận bổ sung, dẫn đến việc thiếu thời gian chuẩn bị, dù đây là một trong những phần khá quan trọng trong bộ hồ sơ ứng tuyển Đại học.

Các bài luận du học quan trọng đến mức nào? Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội Tư vấn Tuyển sinh Đại học Quốc gia năm 2019 của Mỹ, bài luận xếp thứ năm trong danh sách các yếu tố quan trọng trong quá trình tuyển sinh. Ngoài bài luận, các yếu tố quan trọng còn lại là: điểm trung bình GPA, điểm các bài thi chuẩn hóa, chương trình giảng dạy tại trường trung học và điểm SAT hoặc ACT.

Điểm số có thể nói lên năng lực học thuật của học sinh, nhưng không thể dựa vào đó để đánh giá tính cách của em học sinh đó. Vì lẽ đó, các bài luận ra đời. Bài luận cùng với thư giới thiệu và các hoạt động ngoại khóa chính là điểm sáng trong bộ hồ sơ du học và giúp em ghi điểm với hội đồng tuyển sinh. 

Trong bài viết này, Everest Education sẽ giới thiệu với các em mô hình viết luận mà chương trình College Compassvẫn thường dùng để hướng dẫn học sinh của mình: phương pháp SOAR. Dĩ nhiên, không có một công thức “kỳ diệu” nào là có thể cho ra ngay một bài luận hoàn hảo. Nhưng SOAR, phương pháp viết luận sắp được giới thiệu dưới đây, sẽ giúp em tư duy, tự “cấu trúc” lại các ý tưởng để em có thể kể về câu chuyện của mình một cách thuyết phục nhất.


Vậy, SOAR là gì?

Với học sinh của chương trình College Compass, chúng tôi luôn gợi mở các em kể câu chuyện của mình theo mô hình SOAR – một dàn bài giúp sắp xếp hợp lý diễn biến trong câu chuyện của các em. SOAR chia câu chuyện của em thành bốn phần – situation (tình huống), obstacles (những trở ngại), action (hành động), và results (bài học rút ra).

  • Situation – Tình huống
  • Obstacles – Những trở ngại
  • Action – Hành động
  • Result – Bài học rút ra

SOAR không chỉ giúp ích trong việc viết luận mà còn giúp em có câu trả lời cho các câu hỏi của hội đồng tuyển sinh khi phỏng vấn vì mô hình SOAR tối giản này giúp em có thể đưa ra câu trả lời tập trung vào trọng điểm hơn. Một dạng khác của SOAR là STAR – viết tắt từ Situation (tình huống), Tasks (nhiệm vụ), Action (hành động), và Results (bài học rút ra).

Áp dụng SOAR trong bài luận thực tế

1. “S”ituation – Tình huống

Working on essayĐây có thể được hiểu là lúc em kể về bối cảnh của câu chuyện. Để bắt đầu viết, em hãy nghĩ đến một vài ngữ cảnh và những khái quát ngắn gọn để kể về bối cảnh. Cần làm cho người đọc có được cảm giác xác thực về những khung cảnh một cách sống động nhưng lại rất ngắn gọn. Em đang kể lại câu chuyện và em hoàn toàn có thể biết chính xác người đọc sẽ là ai. Từ đó, em có thể xác định những chi tiết liên quan làm cho câu chuyện trở nên nổi bật và khiến người đọc quan tâm nhất.

Một đoạn mở đầu thu hút luôn nhận được sự chào đón từ người đọc. Hãy làm cho hội đồng tuyển sinh tò mò về câu chuyện của em từ những dòng đầu tiên.

Hãy xem qua đoạn bài viết ví dụ dưới đây:

“It was 6:00 AM on a brisk March morning in Hong Kong. For the past quarter in “Global Project Coordination,” I had been part of a team of eight industrial engineering graduate students from Stanford University and Hong Kong University of Science & Technology assessing the feasibility of a China-U.S.distribution network for hospitality supplies in a company-sponsored project.”

“Lúc này là 6:00 AM một buổi sáng tháng Ba tại Hồng Kông. Trong suốt 3 tháng vừa qua tham gia dự án “Global Project Coordination” (tạm dịch: Dự án Điều phối Toàn cầu), tôi nằm trong một nhóm gồm 8 cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật Công Nghiệp đến từ Đại học Stanford và Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông. Dự án do một công ty tài trợ nhằm đánh giá mức độ khả thi của hệ thống phân phối cung cấp các thiết bị khách sạn giữa Mỹ và Trung Quốc.”

2. “O”bstacles – Những trở ngại

Những khó khăn của em là gì, điều gì đã xảy ra trong bối cảnh nêu trên? Đây là phần để em chỉ ra những thách thức và khó khăn em cần vượt qua.

“Together, we formulated theoretical optimization models, created distribution schematics, and tested our assumptions through field interviews, all while collaborating across the Pacific. That March morning, our team would work face-to-face for the first time preparing a presentation to update our sponsor company. Having worked together to solve the combination of analytical, team management, and cultural challenges that arose over the past quarter, we had come to appreciate the value of fusing conceptual and experiential learning.”

“Cùng với nhau, chúng tôi đã xây dựng các mô hình tối ưu hóa lý thuyết, vẽ các biểu đồ phân phối, thực hiện các cuộc phỏng vấn thực địa để kiểm tra lại các giả thuyết của mình… tất cả đều được thực hiện bằng cách làm việc nhóm xuyên Thái Bình Dương. Buổi sáng tháng Ba hôm đó là lần đầu tiên nhóm của chúng tôi gặp nhau trực tiếp để cùng chuẩn bị bài thuyết trình cho công ty tài trợ. Khi phải cùng đối mặt nhiều vấn đề khác nhau về số liệu, về cách làm việc nhóm và vượt qua các thử thách văn hóa xảy ra trong suốt ba tháng vừa qua, chúng tôi càng thấm thía hơn giá trị của việc kết hợp giữa kiến thức và kinh nghiệm thực tế.”

3. “A”ction – Hành động thực tế

Working on essayHành động thực tế của em trước những trở ngại trên là gì? Đây chính là cơ hội để em tỏa sáng bằng cách viết về những việc thực tế em đã làm để đối phó với tình huống khó khăn hoặc bất kỳ trở ngại nào em đã phải đối mặt! Em nên giải thích cách em hành động như kế hoạch hành động thế nào, các bước cụ thể ra sao. Phát triển câu chuyện khi kết hợp giữa cách vượt qua khó khăn và kỹ năng cần thiết để làm được điều đó.

“Applying academic lessons to real problems has always exhilarated me. Despite the early hour, I felt keenly alert as I eagerly prepared for our work session. I shaped the rest of my Stanford education in a similar fashion. I sought to develop a well-rounded, rigorous foundation of theoretical and practical knowledge while learning leadership through contributions to the university community. […] Examining actual business dilemmas appealed to my results-driven personality, and I eagerly seized each opportunity to discuss with classmates various decisions protagonists should consider. Together, these economic and industrial engineering courses sowed in me the seeds of a vision to effect large-scale, social change through business.”

“Việc áp dụng các kiếm thức học thuật nhằm giải quyết các vấn đề thực tế luôn khiến tôi thích thú. Mặc dù phải bắt đầu từ rất sớm, nỗi háo hức chuẩn bị cho buổi làm việc chung đã giữ tôi hoàn hoàn tỉnh táo. Đó cũng là cách tôi đã dùng để định hình con đường học tập của mình trong suốt thời gian theo học tại Stanford. Tôi cố gắng xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc, toàn diện, chặt chẽ và thực tế, đồng thời phát triển kỹ năng lãnh đạo của mình thông qua các hoạt động cộng đồng tại trường đại học. […] Việc phân tích các vấn đề thực tế của doanh nghiệp đã khơi dậy phần tính cách luôn hướng về kết quả (results-driven) của tôi, và tôi đã háo hức tranh thủ mọi cơ hội để thảo luận với các bạn học trong lớp về nhiều hướng giải quyết vấn đề khác nhau mà các doanh nghiệp có thể cân nhắc. Những khóa học kinh tế và công nghiệp kỹ thuật này, một cách tự nhiên, đã gieo vào tôi những hạt giống ước mơ về một tầm nhìn có thể mang lại những tác động xã hội rộng lớn, thông qua con đường kinh doanh.”

Trong ví dụ này, tác giả không trực tiếp mô tả trở ngại cụ thể nào mà anh phải vượt qua. Tuy nhiên, tác giả đã sử dụng bối cảnh để nhìn lại chặng đường học tập của mình, kết nối với các giá trị của anh để chứng minh rằng anh phù hợp với trường Harvard.

Bài luận du học là căn cứ để hội đồng tuyển sinh nhìn nhận cách em tư duy và cách em nhìn thế giới như thế nào. Để bài luận trở nên đáng tin cậy, em cần bày tỏ quan điểm thống nhất và xuyên suốt giữa các phần. Dành ra thời gian để nghiên cứu đề luận, tìm ra điểm liên quan đến nét tính cách, phẩm chất của em, và sau đó chọn một góc nhìn cụ thể để viết. Em có thể hiểu là, mỗi khi muốn thể hiện một ý tưởng, em không chỉ đơn thuần kể lại mà còn phải bổ sung vào các chi tiết và ví dụ cụ thể để phát triển ý tưởng đó. Em có thể làm điều đó bằng cách đưa ra các ví dụ từ kinh nghiệm cá nhân và viết về những gì thực sự thúc đẩy em và cách em giữ vững niềm tin.

Mặt khác, em có thể tận dụng cơ hội này để nói về những quan điểm tích cực của mình. Lưu ý rằng, đây không phải là một bản lý lịch, đây là một bài luận. Để làm cho bài luận nổi bật, em hãy sử dụng các ví dụ hấp dẫn để minh họa cho luận điểm của em. Chúng tôi đặc biệt lưu ý học sinh nghiên cứu kỹ lưỡng về trường đại học đã đăng ký; sau đó, em hoàn toàn có thể biết được đặc điểm nào phù hợp với các giá trị của trường.

4. “R”esult – Bài học rút ra

Cuối cùng, phần quan trọng nhất là Result (Bài học rút ra). Trải nghiệm sẽ chẳng có gì đáng nói nếu nó không có bất kỳ tác động nào đến em. Quay trở lại bài học nhận được và mở rộng ý này, em có thể nói về cách những bài học trên tác động đến tổ chức, hội nhóm em tham gia và quan trọng nhất là đến bản thân như thế nào.

“Despite four brief years at Stanford, I capitalized on a spectrum of learning opportunities inside and outside the classroom and actively contributed to the campus community. Fusing theory and application, I approached each problem, case, and project like the dawn of a new day – eagerly.”

Tạm dịch: “Trong bốn năm ngắn ngủi tại Stanford, tôi đã tận dụng rất nhiều cơ hội học tập trong và ngoài lớp học và đóng góp tích cực cho cộng đồng trường. Không quên kết hợp giữa kiến thức và thực tế, tôi tiếp cận từng vấn đề, tình huống, từng dự án, với tâm thế vô cùng phấn khởi – như tâm trạng đón bình minh của một ngày mới đang bắt đầu.”

Chắc hẳn đến tận bây giờ, em vẫn đang cảm thấy thích thú về tình huống bắt đầu ngày mới vào lúc 6 giờ sáng ở trên. Cho những bạn chưa biết, tất cả các ví dụ được sử dụng trong bài viết này đều được lấy từ bài luận của ông Tony Ngo – Chủ tịch kiêm đồng sáng lập Everest Education – bài luận giúp Tony được nhận vào chương trình MBA tại Harvard Business School.

>>> Em cũng có thể tìm đọc trọn bộ bài viết "Những bài luận đã giúp tôi chinh phục thành công Harvard" do những nhà đồng sáng lập của Everest Education, Don và Tony, đánh giá thực tế từ các bài luận của họ.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Ai cũng có thể kể ra câu chuyện của riêng mình

Chúng tôi vẫn thường ví von chuyện ứng tuyển đại học cũng giống như em chuẩn bị hồ sơ “hẹn hò”. “Đối tượng” của em sẽ dần dần quan tâm đến em khi em thể hiện cho “họ” thấy rằng em cũng đang thực sự quan tâm đến “họ”. Chính vì thế, các bài luận là một phần không thể thiếu trong quá trình tuyển sinh. Đây chính là cơ hội để em “bày tỏ” điểm gì ở “họ” – trường đại học mơ ước – lại thu hút em đến thế và em sẽ phấn khởi ra sao nếu nhận được cái “đồng ý” từ trường.

Dù thế nào đi nữa, chìa khóa duy nhất để chinh phục hội đồng tuyển sinh đó chính là cách em trở nên thật nổi bật giữa vô số hồ sơ ứng tuyển ngoài kia. Dĩ nhiên, những bài luận “đại trà”, thiếu sức hút khó lòng giúp em đạt được điều đó. Và nếu em đang bắt đầu hành trình du học của mình, đang tìm kiếm sự hỗ trợ, nhất là đang phải loay hoay viết luận, hãy để đội ngũ định hướng du học của chúng tôi giúp em tìm ra “chân lý” khi đặt bút viết bất kỳ bài luận nào!

Tại các lớp học của College Compasschúng tôi tin rằng mỗi người đều có một câu chuyện hay ho để kể. Chúng tôi trang bị cho học viên nhiều kỹ thuật và bài tập hữu ích để giúp các em có cái nhìn bao quát hơn về toàn bộ hành trình du học này, nhận ra các giá trị cá nhân và lựa chọn được câu chuyện độc đáo để đưa vào bài luận và khiến nó trở nên độc nhất!

 

College Compass là chương trình định hướng du học của Everest Education, hỗ trợ các bạn học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 ứng tuyển vào các trường đại học danh tiếng thế giới.

Học sinh College Compass đã được nhận vào nhiều trường đại học cạnh tranh hàng đầu thế giới, như Harvard, Stanford, Cornell, Duke, Williams, Amherst… Đồng hành cùng bạn từ bước chọn trường, thi chuẩn hóa, cố vấn hoạt động ngoại khóa, viết luận, nộp học bổng…

Đồng hành cùng bạn từ bước chọn trường, thi chuẩn hóa, cố vấn hoạt động ngoại khóa, viết luận, nộp học bổng… College Compass có những khóa học thiết kế riêng phù hợp với độ tuổi và nhu cầu riêng của mỗi học sinh. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào College Compass với lộ trình toàn diện, giúp bạn vào được trường đại học tốt nhất, phù hợp nhất với sở thích, năng lực, và định hướng tương lai của mình.

>>> Tìm hiểu chương trình College Compass

Join our free webinar:

college compass webinar

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí