Bài luận hay - Đỗ ngay Harvard | Phần 1: bài luận về trải nghiệm

Những bài luận giúp tôi thành công chinh phục Harvard – được viết bởi Tony Ngo, Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh từ trường Kinh doanh, hiện đang là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Everest Education.

Trong suốt những năm qua, Everest đã dẫn dắt và hỗ trợ rất nhiều em học sinh được nhận vào các trường đại học danh tiếng và giành được nhiều suất học bổng lớn. Bài luận du học là một yếu tố vô cùng quan trọng để có được thành công đó. Đây cũng là lí do vì sao chúng tôi luôn khuyến khích các em học sinh của mình chia sẻ bài luận cho chúng tôi, thậm chí là cho cả bạn bè nữa.  

Và hôm nay, những sáng lập viên của College Compass, ông Tony Ngô và Don Lê, sẽ thực hiện một chuỗi video vô cùng đặc biệt, cũng như hết sức cá nhân: chuỗi video nhận xét về các bài luận được viết bởi chính Don và Tony, những bài luận đã đưa Don và Tony đến Stanford và Harvard. 

Trong chuỗi video này, Don và Tony sẽ trực tiếp chia sẻ bài luận của mình, sử dụng các phương pháp đã dạy cho học sinh để nhận xét, chỉ ra các điểm tốt và những điểm cần khắc phục. Chúng tôi hy vọng những nhận xét chi tiết này có thể giúp các em hiểu hơn về quá trình viết luận, tự mình viết nên những bài luận xuất sắc chinh phục các nhà tuyển sinh.

Video đầu tiên nhận xét về bài luận Tony đã viết gửi cho Trường Kinh Doanh Stanford, trả lời cho câu hỏi của trường về kinh nghiệm học thuật trong quá khứ. 

 📮 Nếu em cũng muốn bài luận của mình được các chuyên gia đến từ Everest nhận xét, đừng ngần ngại gửi bài luận cho chúng tôi tại info@e2.com.vn

 📺 Cuối cùng, đừng quên theo dõi kênh Youtube của E2 để được cập nhật những nội dung tương tự: https://www.youtube.com/user/E2EverestEducation


Nội dung video

Don: Xin chào, tên tôi là Don và tôi tốt nghiệp từ Đại học Stanford.

Tony: Tên tôi là Tony. Tôi tốt nghiệp từ Đại học Harvard và Stanford.

Don: Chúng tôi là sáng lập viên của Trung tâm Everest Education.

Tony: Trong suốt những năm qua, chúng tôi đã giúp đỡ rất nhiều em học sinh có thể vào được trường đại học mà các em mong muốn. Và một trong những phần quan trọng nhất đó là viết luận. Ngày hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ với các em một điều hết sức cá nhân – những bài luận được viết bởi chính chúng tôi, đã giúp chúng tôi thành công chinh phục Harvard và Stanford.

Tôi và Don đã suy nghĩ rất lâu về việc này. Chúng tôi không chắc liệu có nên chia sẻ bài luận du học của mình hay không, bởi vì nó là một thứ khá riêng tư, nơi chúng tôi trình bày những mong muốn, hy vọng, nỗi sợ hãi và cả những thất bại của mình. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã yêu cầu các em học sinh của mình làm điều tương tự, thậm chí là yêu cầu các em phải chia sẻ bài luận của mình cho các bạn khác. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định mạnh dạn chia sẻ những bài luận của chính mình đến với các em học sinh.

Don: Đúng vậy, bản thân tôi thực ra chưa từng đọc lại bài luận của mình kể từ khi tôi 18 tuổi, đã hoàn tất quá trình nộp đơn vào các trường đại học. Đó thật sự là một khoảng thời gian dài. Vì thế, tôi cảm thấy khá thú vị khi có cơ hội đọc lại những gì mình viết hồi đó và nhớ lại cách suy nghĩ của bản thân về thế giới những năm tháng đó.

Don: Hy vọng các em sẽ thích video này!

Tony: Nào, chúng ta bắt đầu ngay bây giờ nhé. Đây là bài luận của Tony nộp cho trường Kinh Doanh Harvard, trả lời cho câu hỏi về những trải nghiệm học thuật có được khi học đại học . Tôi sẽ đọc to từng đoạn, sau đó tôi và Don sẽ cùng thảo luận xem có những bài học gì rút ra được. Và đây, câu hỏi là:

Bạn mong muốn chia sẻ điều gì với Ban tuyển sinh MBA về trải nghiệm học tập của mình trong những năm đại học? 

Tôi nghĩ bài luận này có thể hữu ích, không chỉ với những em học sinh đang người nộp đơn du học sau đại học, mà cả với những ai nộp đơn vào chương trình Đại học nữa. Bởi lẽ thông qua bài luận này, các em sẽ muốn thể hiện tính cách của bản thân, những thành tích cũng như trải nghiệm học tập của mình. Cho dù là đang học trung học hay đại học, tôi tin rằng các em đều có thể tìm thấy những bài học, ví dụ thực sự phù hợp với mình qua bài luận này. Chúng tôi sẽ đọc qua và cùng nhận xét từng đoạn.

“Lúc này là 6:00 AM một buổi sáng tháng Ba tại Hồng Kông. Trong suốt 3 tháng vừa qua tham gia dự án “Global Project Coordination” (tạm dịch: Dự án Điều phối Toàn cầu), tôi nằm trong một nhóm gồm 8 cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật Công Nghiệp đến từ Đại học Stanford và Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông. Dự án do một công ty tài trợ nhằm đánh giá mức độ khả thi của hệ thống phân phối cung cấp các thiết bị khách sạn giữa Mỹ và Trung Quốc. Cùng với nhau, chúng tôi đã xây dựng các mô hình tối ưu hóa lý thuyết, vẽ các biểu đồ phân phối, thực hiện các cuộc phỏng vấn thực địa để kiểm tra lại các giả thuyết của mình… tất cả đều được thực hiện bằng cách làm việc nhóm xuyên Thái Bình Dương. Buổi sáng tháng Ba hôm đó là lần đầu tiên nhóm của chúng tôi gặp nhau trực tiếp để cùng chuẩn bị bài thuyết trình cho công ty tài trợ. Khi phải cùng đối mặt nhiều vấn đề khác nhau về số liệu, về cách làm việc nhóm và vượt qua các thử thách văn hóa xảy ra trong suốt ba tháng vừa qua, chúng tôi càng thấm thía hơn giá trị của việc kết hợp giữa kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Việc áp dụng các kiếm thức học thuật nhằm giải quyết các vấn đề thực tế luôn khiến tôi thích thú. Mặc dù phải bắt đầu từ rất sớm, nỗi háo hức chuẩn bị cho buổi làm việc chung đã giữ tôi hoàn hoàn tỉnh táo.”

Don: Tony, nếu tôi hiểu đúng, điều Tony đang làm ở đây là dẫn người đọc vào trải nghiệm buổi sáng hôm ấy, đúng không? Tôi nghĩ một trong những cách mở bài rất hiệu quả mà chúng ta thường thấy khi bắt đầu câu chuyện, là mở đầu bằng một bối cảnh cụ thể đã diễn ra trong thực tế. Tại sao Tony lại quyết định viết theo hướng này?

Tony: Đúng vậy, Tony cho rằng đó là một cách mở bài tuyệt vời. Tony nghĩ sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta mở bài ngay bằng một bối cảnh thật cụ thể nào đó, khi mà những cảm xúc mạnh mẽ nhất xuất hiện. Tony vẫn còn nhớ cảm giác khi thực hiện dự án đó trong suốt một thời gian dài. Cảm giác đó cũng xuất hiện vào 6 giờ sáng hôm đó khi Tony thức dậy ở Hồng Kông, Tony nhớ rõ tâm trạng phấn khởi của mình về dự án sắp được thực hiện. Tony nghĩ rằng, hầu hết chúng ta có thói quen bắt đầu câu chuyện ngay từ phần đầu, nhưng đối với một người đọc, đặc biệt là những nhà tuyển sinh thường nhìn ngay vào phần chính của bài luận, phần đầu đó có hơi thừa thãi. Cũng như khi liên hệ về những bộ phim hay, chúng ta sẽ thường nghĩ ngay đến một cảnh hành động ấn tượng nào đó. Tony cũng muốn làm điều tương tự đối với bài luận của mình. Mặc dù đây không hẳn là một pha “hành động”, Tony cũng đã cố gắng khiến nó trở nên thú vị hơn bằng cách dẫn người đọc vào trải nghiệm của chính mình.

Don: Tôi hiểu rồi! Một điều tôi nhận thấy là sau khi nói về buổi sáng hôm ấy, Tony còn nói kể thêm về chi tiết về những việc mình đang làm. Tony có thể chia sẻ thêm về câu chuyện đó không?

Tony: Yeah, Tony nghĩ điều quan trọng nhất khi viết luận là làm sao đảm bảo người đọc hiểu được câu chuyện của chúng ta là gì, tại sao lại quan trọng với chúng ta, như một bối cảnh chung của bất kì tình huống nào. Ngay cả khi Tony nhảy vào ngay từ giữa nội dung câu chuyện, Tony cũng đã lùi lại để cùng cho người đọc hiểu rằng, “hey, trong suốt ba tháng qua tôi đã tham gia vào một dự án hợp tác, tôi nằm trong một nhóm sinh viên đến từ đại học Harvard và đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông”. Chúng tôi đã cùng nhau làm việc và phân tích vấn đề theo nhiều hướng khác nhau… Những thông tin chi tiết đó không thực sự quá nổi bật, nhưng lại cần thiết để đưa ra một số thông tin thể hiện rằng mình đã làm gì, đóng góp ra sao cho dự án đó, vấn đề đó. Cuối cùng, Tony cố gắng hướng nội dung sao cho có thể thêm vào những thông tin ngoài lề, và quay trở lại nội dung chính, bối cảnh chính của câu chuyện bằng hai câu cuối đoạn:

“Việc áp dụng các kiếm thức học thuật nhằm giải quyết các vấn đề thực tế luôn khiến tôi thích thú. Mặc dù phải bắt đầu từ rất sớm, nỗi háo hức chuẩn bị cho buổi làm việc chung đã giữ tôi hoàn hoàn tỉnh táo.”

Chúng tôi thường dặn các em học sinh hãy thể hiện qua ví dụ, đừng chỉ nói suông. Thay vì nói “Tôi đã làm việc rất chăm chỉ và tôi thực sự có động lực”, hãy cố gắng thể hiện điều đó bằng những trải nghiệm thực tế và tóm tắt chúng ở cuối bài. Trong đoạn văn tiếp theo, Tony đã cố gắng vận dụng điều đó đó:

“Đó cũng là cách tôi đã dùng để định hình con đường học tập của mình trong suốt thời gian theo học tại Stanford. Tôi cố gắng xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc, toàn diện, chặt chẽ và thực tế, đồng thời phát triển kỹ năng lãnh đạo của mình thông qua các hoạt động cộng đồng tại trường đại học.”

Đây là đoạn văn tóm tắt nhằm định vị thương hiệu bản thân của cá nhân Tony về kinh nghiệm học tập. Tony chứng tỏ mình là một sinh viên toàn diện, luôn kết hợp kiến thức với kinh nghiệm thực tế và luôn cố gắng áp dụng những bài học về kỹ năng lãnh đạo của mình cho các hoạt động cộng đồng. Vậy nên, đoạn văn thứ hai là đoạn Tony dùng để định vị thương hiệu cá nhân của mình.

Don: Tony có thể giải thích rõ hơn định vị thương hiệu cá nhân nghĩa là gì không?

 

Tony: Tony nghĩ điều quan trọng đối với tất cả các học sinh là phải có một định hướng rất rõ ràng về điều các em muốn truyền đạt cho bất cứ ai đọc bài luận của mình. Các em chỉ có một vài phút để thu hút sự chú ý của họ. Vậy nên bài luận phải cực kỳ rõ ràng, mạch lạc về việc em là ai và có gì nổi bật so với các thí sinh khác. Được rồi, đoạn tiếp theo…

“Tôi nghiên cứu Lý thuyết Kinh tế để hiểu được cách các hệ thống và cơ chế khuyến khích ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như thế nào. Bên cạnh Kinh tế vi mô và vĩ mô, tôi cũng khám phá thêm nhiều lĩnh vực khác, bao gồm Kinh tế học sức khỏe (economics of health care), Kinh tế phát triển (developmental economics), và các quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital investment). Cùng với đó, chương trình cử nhân ngành Kỹ thuật Công nghiệp đã trang bị cho tôi những kiến thức về mô hình, các khung phân tích số liệu thực tế. Những lớp học như “Strategy in Technology-Based Companies” (tạm dịch: Chiến lược của các Công ty Công nghệ) đã tạo cơ hội cho tôi được tiếp xúc với rất nhiều tình huống thực tế. Việc phân tích các vấn đề thực tế của doanh nghiệp đã khơi dậy phần tính cách luôn hướng về kết quả (results-driven) của tôi, và tôi đã háo hức tranh thủ mọi cơ hội để thảo luận với các bạn học trong lớp về nhiều hướng giải quyết vấn đề khác nhau mà các doanh nghiệp có thể cân nhắc. Những khóa học kinh tế và công nghiệp kỹ thuật này, một cách tự nhiên, đã gieo vào tôi những hạt giống ước mơ về một tầm nhìn có thể mang lại những tác động xã hội rộng lớn, thông qua con đường kinh doanh.” 

Don: Tony có thể giải thích mục đích của đoạn này không? Tony vừa giới thiệu về bản thân mình như một sinh viên, vậy mục đích của đoạn này là gì?

Tony: Trong đoạn này, Tony giải thích chi tiết hơn về những gì mình đã học, nhưng quan trọng hơn, Tony cố gắng chỉ ra những kiến thức này liên hệ đến bản thân mình như thế nào. Tại sao Tony lại muốn học thêm về những lĩnh vực này, hay việc Tony đã học và ứng dụng những kiến thức này như thế nào? Tony đã từng nói mình không phải một người quá lý thuyết. Đặc biệt, đối với những trường kinh doanh, họ coi trọng những người “dám làm” thực sự, những người biết nắm bắt lý thuyết và áp dụng nó hiệu quả trong lớp học. Vì vậy, Tony đã cố gắng nhấn mạnh điều đó ở đây, qua đó chứng tỏ tại sao mình thích hợp theo học chương trình kinh doanh của Harvard. Điều này đã được nhấn mạnh ở phần nói về các cuộc thảo luận về nhiều tình huống kinh doanh cũng như tình huống điều hành doanh nghiệp, và việc Tony thường xuyên chủ động trao đổi với bạn bè những chủ đề này như thế nào.

Don: Điều đó thực sự rất thú vị. Tôi nghĩ với nhiều sinh viên, đặc biệt là những em học sinh chuẩn bị du học đại học, đang chuẩn bị hồ sơ nộp vào nhiều trường khác nhau. Các em viết thật nhiều bài luận, thật nhiều lần, những bài luận chung chung để có thể nộp đi thật nhiều trường. Tony có nghĩ đó là một chiến lược hiệu quả không? Bởi ở đây, trong trường hợp này, Tony rõ ràng đã cho thấy rằng bài luận này chỉ đặc biệt phù hợp để nộp vào Harvard. Và việc viết từng bài luận như vậy sẽ mất nhiều thời gian hơn, Tony có thể chia sẻ một chút về vấn đề này không?

Tony: Đúng vậy, đây là một câu hỏi hay. Tony nghĩ, mặc dù các em có viết những bài luận chung chung để có thể nộp vào nhiều trường khác nhau, thì bất cứ khi nào có thể, hãy cố gắng chỉnh sửa lại sao cho phù hợp. Ngôi trường em nhắm tới nổi tiếng về điều gì, hay có những ngành học nào nổi trội? Sau đó, sử dụng những ví dụ thực tế của bản thân em để liên hệ sao cho phù hợp. Ví dụ như đối với trường Kinh doanh Harvard, là một ngôi trường nổi tiếng với phương pháp dạy học qua những tình huống thực tế. Hầu như không có việc ngồi nghe giảng bài, sinh viên hoàn toàn học hỏi dựa trên những cuộc thảo luận và tranh luận với nhau. Do vậy, ở đây Tony nhấn mạnh những kỹ năng tương tự mình đã xây dựng được khi học tại Stanford. Cuối cùng, Tony kết đoạn qua câu cuối:

“Những khóa học kinh tế và công nghiệp kỹ thuật này, một cách tự nhiên, đã gieo vào tôi những hạt giống ước mơ về một tầm nhìn có thể mang lại những tác động xã hội rộng lớn, thông qua con đường kinh doanh.” 

Ở đây, Tony lại một lần nữa nhấn mạnh về nền tảng học thuật của mình và cố gắng liên hệ nó ngược lại với định vị giá trị của bản thân. Một lần nữa, Tony chứng tỏ mình là người luôn cố gắng kết hợp giữa lý thuyết và kinh nghiệm thực tế, và áp dụng kiến thức của mình đối với các hoạt động cộng đồng. Tony cũng cố gắng mở rộng thêm để chứng tỏ bản thân mình có nhiều hoài bão, và thực sự muốn tạo ra những ảnh hưởng tích cực, to lớn cho xã hội bằng con đường kinh doanh. Điều này cũng phù hợp với sứ mệnh của trường Kinh doanh Harvard, mong muốn đào tạo những nhà lãnh đạo có thể thay đổi thế giới. Vậy nên một lần nữa bài luận cá nhân của Tony chứng tỏ bản thân Tony chính là ứng viên phù hợp mà trường đang tìm kiếm. Một lần nữa, khi các em nghiên cứu về trường mà mình muốn nộp hồ sơ, hãy tìm hiểu về sứ mệnh, tầm nhìn của trường, có những điều gì đặc biệt về những ngành học ở đây. Tiếp theo, đoạn văn kế cuối:

“Tôi bổ sung cho kiến thức học thuật của mình bằng những trải nghiệm lãnh đạo thực tế. Là sinh viên năm thứ hai được chọn tham gia vào Stanford Consulting, một tổ chức sinh viên phi lợi nhuận, tôi đã vận dụng những kiến thực học thuật mình có được ở lớp để tư vấn giải pháp tiếp thị cho một số công ty tại Thung Lũng Silicon. Với cương vị là chủ tịch của Lambda Phi Epsilon, tôi cũng đã vận dụng thành công những bài học đã học được từ các lớp học về Hành vi tổ chức (organizational behavior) để xây dựng được sự đồng thuận lớn trong các phiên đấu giá vì cộng đồng và gây quỹ khám chữa bệnh bạch cầu.”

Don: Okay, Tony có thể giải thích cụ thể hơn một chút, dường như những đoạn ở trên là nói về trải nghiệm học thuật, còn đoạn này Tony đang nói về kinh nghiệm tham gia các hoạt động xã hội của mình?

Tony: Đây là một trong những phần khá khó khăn với Tony để cân bằng giữa cả hai, làm thế nào để kể về các kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa của mình sao cho ý nghĩa? Không chỉ đơn giản là liệt kê ra mọi hoạt động cần làm, bởi những điều này đều đã có trong hồ sơ lý lịch cả rồi. Nên một lần nữa, Tony nghĩ bí quyết ở đây là viết nó sao cho có thể liên hệ được với giá trị bản thân của mình. Vậy nên, câu đầu tiên Tony nhấn mạnh về nguyên nhân:

“Tôi bổ sung cho kiến thức học thuật của mình bằng những trải nghiệm lãnh đạo thực tế.”   

Đây là những hoạt động ngoại khóa mà Tony đã làm. Don cũng từng tham gia Stanford đúng không? Chúng ta đã có những năm tháng tuyệt vời tại đó. Một trong những điều quan trọng mà Tony muốn nhấn mạnh, đó là khả năng áp dụng được những lý thuyết đã học ở giảng đường vào những hoạt động thực tế của doanh nghiệp, và có thể tư vấn chiến lược cho họ. Kinh nghiệm hoạt động ngoại khoá của Tony cũng được thể hiện qua thời gian tham gia hội học sinh, Tony đã từng là chủ tịch hội sinh viên khi học đại học. Khoảng thời gian tại đó không chỉ đơn giản là được tận hưởng các hoạt động ngoại khoá, mà dần dần, còn dạy Tony nhiều điều về hành vi tổ chức (organizational behaviour), bài học lãnh đạo mà Tony đã sử dụng, cố gắng tiếp thu và áp dụng vào nhiều hoạt động sau đó mà chúng tôi đã tổ chức. Và lưu ý, Tony không kể quá chi tiết về những hoạt động này. Thứ nhất, bởi vì số lượng từ ngữ giới hạn không cho phép, bên cạnh đó, những thông này cũng không thực sự cần thiết để củng cố nội dung chính của bài luận. Câu hỏi này không thực sự hỏi về kinh nghiệm hoạt động ngoại khoá, mà chú trọng hơn đến trải nghiệm học thuật. Do đó Tony chỉ nhắc lướt qua để làm nổi bật ý chính về trải nghiệm học thuật nói chung.

Đến phần cuối cùng, Tony kết lại một cách rất đơn giản thường thấy. Đoạn cuối chủ yếu mô tả bản thân Tony đã cố gắng nắm bắt mọi cơ hội mình có được như thế nào, và đã cố gắng đóng góp cho cộng đồng ra sao. Tony cố gắng dùng một câu để dẫn về lại tinh thần ban đầu của câu chuyện, về khoảnh khắc Tony thức dậy lúc 6 giờ sáng tại Hồng Kông. Không phải bằng cách kể lại thật rõ ràng, mà Tony chỉ kết lại một câu như thế này:

“Không quên kết hợp giữa kiến thức và thực tế, tôi tiếp cận từng vấn đề, tình huống, từng dự án, với tâm thế vô cùng phấn khởi – như tâm trạng đón bình minh của một ngày mới đang bắt đầu.”

Đây cũng chính là tâm trạng Tony đã có ngay từ đầu bài luận, bắt đầu lúc 6 giờ sáng ngày hôm đó.

Don: Vậy Tony đã chọn cách nhấn mạnh những thành tựu lớn trong quá trình học tập của mình. Với một số học sinh, các em sẽ chọn một vài trải nghiệm chính và kể thật chi tiết về chúng. Tony nghĩ rằng cách viết nào sẽ tốt hơn đối với một số trường hợp cụ thể nào không?

Tony: Tony nghĩ điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào mỗi người, vào những gì các em muốn thể hiện trong bài luận định vị bản thân mình. Tony cho rằng cả hai chiến lược đều tốt, miễn là các em có đủ nội dung để đưa vào bài luận. Trong trường hợp của mình, bởi vì trường Kinh doanh Harvard cung cấp những chương trình quản lý chung, Tony nghĩ sẽ tốt hơn nếu Tony sắp xếp những ý tưởng và thể hiện rằng mình có thể trình bày mạch lạc về nhiều trải nghiệm và gắn kết chúng lại với nhau. Nói là vậy, nhưng nếu như Tony sử dụng bài luận này để ứng tuyển vào những chương trình giáo dục khai phóng (liberal arts), hay để thể hiện được sự ham học hỏi của bản thân, luôn cố gắng tìm tòi trong một lĩnh vực nào đó… thì Tony tin rằng bài viết này đều đã thể hiện được những điều đó. Viết theo cách này hay cách khác đều hoàn toàn do bản thân mỗi người tự lựa chọn.

Don: Khi đọc lại bài luận này, hẳn là rất nhiều năm đã trôi qua kể từ khi Tony nộp đơn vào trường Kinh doanh Harvard, hồi năm 2005-2006, đúng không Tony?

Tony: Đúng vậy.

Don: Đọc lại bài luận ở thời điểm hiện tại, sau khi đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với các em học sinh, có điều gì Tony muốn thay đổi không? Hay cảm thấy “nó đã đủ tốt rồi”?

Tony: Tony đã sửa bài luận này rất nhiều lần rồi. Tony đã nhờ 2,3 người có nhiều kinh nghiệm cho Tony nhận xét chi tiết cho nhiều bản viết nháp khác nhau. Những người này đã giúp Tony có thể sắp xếp bố cục bài luận hợp lý hơn, cũng như thể hiện các ý rõ ràng hơn.Có những điều Tony đã không nhận ra, như tầm quan trọng của việc định vị thương hiệu bản thân như thế nào, trong những bản nháp đầu tiên. Một trong những lời khuyên mà Tony đã nhận được là, “Hey, tôi hiểu về những dự án mà bạn đã và đang làm rồi, nhưng tôi thực sự vẫn chưa thấy được hình ảnh của bản thân bạn qua những công việc này? Còn về lối viết, những cụm từ và ví dụ mà Tony đã chọn đưa vào bài viết, Tony không nghĩ là mình sẽ thay đổi nhiều nếu viết lại. Tony đã từng viết nháp 20 đến 30 lần trong suốt 6 tháng trời rồi, nên Tony thực sự cảm thấy khá hài lòng với bài luận này.

Don: Okay, tuyệt vời!

Tony: Cảm ơn các em đã theo dõi đến tận đây. Chúng tôi hy vọng chuỗi video đánh giá chi tiết này sẽ hữu ích đối với các em. Nếu các em thấy nội dung này hữu ích, đừng quên ủng hộ chúng tôi bằng cách like, chia sẻ và đăng ký theo dõi chúng tôi. Chúng tôi sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nữa. Nếu các em có bất cứ câu hỏi, bình luận, hay chủ đề nào muốn chúng tôi trả lời, đừng ngại chia sẻ với chúng tôi.

Don: Bên cạnh đó, một trong những việc mà chúng tôi có thể làm là thực hiện phần đánh giá bài luận tương tự cho các em. Nếu không ngại chia sẻ công khai bài luận của mình, hãy gửi nó cho chúng tôi! Gửi cho chúng tôi bản sao chép bài luận của chính các em qua mail bên dưới, chúng tôi sẽ nhận xét thật chi tiết cho các em.

Tony: Xin cảm ơn các em!

📮 Gửi bài luận cho chúng tôi tại info@e2.com.vn

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí