Dạy trẻ Phonics – Con sớm biết đọc tiếng Anh trôi chảy

Nếu như bạn đã từng, hay đang có con học tiếng Anh ở độ tuổi tiểu học, bạn hẳn đã từng nghe đâu đó khái niệm “Phonics”. Phonics là phương pháp dạy trẻ đọc và viết tiếng Anh vô cùng hiệu quả, đặc biệt là đối với trẻ em đang ở giai đoạn học đọc đầu tiên. Dưới đây là những điều phụ huynh nên biết về Phonics, con được dạy Phonics như thế nào, và cha mẹ làm gì ở nhà để con học Phonics tốt hơn: 

Flashcards miễn phí dành cho cha mẹ

Để hỗ trợ quá trình học đọc của trẻ, Everest đã tổng hợp một bộ flashcard gồm 26 chữ cái cơ bản để cha mẹ có thể luyện tập cùng con ở nhà. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc dạy Phonics cho trẻ, bộ flashcard này sẽ là một bước khởi đầu đơn giản và hiệu quả nhất.


Vậy Phonics là gì?

Phonics (tạm dịch: ngữ âm) là phương pháp ghép âm của các chữ cái để đọc thành từ – đơn giản là vậy, mà cũng phức tạp là vậy. Nói nôm na, Phonics chính là bước chuyển tiếp từ việc nói sang việc đọc và viết. Phonics giúp trẻ khi bắt đầu học đọc nhận ra được các âm trong từ ngữ để có thể phát âm một cách chính xác. Ví dụ, con sẽ biết rằng chữ D được phát âm là /d-/ như “doll”, và tiếp tục áp dụng cách phát âm đó để đọc các chữ tương tự như “dog”.

Vì sao trẻ cần học Phonics?

Nắm vững Phonics có thể giúp trẻ phát âm chuẩn bất kỳ từ nào, kể cả những từ các em chưa từng học. Nếu được dạy đọc bằng cách ghi nhớ mặt chữ, con có thể biết đọc từ đó nếu nhìn thấy lại chúng. Tuy nhiên, nếu con gặp phải một từ mình chưa từng biết, con sẽ không có kĩ năng để “giải mã” cách phát âm của từ đó vì con không biết cách phát âm của các chữ cấu thành. Đó cũng là lí do tại sao Phonics lại quan trọng.

Dạy trẻ Phonics giúp con nắm vững kĩ năng đọc, không chỉ qua việc phát âm chính xác từng từ, mà quan trọng hơn, con sẽ biết cách phân tích và phát âm đúng khi khám phá ra một từ mới.

Sau một thời gian, khi đã làm quen và ghi nhớ được toàn bộ ngữ âm, con tự nhiên sẽ đọc trôi chảy mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào.

Khi học tập trở thành niềm vui vô hạn

được nuôi lớn cùng thầy cô và bạn bè chung chí hướng

Phương pháp dạy con phonics ngay tại nhà

Là cha mẹ, chúng ta có thể không hiểu rõ ở trường học dạy con Phonics như thế nào, hay thậm chí hoàn toàn “mù tịt” về những phương pháp giảng dạy Phonics. Dù vậy, có rất nhiều hoạt động đơn giản mà cha mẹ hoàn toàn có thể làm để cùng con ôn tập Phonics mỗi ngày.

#1. Học chữ cái và ngữ âm qua Flashcards (flashcard: những tấm thẻ chứa chữ cái, hình ảnh, con số, hình minh họa … được sử dụng trong việc dạy và học, giúp hỗ trợ việc ghi nhớ thông tin)

  • Tìm mua hoặc tự in các tấm thẻ chứa bảng chữ cái.  Sử dụng những tấm thẻ viết 26 chữ cái tiếng Anh (có thể viết hoa, viết thường hay cả hai) để giúp trẻ tập ghi nhớ mặt chữ cũng như cách phát âm từng chữ cái. Bạn có thể tự làm những tấm thẻ này ở nhà (và rủ con cùng làm chẳng hạn). Chọn những tấm thẻ màu và vẽ bằng bút lông để trông bắt mắt hơn. Viết chữ cái lên một mặt, và cách phát âm lên mặt còn lại
    (hoặc, bạn cũng có thể tải bộ flashcard của Everest miễn phí ở đầu bài viết).

  • Xáo những tấm thẻ và chọn ngẫu nhiên một tấm.  Hỏi con tên của từng chữ cái, sau đó, hãy đố con phát âm của từng chữ.
    (*) Mẹo nhỏ: Đối với tiếng Anh, một số từ có thể có nhiều hơn một cách phát âm, bạn cũng có thể gợi ý để trẻ tự mình phát hiện ra những cách phát âm này. Ví dụ: “Con nói đúng, chữ “c” sẽ đọc là /kuh/ trong từ “cat”, thế nhưng trong từ “circle” /ˈsərk(ə)l/ thì đọc là gì nhỉ?”
  • Tăng độ khó bằng việc thêm các tấm thẻ có chứa chữ ghép.  Khi con đã nhận biết và đọc được hết các chữ cơ bản, con có thể học qua chữ ghép – khi các cặp chữ cái kết hợp cùng nhau để tạo nên một âm. Bạn có thể dùng flashcard để dạy con các chữ ghép cơ bản, như các cặp nguyên âm: /ea/, /ee/, /oa/, /ai/.. hay các cặp phụ âm: /sh/, /ch/, /th/, và /wh/.

#2. Kết hợp ngữ âm với những tấm thẻ chứa hình ảnh

  • Xác định những hình ảnh và ngữ âm có liên quan với nhau.  Hình ảnh phải có cách đọc bắt đầu bằng những chữ cái có âm đơn giản mà trẻ đã học. Hãy làm một bộ thẻ có chứa ít nhất một hình ảnh tương ứng với mỗi chữ cái trong bảng chữ cái. Với những chữ cái bắt đầu thông dụng, hãy chọn ra nhiều hình ảnh tương ứng hơn. Nên chọn những hình ảnh đơn giản mà trẻ có thể dễ dàng nhận biết. Ví dụ, hình một chú rùa sẽ dễ hiểu hơn là hình ảnh trừu tượng như một chiếc hộp dụng cụ hay hình ảnh “hóc búa” như chiếc kèn trombone.
    – Provide multiple picture cards for more common word-starting letters.
    – Make sure they are images that a child will easily recognize.  For instance, a turtle is a better choice than a trombone or toolbox.

  • Bắt đầu luyện tập với một nhóm nhiều hình ảnh khác nhau.  Chọn ra hai hay ba phụ âm đầu có cách đọc khác nhau và những hình ảnh minh hoạ cho 3 chữ cái đó. Ví dụ bạn chọn ra ba phụ âm /b/, /s/, and /t/, trẻ sẽ phân loại các hình có ngữ âm đầu tiên rơi vào một trong ba phụ âm đó. (Đừng quên kiểm tra cẩn thận trước khi đưa con phân loại để tránh nhầm lẫn).
    – Những bức hình có thể là các từ: bear, triangle, smile, spoon, sunflower, spinner, sign, train, tree.
    – Nếu con gặp khó khăn, có thể đưa ra gợi ý như “Âm đầu tiên con nghe được trong từ ‘bear’ là gì? Chữ nào sẽ được đọc là /b-/? Là chữ b,s hay t?”
  • Nâng độ khó bằng cách cho trẻ phân loại hình dựa trên âm cuối.  Sau khi trẻ đã có thể dễ dàng nhận biết được âm đầu của từ, bạn có thể thử thách con ở mức độ khó hơn bằng cách chuyển sang âm cuối.

Ví dụ, tìm các hình ảnh có từ bat, frog, run, bag, spot, and corn. Hỏi con những câu tương tự như với âm đầu: “Âm cuối cùng con nghe được trong từ ‘frog’ là gì?”

  • Tập trung vào các nguyên âm và các chữ ghép.  Cuối cùng, với cùng luật chơi, hãy dạy trẻ học cách nhận biết và phân loại các bức tranh dựa trên âm giữa – những nguyên âm hay chữ ghép. Ví dụ, dạy trẻ phân loại các bức tranh dựa trên âm giữa như: chair, cherries, shoe, sheep, thread, three, wheat, whiskers. Một lần nữa, đừng quên dẫn dắt bằng những câu hỏi gợi ý “Âm nằm giữa từ ‘boat’ là gì nhỉ?”

#3. Thay thế chữ cái để tạo thành từ mới

  • Dạy con hiểu khi chúng ta thay một chữ cái, cả từ sẽ thay đổi.  Bạn có thể sử dụng flashcard chứa chữ cái hoặc chữ cái có gắn nam châm, và xếp chúng lên mặt bàn để ghép thành chữ. Ví dụ, “c”, “a” và “t” để tạo thành chữ “cat”.
  • Khuyến khích trẻ đánh vần từ đã chọn.  Bạn có thể đọc từ đó để trẻ nghe và tự mình sắp xếp những chữ cái từ trái qua phải để tạo thành từ đó. Gợi ý cho con khi cần thiết, như: “‘Cat’, ‘car’ và ‘cup’ đều bắt đầu bằng một chữ cái giống nhau. Con có nhớ từ ‘car’ bắt đầu bằng chữ gì không?”

  • Yêu cầu con chọn ra một chữ cái con muốn thay thế để tạo ra từ mới.  Cho con chữ cái khác để tạo thành từ mới. Ví dụ, trong trường hợp từ “cat”, hỏi trẻ xem con có thể thay chữ “c” bằng chữ gì để có được chữ “hat”. Yêu cầu con phải đọc to từ mới.
  • Nâng dần mức độ khó bằng những âm phức tạp hơn.  Ví dụ, yêu cầu con phải tìm chữ nào có thể thay thế chữ “h” trong từ “hat” để có được chữ “chat”. Khuyến khích con đọc to từ mới. Bạn cũng có thể tiếp tục thử thách con bằng cách hỏi con xem làm thế nào để biến từ “chat” thành “chap”.
    – Đừng quên dạy con cả những nguyên âm, như cách biến đổi từ “chap” thành “chop.”
    – Khi con đã dần quen với những từ đơn giản, bạn cũng có thể thử những từ mới dài hơn và phức tạp hơn.

#4. Củng cố Phonics qua việc đọc sách

  • Tìm những cuốn sách thiếu nhi có thể hỗ trợ trẻ học Phonics.  Để củng cố các kỹ năng như trên, cha mẹ nên tìm mua những cuốn sách luyện tập Phonics mà trẻ đã học. Điều này giúp con có thể áp dụng những kiến thức đã học vào việc đọc sách. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cuốn sách xoay quanh từng chủ đề Phonics cụ thể. Phụ huynh có thể dễ dàng tìm thấy những cuốn sách Phonics phù hợp với độ tuổi, trình độ cũng như sở thích của con.
  • Thường xuyên đọc sách cho trẻ.  Cố gắng biến việc đọc sách thành một thói quen thường nhật. Hãy chọn ra một vài cuốn sách Phonics hay ho, và cho phép trẻ được chọn bất kỳ cuốn sách nào con thích, và đọc cho con nghe một cách thật hào hứng. Cố gắng đọc thật diễn cảm, nhấn nhá bằng nhiều giọng nói, sắc thái khác nhau để thêm phần thú vị. Bạn hãy cứ đọc tự nhiên, nhưng cố gắng đọc chậm rãi và rõ ràng hơn bình thường, đặc biệt nhấn mạnh những từ có cách đọc hơi đặc biệt.
    Mẹo nhỏ: Bạn nên chỉ vào từng từ khi đang đọc. Chỉ con cách vừa dùng ngón tay rà theo chữ, vừa cố gắng đọc to hết mức có thể. Điều này sẽ giúp con biết cách phát âm và cố gắng đọc cả những từ mới mà con chưa biết.
    (Bạn có thể tham khảo thêm video từ Tony Ngô, Chủ tịch và Đồng sáng lập của Everest Education, trong một lần đọc sách cho con gái.)
  • Đọc lại những cuốn sách quen thuộc.  Nhiều đứa trẻ cứ thích đọc đi đọc lại một cuốn sách. Dù rằng bạn có thể đã chán ngấy cuốn sách đó rồi, hãy cứ đọc với tất cả sự hào hứng bạn có thể có. Việc đọc một cuốn sách yêu thích nhiều lần không nhất thiết chỉ là để rèn luyện phát âm cho con, mà còn nhằm giữ cho con luôn phấn khích mỗi khi được nghe đọc sách.
  • Đặt ra thật nhiều câu hỏi trong lúc đọc.  Những câu hỏi sẽ giúp trẻ tập trung hơn, đồng thời cũng giúp con cải thiện Phonics. Ví dụ, trong khi đọc, bạn có thể chỉ vào từ “dog” và hỏi: “Con có biết từ này có nghĩa là gì không?”. Nếu con không biết, hãy đưa ra một vài gợi ý như: “Ồ vậy chúng ta thử đọc câu này nhé: ‘Joe walked his …’ – Joe dắt … đi dạo” – “Vậy con nghĩ từ ‘dog’ có thể là gì?”. Mặc dù không trực tiếp dạy trẻ cách phát âm, những câu hỏi như “Con nghĩ tại sao bạn ấy lại làm vậy?” hay “Hmm… con đoán xem tiếp theo chuyện gì sẽ xảy ra?” sẽ có thể giúp trẻ tập trung cũng như kích thích trí tò mò của con hơn.
  • Lắng nghe con đọc sách.  Khi trẻ đã có thể tự đọc sách cho bạn (thay vì bạn phải đọc), cha mẹ nên khuyến khích con đọc và tự mình trở thành một khán giả thật nhiệt tình. Cho con biết bạn đang lắng nghe thật chăm chú và thể hiện sự thích thú bằng cách nói những câu như “Ồ”, “Vậy ư”, “Thật là ngạc nhiên”, hay “Buồn cười quá con nhỉ ?”. Khi con lúng túng trước một từ nào đó, đừng đọc thay con ngay. Thay vào đó, hãy giúp con đánh vần từng từ một: “Được rồi, vậy chữ “P” phát âm là gì nhỉ?” Trường hợp con vẫn không tài nào đọc được từ đó thì hẵng đọc giùm con, để tránh cho con bị nản lòng và bỏ cuộc.

#5. Using apps to teach phonics
Có rất nhiều ứng dụng trên các thiết bị thông minh giúp trẻ học cách phát âm. Một trong số đó là Magic phonics, một chương trình tương tác dạy trẻ học đọc theo phương pháp Phonics. Phụ huynh cũng có thể sử dụng bộ Jenga – viết cách phát âm trên những thanh gỗ, đồng thời kết hợp với các ứng dụng trên Ipad hay máy tính bảng để tạo thành một trò chơi thú vị khuyến khích con học phát âm.

Được xây dựng dựa trên giáo trình của Anh, Magic phonics có rất nhiều cấp độ từ đơn giản đến phức tạp để trẻ làm quen dần. Bạn cũng có thể “nhảy cóc” qua những cấp độ mà con đã biết. Không chỉ là một ứng dụng dạy học tuyệt vời, Magic phonics còn giúp trẻ hào hứng tham gia vào trò chơi mà không nhận ra là bản thân con cũng đang học được nhiều điều nữa.

Tóm lại, nếu bạn đang dạy trẻ học đọc, và đã từng thử qua nhiều phương pháp dạy đọc khác nhau, bạn sẽ thấy Phonics chính là phương pháp hiệu quả nhất. Phonics giúp trẻ cải thiện khả năng đánh vần của mình, nhanh chóng học được nhiều từ mới và dần dần sẽ có thể sớm biết đọc trôi chảy. Ở giai đoạn đầu tiên của quá trình học đọc, cha mẹ có thể tham khảo thêm những trò chơi học tiếng Anh dành cho gia đình để biến giờ học của con trở nên thú vị hơn và nhiều niềm vui hơn.

 

Nếu phụ huynh muốn tìm hiểu thêm về vấn đề hỗ trợ con học tiếng Anh ở nhà, có thể tham khảo thêm một số bài viết nổi bật của chúng tôi, bao gồm Khắc phục 4 vấn đề phổ biến của trẻ khi học đọc tiếng AnhPodcasts giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quảChọn sách nào cho con và nhiều bài viết khác nữa! Bất cứ câu hỏi nào liên quan đến việc dạy học tiếng Anh cho trẻ, quý phụ huynh đừng ngại để lại bình luận bên dưới, đội ngũ giáo viên tiếng Anh của Everest sẽ luôn sẵn lòng trả lời. 

Nguồn tham khảo:
https://parenting.firstcry.com/articles/how-to-teach-phonics-to-kids-at-home-top-7-strategies/https://www.scholastic.com/parents/books-and-reading/reading-resources/developing-reading-skills/teach-phonics-home.html
https://www.wikihow.com/Teach-Children-Phonics
https://bilingualkidspot.com/2018/07/02/how-to-teach-kids-to-read-using-phonics/

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí