Trong khi đọc sách…
Điều chỉnh giọng nói
Những câu chuyện cho trẻ em đa phần đều rất hài hước, dù là câu chuyện Ba chú heo con hay Chú sâu bướm háu đói. Khi đọc trước cuốn sách, hãy thử nghĩ về cách dùng nhiều tông giọng khác nhau để nhập vai vào mỗi nhân vật. Bạn có thể lên giọng hoặc xuống giọng, đọc nhanh hay đọc chậm, hoặc giả vờ thì thầm để câu chuyện thêm sinh động.
Bên cạnh đó, nét mặt khi kể chuyện cũng là yếu tố làm câu chuyện thêm hấp dẫn. Nếu bạn thấy lúng túng về điều này, chỉ cần dùng giọng nói để diễn tả, ví dụ nói từ “sợ” bằng một giọng nói thật “rùng rợn”, hoặc nói từ “hạnh phúc” bằng giọng nói tươi vui. Hãy nhớ rằng, giọng kể tác động rất lớn lên nội dung câu chuyện, có thể biến ông lão cáu kỉnh trong cuốn sách thậm chí còn cáu kỉnh hơn.
Đặt câu hỏi
Một trong những cách để thu hút trẻ tập trung vào cuốn sách là đặt những câu hỏi trong suốt quá trình đọc. Nhờ đó, trẻ sẽ phải tập trung lắng nghe, để ý đến những tình tiết nhỏ trong câu chuyện để tìm kiếm “manh mối”. Đặt câu hỏi khi đọc sách cho trẻ còn có tác dụng hiệu quả trong việc phát triển các kĩ năng đọc hiểu.
Hãy đặt những câu hỏi có thể kích thích trí tò mò của trẻ, ví dụ như khi kể chuyện Ba chú heo con, bạn có thể hỏi, “Ai sẽ mở cửa cho con sói?” hoặc “Nếu là con, con sẽ xây nhà bằng gì?”. Những câu trả lời của trẻ đôi khi sẽ khiến bạn ngạc nhiên bởi sự thông minh và dí dỏm của con. (Bạn có thể đặt một vài câu hỏi ở giữa câu chuyện hoặc gần cuối câu chuyện, tuy nhiên đừng hỏi trẻ quá nhiều để tránh phá vỡ mạch truyện.) The Three Little Pigs, you might ask, “Who will open the door for the big bad wolf?” or “What would you build the house out of?” Her responses may surprise you in witty and clever ways. You should ask just a few questions in the middle of the story, and again in the end. (Too many questions may break up the flow of the story.)
Khuyến khích trẻ suy luận
Chúng ta thường “suy luận” bằng cách dựa vào những gì chúng ta đã biết hoặc những manh mối có được từ câu chuyện. Điều này còn được gọi là “read beyond the lines” (phỏng đoán trước cốt truyện). Suy luận, hay dự đoán, là sử dụng thông tin đã có để đoán trước nội dung cuốn sách. Ví dụ, khi đọc, “Her eyes were red, and her nose was runny,” (Mắt cô ấy đỏ hoe và chực trào nước mũi), chúng ta có thể suy ra rằng “cô ấy” bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Bạn có thể giúp trẻ rèn luyện kĩ năng dự đoán bằng cách vờ đoán trước nội dung câu chuyện, và gợi ý trẻ đoán xem những gì sẽ xảy ra tiếp theo, hỏi con căn cứ vào chi tiết nào mà phỏng đoán như vậy.