Sự khác biệt giữa dạy trẻ đọc và dạy trẻ thích đọc

“Có một sự khác biệt rất lớn giữa việc dạy trẻ đọc và dạy trẻ thích đọc”. Daniel Willingham trình bày trong cuốn sách Raising Kids Who Readcủa mình. Quá trình chuyển tiếp từ khi trẻ được nghe kể chuyện, biết đánh vần từng chữ đến khi tự mình đọc sách là một hành trình dài và có thể phát triển rất nhanh nếu có sự trợ giúp của cha mẹ.  

Đọc sách cho trẻ nghe là một trong những thói quen quan trọng giúp trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ. Thế nhưng, đọc như thế nào mới đúng?

Trong bài viết gần đây, chúng tôi đã chia sẻ 7 bước để giúp trẻ thích đọc và đọc hiệu quả hơn, và giờ đây, chúng ta hãy tiếp tục đi sâu hơn về việc đọc sách cho trẻ như thế nào, kèm một vài mẹo hướng dẫn cha mẹ kết hợp những bài học nhỏ khi đọc sách cho con. Ở Everest Education, đây là những kỹ thuật thường xuyên được giáo viên áp dụng trong quá trình giảng dạy học sinh ở bộ môn Ngữ Văn Anh (English Language Arts system) . Everest mong muốn được chia sẻ những phương pháp này để phụ huynh cũng có thể áp dụng với trẻ ngay tại nhà. Chúng tôi tự tin rằng, với những điều này, cha mẹ có thể biến những giờ đọc sách thành những trải nghiệm đáng quý giúp trẻ vừa có thể nâng cao kỹ năng đọc hiểu, vừa có được thời gian vui vẻ bên cạnh bố mẹ.


Trước khi đọc sách cùng con…

Đọc trước nội dung
Đúng vậy, ngay cả bố mẹ cũng vẫn có bài tập về nhà. Trước khi đọc sách cho trẻ nghe, hãy chắc chắn bạn biết cuốn sách đó nói về điều gì. Nhờ vậy, bạn có thể đoán trước được các câu hỏi hoặc phản ứng của trẻ về cuốn sách, nghĩ ra cách để khiến câu chuyện trở nên thú vị hơn, tìm nhịp điệu, giọng kể phù hợp với tốc độ và tinh thần của cuốn sách. Quan trọng nhất, bạn sẽ biết được lúc nào nên kể, lúc nào nên dừng lại để nhấn mạnh các tình tiết, đưa ra các câu hỏi, giúp con dự đoán cốt truyện.

Đặt ra mục tiêu trước khi đọc
Trước khi kể chuyện, hãy chia sẻ với con mục tiêu của câu chuyện, và cho trẻ “tín hiệu” để biết rằng câu chuyện sẽ được bắt đầu, bằng cách nói: "Bây giờ bố sẽ đọc cho con nghe câu chuyện của Pinocchio, Trong lúc bố đọc, con hãy chú ý xem bạn Pinocchio đã gặp phải chuyện gì, và đã vượt qua nó như thế nào nha.”
Bạn có thể cho con quan sát bìa sách, hỏi con nghĩ gì về tiêu đề của cuốn sách và đoán xem cuốn sách nói về điều gì. Hãy trao đổi với trẻ, xem trẻ biết gì về chủ đề của cuốn sách. Gợi ý bằng một vài tình tiết, nhân vật, nơi chốn diễn ra câu chuyện. Với những em có độ tuổi lớn hơn, một trong những cách “khởi động” hiệu quả nhất là thảo luận với con về thể loại của cuốn sách (tiểu thuyết, truyện tranh, huyền thoại, phiêu lưu, bí ẩn hay khoa học viễn tưởng…)

Trong khi đọc sách…

Điều chỉnh giọng nói
Những câu chuyện cho trẻ em đa phần đều rất hài hước, dù là câu chuyện Ba chú heo con hay Chú sâu bướm háu đói. Khi đọc trước cuốn sách, hãy thử nghĩ về cách dùng nhiều tông giọng khác nhau để nhập vai vào mỗi nhân vật. Bạn có thể lên giọng hoặc xuống giọng, đọc nhanh hay đọc chậm, hoặc giả vờ thì thầm để câu chuyện thêm sinh động.

Bên cạnh đó, nét mặt khi kể chuyện cũng là yếu tố làm câu chuyện thêm hấp dẫn. Nếu bạn thấy lúng túng về điều này, chỉ cần dùng giọng nói để diễn tả, ví dụ nói từ “sợ” bằng một giọng nói thật “rùng rợn”, hoặc nói từ “hạnh phúc” bằng giọng nói tươi vui. Hãy nhớ rằng, giọng kể tác động rất lớn lên nội dung câu chuyện, có thể biến ông lão cáu kỉnh trong cuốn sách thậm chí còn cáu kỉnh hơn.

Đặt câu hỏi
Một trong những cách để thu hút trẻ tập trung vào cuốn sách là đặt những câu hỏi trong suốt quá trình đọc. Nhờ đó, trẻ sẽ phải tập trung lắng nghe, để ý đến những tình tiết nhỏ trong câu chuyện để tìm kiếm “manh mối”. Đặt câu hỏi khi đọc sách cho trẻ còn có tác dụng hiệu quả trong việc phát triển các kĩ năng đọc hiểu.

Hãy đặt những câu hỏi có thể kích thích trí tò mò của trẻ, ví dụ như khi kể chuyện Ba chú heo con, bạn có thể hỏi, “Ai sẽ mở cửa cho con sói?” hoặc “Nếu là con, con sẽ xây nhà bằng gì?”. Những câu trả lời của trẻ đôi khi sẽ khiến bạn ngạc nhiên bởi sự thông minh và dí dỏm của con. (Bạn có thể đặt một vài câu hỏi ở giữa câu chuyện hoặc gần cuối câu chuyện, tuy nhiên đừng hỏi trẻ quá nhiều để tránh phá vỡ mạch truyện.) The Three Little Pigs, you might ask, “Who will open the door for the big bad wolf?” or “What would you build the house out of?” Her responses may surprise you in witty and clever ways. You should ask just a few questions in the middle of the story, and again in the end. (Too many questions may break up the flow of the story.)

Khuyến khích trẻ suy luận
Chúng ta thường “suy luận” bằng cách dựa vào những gì chúng ta đã biết hoặc những manh mối có được từ câu chuyện. Điều này còn được gọi là “read beyond the lines” (phỏng đoán trước cốt truyện). Suy luận, hay dự đoán, là sử dụng thông tin đã có để đoán trước nội dung cuốn sách. Ví dụ, khi đọc, “Her eyes were red, and her nose was runny,” (Mắt cô ấy đỏ hoe và chực trào nước mũi), chúng ta có thể suy ra rằng “cô ấy” bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Bạn có thể giúp trẻ rèn luyện kĩ năng dự đoán bằng cách vờ đoán trước nội dung câu chuyện, và gợi ý trẻ đoán xem những gì sẽ xảy ra tiếp theo, hỏi con căn cứ vào chi tiết nào mà phỏng đoán như vậy.

Bất luận con đoán đúng hay sai, hãy khuyến khích con đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Thay vì chấp nhận hoặc bác bỏ những dự đoán sai của con, bạn có thể trả lời con bằng cách nói: “Ồ, cũng có thể là như thế nhỉ, cùng xem xem tác giả nghĩ như thế nào nhé!” hoặc “Bố thích ý tưởng của con đấy! Làm sao mà con nghĩ ra được điều đó thế?”. Đặt câu hỏi và thảo luận là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng hãy chú ý để không biến việc đọc sách cho trẻ trở thành một bài kiểm tra!

Tạo sự kết nối
Liên hệ câu chuyên với đời sống thực tế của trẻ sẽ khiến em tập trung hơn, hiểu sâu và ghi nhớ lâu hơn.

Khi đọc sách cho trẻ, cố gắng liên hệ những tình tiết trong câu chuyện với đời sống thực tế của chính bạn sau đó khuyến khích trẻ tự liên hệ với trải nghiệm của chính mình. Ví dụ như cuốn sách có đề cập đến những nơi bạn và con đã từng biết, đã từng đi qua, hay nếu nhân vật trong câu chuyện trải qua một cảm xúc nào đó, hỏi trẻ con đã từng cảm thấy như thế chưa. Bạn cũng có thể tìm những cuốn sách có liên quan đến trải nghiệm các nhân của con hoặc có thể khiến con nhớ về những gì con đã đọc, đã được nghe thấy, đã từng trải nghiệm.

Use visual aids
Để khiến câu chuyện thêm sinh động, cha mẹ có thể thử sử dụng hình ảnh hoặc đồ vật minh hoạ. Bạn có thể vẽ lại các cảnh hoặc tình tiết câu chuyện (sequencing cards), hoặc sử dụng đồ vật, mô hình, thú nhồi mô phỏng các nhân vật. Ví dụ như dùng một con sói hoặc con rùa nhồi bông để miêu tả một chi tiết diễn ratrong sách khi kể chuyện cho trẻ. Điều này mang lại cho trẻ niềm vui, kích thích sự sáng tạo và giúp em hứng thú hơn khi đọc sách.

Trẻ còn có thể sử dụng hình ảnh hay các dụng cụ trực quan để tự mình kể lại câu chuyện. Càng nhiều hình ảnh và ví dụ, trẻ càng dễ tiếp thu và nhớ lâu hơn.

Đứng lên và di chuyển!
Trong quá trình đọc sách cho trẻ, cố gắng khuyến khích trẻ đứng dậy và bắt chước những cử động của các nhân vật trong sách. Nếu nhân vật trong sách đang bơi, hãy làm những động tác như đang bơi. Nếu nhân vật đang nhảy như trong Five Little Monkeys Jumping on The Bed (Năm chú khỉ nhảy trên giường), hãy đứng dậy và nhảy! Chúng tôi cá rằng trẻ sẽ rất thích thú. Five Little Monkeys Jumping on The Bed, get up and jump!

Sau khi đọc sách…
Thảo luận về câu chuyện
Ngay sau khi đọc xong, dành một ít thời gian để trẻ suy nghĩ về cuốn sách, sau đó hỏi con thích nhất phần nào của câu chuyện và tại sao. Bạn có thể cùng trẻ ôn lại các diễn biến trong câu chuyện như bối cảnh, nội dung. Hỏi trẻ xem những nhân vật trong sách đã gặp phải chuyện gì và đã vượt qua như thế nào… Hãy đặt câu hỏi để khuyến khích trẻ suy nghĩ tại sao câu chuyện lại diễn biến như vậy, hành động của các nhân vật là đúng hay sai và nếu là con, con có hành động như thế hay không.

Bạn cũng có thể hỏi sâu vào các chi tiết. Sử dụng những câu hỏi dẫn dắt như “Con có nhớ chú sâu bướm đã ăn những gì không?” hoặc “Chuyện gì đã xảy ra với Humpty Dumpty thế?”. Bằng cách đó, bạn sẽ biết được trẻ có thực sự quan tâm và hiểu được câu chuyện hay không.

Đưa việc đọc sách lên một trình độ cao hơn
Hãy để trẻ tự sáng tạo phần sau của câu truyện. Bạn cũng có thể giúp trẻ quay một video giới thiệu về cuốn sách em thích. Bạn chỉ việc bật máy quay, nhắc trẻ giới thiệu tên cuốn sách, tác giả và kể lại câu chuyện. Sau đó, hỏi con về những chi tiết con thích hoặc không thích trong cuốn sách. Nếu con không biết nói gì, bạn có thể gợi ý bằng những câu hỏi như “Con thích chi tiết nào nhất?” hay “Nếu câu chuyện được tiếp tục, các nhân vật sẽ tiếp tục sống như thế nào?”. Điều này không những giúp trẻ tăng cường kĩ năng đọc hiểu, mà con giúp con rèn luyện kỹ năng thuyết trình, trình bày ý tưởng.

Bằng cách dành thời gian đọc sách cho trẻ hằng ngày, cha mẹ có thể giúp trẻ nhìn nhận việc đọc sách như một thói quen rất tích cực, đầy bổ ích và nhiều niềm vui. Thay mặt cho đội ngũ học thuật của Everest Education, chúng tôi hy vọng những mẹo nhỏ trên đây có thể hữu ích đối với Quý phụ huynh.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tham khảo cách dạy con viết như thế nào, hãy dành thời gian tìm hiểu về Tiêu chuẩn 6+1.

Nguồn tham khảo:
https://www.understood.org/en/school-learning/partnering-with-childs-school/instructional-strategies/6-tips-for-helping-your-child-improve-reading-comprehension#slide-4
http://www.readingrockets.org/article/hints-how-read-aloud-group
http://www.friendshipcircle.org/blog/2015/01/05/5-ways-to-make-book-reading-a-sensory-experience-for-your-child-with-special-needs/

Để lại ý kiến

Đăng Ký Học Thử Miễn Phí