Ngưỡng cửa đại học là một trong những bàn đạp quan trọng để chúng ta có cơ hội có những công việc “trong mơ” với mức thu nhập hấp dẫn. Điều này đã được chứng minh phần nào từ những số liệu “biết nói” trong báo cáo mới nhất năm 2020 của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (U.S. Bureau Of Labor Statistics). Thống kê chỉ rõ người có bằng đại học bình quân mỗi tuần có mức thu nhập là 1.305 đô la Mỹ, cao gần gấp đôi so với người chỉ có bằng cấp thấp hơn. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp cũng chỉ chiếm 5,5% so với mức trung bình là 7,1%.
Dù quan trọng là thế, việc lựa chọn một ngôi trường phù hợp để em toàn tâm nỗ lực học tập trong 4 năm tiếp theo quả thật không phải là điều dễ dàng. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, không ít em học sinh băn khoăn liệu thế nào là một trường đại học phù hợp với bản thân. Vậy, làm cách nào để biết trường đại học em đang hướng tới có phù hợp với em hay không? Bài viết này sẽ điểm qua 4 tiêu chí then chốt để giúp em “nhận diện” trường đại học tương lai của mình.
Để Chọn Trường Đại Học Phù Hợp, Hãy Cân Nhắc 4 Yếu Tố Sau
1. Yếu tố học thuật
Hãy tìm hiểu trường đại học đó có ngành học mà em quan tâm hay không và chất lượng giảng dạy có đáp ứng nhu cầu của em hay không. Mặc dù trên website chính thức của trường thường mô tả các chuyên ngành đều “hấp dẫn” như nhau, trên thực tế, thậm chí tại các trường đại học danh tiếng đi nữa cũng khó có thể đáp ứng chất lượng đồng đều cho tất cả các chương trình học sẵn có. Tham khảo trang đánh giá trường đại học uy tín như U.S. News hoặc QS World University Rankinglà một cách để em bước đầu lựa chọn ngôi trường tương lai.
Những cái tên tiềm năng đã xuất hiện! Đây là lúc em cần nghiêm túc đánh giá khả năng được nhận vào trường Đại học đó - yếu tố tiên quyết để xác định trường đại học phù hợp. Em hãy dựa vào điểm trung bình môn học (GPA), điểm thi chuẩn hóa và các kỹ năng học tập khác của bản thân.
Khi danh sách các trường tiềm năng được rút gọn, em có thể mở rộng sang tìm hiểu năng lực và thành tích của các giảng viên, giáo sư của trường Đại học; phong cách giảng dạy của nhà trường và cân nhắc dựa trên phong cách học tập của bản thân (nghiêng về hướng học trên giảng đường hay học thực hành, làm việc nhóm hay bài tập cá nhân, v.v) Và đừng ngần ngại gửi câu hỏi cho trường khi có bất kỳ thắc mắc liên quan đến việc học thuật.
2. Yếu tố tài chính
Chi phí học đại học là một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với phụ huynh và học sinh. Hình ảnh trên được trích từ Khảo sát về Kỳ vọng và Lo âu khi học Đại học 2021 do The Princeton Reviewthực hiện. Theo đó, chi phí học đại học chính là nỗi lo lớn nhất và có đến 63% số người cho rằng mức chi trả khi cho trường đại học vào khoảng 75.000 đô la Mỹ (khoảng hơn 1,7 tỷ đồng) - một con số không hề nhỏ đối với hầu hết các gia đình. Vì vậy, hãy luôn thực tế về tài chính nhưng đừng vội vàng gạch tên trường ra khỏi danh sách chỉ vì học phí quá đắt.
Các trường đại học, cao đẳng hiện nay đều đang nhiều gói hỗ trợ tài chính dựa trên nhu cầu của sinh viên. Đây là cơ hội để giúp em và gia đình giảm nhẹ gánh nặng tài chính. Tìm lời khuyên cũng như hướng dẫn trực tiếp từ cố vấn học tập, trung tâm hỗ trợ sinh viên về các khoản trợ cấp, khoản vay, học bổng và cơ hội vừa học vừa làm ngay tại trường đại học.
Ngoài học phí, em cũng cần tính toán đến sinh hoạt phí, chi phí đi lại, giáo trình, sách vở, đồ dùng, và các khoản phí phục vụ việc học khác.
Yếu tố Văn hóa - một trong những yếu tố rất quan trọng khi chọn trường - lại thường hay bị các em học sinh Việt Nam coi nhẹ. Khi cân nhắc một trường đại học, em đừng quên nghĩ đến các câu hỏi: Khuôn viên trường đại học đó trông như thế nào? Em thích sinh hoạt trong một cộng đồng sinh viên với quy mô lớn hay nhỏ? Yếu tố địa lý của trường có ảnh hưởng đến em không? Và quan trọng hơn, văn hóa cộng đồng tại khuôn viên trường có phù hợp với bản sắc cá nhân của em hay không?
Cô Anh Thư - cố vấn viên của College Compass - người đã có kinh nghiệm dạy và học tại Harvard và Princeton - đã chia sẻ trong podcast Chuyện Du Học rằng các trường đại học quốc gia (National University) thường sẽ có quy mô rộng hơn nhiều so với các trường đại học khai phóng (Liberal Arts) - nơi mà giáo sư ở cộng đồng nhỏ sẽ có mối quan hệ thân thiết với sinh viên hơn.
>> Lắng nghe số podcast của cô Anh Thư cùng Chuyện Du Học tại:
Không chỉ trong phạm vi lớp học, khuôn viên trường cũng là nơi để em phát triển bản thân, xây dựng các mối quan hệ và tạo lợi thế cho những kế hoạch tương lai. Vì vậy, văn hóa cộng đồng tại khuôn viên trường cũng được xem là một trong các yếu tố then chốt để em chọn được trường đại học phù hợp.
Danh sách các trường sẽ được rút ngắn đáng kể khi em đến tham quan và trải nghiệm các trường đại học tiềm năng, trò chuyện cùng các sinh viên, giảng viên ở đó và liên hệ đến sở thích, tính cách, quan điểm cá nhân. Các thông tin khác cũng nên tìm hiểu đó là khu ký túc xá, khu vực quanh trường và các phương tiện giải trí nội khu.
4. Yếu Tố Đáp Ứng Nhu Cầu Phát Triển Nghề Nghiệp Trong Tương Lai
Một trường đại học phù hợp còn là ngôi trường đưa em tiến xa trong hành trình phát triển bản thân và sự nghiệp trong tương lai. Để đạt được điều này, em nên nghiên cứu trước những nguồn tài nguyên học tập hay trung tâm hỗ trợ sinh viên, trung tâm hướng nghiệp và thậm chí là trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần nào đang có sẵn tại trường.
>> Nói đến nguồn tài nguyên dồi dào và các hỗ trợ từ học thuật cho đến sức khỏe tinh thần, Harvard gần như là ngôi trường đi đầu. Lắng nghe Le My Hien, hiện đang theo học tại Harvard danh giá và là cựu học viên của chương trình College Compass chia sẻ về trải nghiệm thực tế trước sự “hào phóng” của Harvard trong podcast Chuyện du học.
Thông tin chính thức về những nguồn lực này của trường đại học dễ dàng được tìm thấy trên trang web chính thức hoặc trong các buổi tư vấn tuyển sinh do các trường đại học tổ chức. Ngoài ra, em cũng có thể tìm hiểu trước các CLB sinh viên, cựu sinh viên, các hội thảo tư vấn hướng nghiệp có đang hoạt động mạnh mẽ và tích cực hay không. Những mối quan hệ được xây dựng tại trường đại học luôn mang lại nhiều lợi ích to lớn về sau.
—
Với tất cả những gợi ý trên, hy vọng rằng em đã có những ý tưởng ban đầu cho công cuộc “nhận diện” trường đại học tương lai của mình. Hành trình du học, dĩ nhiên, sẽ còn rất nhiều chướng ngại vật để em vượt qua. Và với mục tiêu bồi dưỡng cho học viên của mình bộ kỹ năng thiết yếu, tư duy, sự tự tin trong cả hành trình dài từ lựa chọn trường đại học, chuẩn bị hồ sơ du học đến viết luận, tư vấn hoạt động ngoại khóa, các cố vấn từ chương trình College Compass sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy cùng em trưởng thành từng ngày. Đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi để nhận về nhiều lời khuyên đắt giá từ các chuyên gia hàng đầu.
College Compass là chương trình định hướng du học của Everest Education ("E2"), hỗ trợ các bạn học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 ứng tuyển vào các trường đại học danh tiếng thế giới. College Compass được dẫn dắt bởi các cố vấn cao cấp giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp từ Harvard, Stanford, MIT…
Học sinh College Compass đã được nhận vào nhiều trường đại học cạnh tranh hàng đầu thế giới, như Harvard, Stanford, Cornell, Duke, Williams, Amherst… Đồng hành cùng bạn từ bước chọn trường, thi chuẩn hóa, cố vấn hoạt động ngoại khóa, viết luận, nộp học bổng…
Đồng hành cùng bạn từ bước chọn trường, thi chuẩn hóa, cố vấn hoạt động ngoại khóa, viết luận, nộp học bổng… College Compass có những khóa học thiết kế riêng phù hợp với độ tuổi và nhu cầu riêng của mỗi học sinh. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào College Compass với lộ trình toàn diện, giúp bạn vào được trường đại học tốt nhất, phù hợp nhất với sở thích, năng lực, và định hướng tương lai của mình.